Quan hệ Việt Nam - Campuchia nhất định sẽ phát triển lên tầm cao mới, tiếp thêm động lực mới cho hoạt động của Hội Hữu nghị hai nước

NGUYỄN THỊ THANH- Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Trưởng ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia

Nhân dịp kỷ niệm 55 năm Ngày thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Campuchia (24.6.1967 - 24.6.2022) và chào mừng Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia 2022, tiếp theo hai chuyến thăm chính thức Việt Nam của Chủ tịch Quốc hội Vương quốc Campuchia Samdech Heng Samrin (12-14.9.2022) và của Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Say Chhum (24-26.10.2022), Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Quốc hội Việt Nam sang thăm chính thức Vương quốc Campuchia từ ngày 19-22.11.

Quan hệ Việt Nam - Campuchia nhất định sẽ phát triển lên tầm cao mới, tiếp thêm động lực mới cho hoạt động của Hội Hữu nghị hai nước -0
Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Nguyễn Thị Thanh chào xã giao Chủ tịch Thượng viện Vương quốc Campuchia Samdech Say Chhum nhân chuyến thăm chính thức Việt Nam của Đoàn ngày 25.10.2022

Đặc biệt, diễn ra ngay trước thềm Đại hội đồng liên nghị viên ASEAN lần thứ 43 (AIPA-43) do Quốc hội Campuchia đăng cai tổ chức, chuyến thăm chính thức Campuchia lần này của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ càng có ý nghĩa quan trọng, góp phần tích cực thực hiện chủ trương của ta trong việc phát triển quan hệ với các nước láng giềng, các nước ASEAN. Trong đó, dành ưu tiên cho việc phát triển và làm sâu sắc hơn mối quan hệ: "láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài” với Campuchia, tiếp tục đưa quan hệ giữa hai nước đi vào giai đoạn mới trên cơ sở bình đẳng, cùng có lợi, hợp tác hiệu quả, tôn trọng lợi ích của nhau.

Đưa quan hệ giữa Quốc hội hai nước tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền chặt hơn nữa

Chuyến thăm cũng là một trong những hoạt động đối ngoại quan trọng của Quốc hội Việt Nam trong năm 2022. Với thành công của chuyến thăm thông qua cuộc hội đàm, hội kiến quan trọng, đạt sự thống nhất cao giữa Chủ tịch Quốc hội Việt Nam với các nhà lãnh đạo cấp cao Campuchia, tin tưởng chắc chắn rằng, quan hệ đoàn kết, hữu nghị và hợp tác truyền thống giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội, Thượng viện Vương quốc Campuchia tiếp tục phát triển mạnh mẽ, bền chặt hơn trong thời gian tới, góp phần quan trọng đưa quan hệ hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia phát triển lên tầm cao mới.

Sự gần gũi về địa lý, cùng với sự tương đồng về lịch sử, văn hóa đã gắn kết hai dân tộc Việt Nam và Campuchia trong cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc, xây dựng và phát triển của mỗi nước. Nhìn lại chặng đường lịch sử 55 năm qua, kể từ khi hai nước Việt Nam và Campuchia chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, cho dù có những bước thăng trầm lịch sử, nhưng chúng ta rất vui mừng và tự hào về mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và sự hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia đã vượt lên những khó khăn, thử thách và không ngừng được củng cố và tăng cường trên tất cả các lĩnh vực, trở thành nhân tố quan trọng góp phần bảo vệ vững chắc những thành quả, giữ vững ổn định chính trị, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quốc phòng, an ninh và nâng cao vị thế quốc tế của mỗi nước; đồng thời, đóng góp tích cực cho hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực và trên thế giới. 

Trên đà phát triển mạnh mẽ, toàn diện, ngày càng sâu rộng, thiết thực và hiệu quả của quan hệ Việt Nam - Campuchia theo phương châm "Láng giềng tốt đẹp, hữu nghị truyền thống, hợp tác toàn diện, bền vững lâu dài", Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia với vai trò là nhịp cầu nối tình hữu nghị giữa nhân dân hai nước đã có nhiều đóng góp tích cực vào việc tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau giữa các tầng lớp nhân dân hai nước, nhất là giữa nhân dân hai nước vùng biên giới và giữa thanh thiếu niên, học sinh, sinh viên hai nước.

Nhịp cầu nối tình hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và Campuchia

Với nhận thức sâu sắc về trách nhiệm của mình trong việc góp phần vun đắp tình đoàn kết, hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia, ngay sau Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V của Hội (tháng 11.2021), Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia đã chủ trì phối hợp với Liên hiệp Các tổ chức hữu nghị Việt Nam, Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam cùng các tổ chức nhân dân hai nước xây dựng kế hoạch tổng thể và tổ chức triển khai thực hiện nhiều hoạt động đa dạng, phong phú, thiết thực, có ý nghĩa sâu sắc chào mừng Năm Hữu nghị Việt Nam - Campuchia, Campuchia - Việt Nam 2022. Nổi bật nhất là chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia của Đoàn đại biểu cấp cao Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia do Chủ tịch Hội dẫn đầu (tháng 8.2022) và sự kiện đồng tổ chức Cuộc gặp gỡ hữu nghị và hợp tác Nhân dân hai nước Việt Nam - Campuchia lần thứ V (5- 8.11.2022) tại hai tỉnh Bình Phước và Đắk Nông. 

Quan hệ Việt Nam - Campuchia nhất định sẽ phát triển lên tầm cao mới, tiếp thêm động lực mới cho hoạt động của Hội Hữu nghị hai nước -0
Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Nguyễn Thị Thanh tại Lễ ký biên bản ghi nhớ thúc đẩy quan hệ hợp tác và đối tác giữa Quốc hội hai nước của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và Chủ tịch Quốc hội Heng Samrin. Ảnh: Doãn Tấn

Thông qua các hoạt động này, các hội viên và nhân dân hai nước, nhất là thế hệ trẻ nhận thức đầy đủ hơn, sâu sắc hơn về truyền thống đoàn kết, hữu nghị và hợp tác, giúp đỡ lẫn nhau giữa nhân dân hai nước qua các thời kỳ, đồng thời thấy rõ hơn trách nhiệm và sự cần thiết phải giữ gìn, bảo vệ và không ngừng vun đắp mối quan hệ truyền thống quý báu này trong giai đoạn mới, vì lợi ích tối cao của nhân dân hai nước và góp phần duy trì, bảo vệ  hòa bình, ổn định, hợp tác và cùng phát triển ở khu vực và trên thế giới.

Nhằm góp phần làm sâu sắc hơn quan hệ đoàn kết, hữu nghị truyền thống và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia, trong chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia, Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia và Chủ tịch Hội Hữu nghị Campuchia - Việt Nam đã trao đổi, thống nhất ký Bản ghi nhớ (MOU) về phối hợp hoạt động giữa hai Hội giai đoạn 2022 - 2027. Trong đó nhấn mạnh sự phối hợp giữa hai Hội trong các hoạt động chủ yếu.

Thứ nhất, đẩy mạnh công tác tuyên truyền truyền, giáo dục cho hội viên và các tầng lớp nhân dân mỗi nước về truyền thống đoàn kết hữu nghị và hợp tác toàn diện Việt Nam - Campuchia; chủ động đấu tranh chống những luận điệu tuyên truyền, xuyên tạc nhằm chia rẽ mối quan hệ hữu nghị truyền thống giữa nhân dân hai nước của các thế lực thù địch.

Thứ hai, cung cấp thông tin cho chính quyền địa phương và các cơ quan chức năng của hai nước trong công tác tìm kiếm, quy tập, hồi hương hài cốt liệt sỹ chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam hy sinh qua các thời kỳ chiến tranh tại chiến trường Campuchia; quản lý, trùng tu, tôn tạo và sử dụng các tượng đài hữu nghị Việt Nam - Campuchia tại Campuchia.

Quan hệ Việt Nam - Campuchia nhất định sẽ phát triển lên tầm cao mới, tiếp thêm động lực mới cho hoạt động của Hội Hữu nghị hai nước -0
Chủ tịch Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia Nguyễn Thị Thanh tại cuộc gặp giữa Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ với Chủ tịch Hạ viện Morocco Rachid Talbi El Alami. Ảnh: Doãn Tấn

Thứ ba, tăng cường trao đổi đoàn, tổ chức gặp gỡ hữu nghị, giao lưu văn hóa và các hoạt động cộng đồng trong công tác xóa đói, giảm nghèo, khắc phục hậu quả thiên tai, dịch bệnh, nhất là tại các huyện, xã có chung đường biên giới.

Thứ tư, tiếp tục đẩy mạnh Chương trình Ươm mầm Hữu nghị, giúp đỡ lưu học sinh Campuchia đang học tập tại Việt Nam.

Thứ năm, tăng cường sự hiểu biết lẫn nhau và tình hữu nghị của các nhà lãnh đạo trẻ của hai nước thông qua việc thiết lập các chương trình đào tạo lãnh đạo trong khuôn khổ hợp tác Việt Nam - Campuchia và liên kết thành lập các khóa đào tạo nghề cho thanh niên các tỉnh biên giới.

Thứ sáu, đẩy mạnh các hoạt động thúc đẩy hợp tác kinh tế, thương mại, đầu tư giữa hai nước, nhất là giữa các địa phương hai bên biên giới, giữa TP. Hồ Chí Minh và Thủ đô Phnom Penh; tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp của hai nước mở rộng hợp tác đầu tư, kinh doanh ở mỗi nước ngày càng thiết thực, hiệu quả.

Hội Hữu nghị Việt Nam - Campuchia tin tưởng vững chắc rằng, với sự thành công của các chuyến thăm cấp cao giữa hai nước vừa qua, trong đó có chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, quan hệ Việt Nam - Campuchia nhất định sẽ phát triển lên tầm cao mới, tiếp thêm động lực mới, giúp hai Hội Hữu nghị của hai nước triển khai thực hiện có hiệu quả thỏa thuận hợp tác đã ký kết.

Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định cứng các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết

Thảo luận tại Tổ 16 chiều 22.11, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH các tỉnh Hà Tĩnh, Cà Mau, Lâm Đồng và Lai Châu cho rằng, không nên quy định cứng nhắc các phiên chất vấn phải ban hành nghị quyết, mà nên quy định theo hướng mở: Trong trường hợp cần thiết, Thường trực HĐND trình HĐND ban hành nghị quyết về hoạt động chất vấn sẽ khả thi hơn.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 22.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á, hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet, hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen. Ngày làm việc thứ 23, Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh: Với những mặt hàng không có lợi hoàn toàn và cần thay đổi hành vi thì phải đánh thuế thật cao

Dự án Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt là hai dự luật có ý nghĩa vô cùng quan trọng liên quan đến nguồn thu chủ yếu cho ngân sách nhà nước là thuế. Thuế là một trong những nghĩa vụ rất cơ bản của doanh nghiệp và người dân theo quy định pháp luật về thuế.

toàn cảnh phiên thảo luận tổ 3
Thời sự Quốc hội

Quy định rõ thời hạn cơ quan, tổ chức, cá nhân phải trả lời các kiến nghị giám sát

Chiều 22.11, thảo luận tại tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi), có đại biểu đề nghị, dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND cần quy định rõ thời hạn các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan phải trả lời các kiến nghị giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban, các Đoàn ĐBQH và các ĐBQH.

Toàn cảnh phiên họp tổ 15. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Tiếp tục nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội

Tham gia thảo luận tại tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) chiều nay, 22.11, các đại biểu thống nhất việc sửa đổi, bổ sung Luật hoạt Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là rất cần thiết, nhằm nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát, đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong giai đoạn mới.

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội
Thời sự Quốc hội

Không nên quy định "cứng" số lượng ĐBQH tham gia đoàn giám sát của Đoàn đại biểu Quốc hội

Góp ý với dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, nhiều đại biểu đề xuất không nên quy định "cứng" số lượng đại biểu Quốc hội (ĐBQH) tham gia Đoàn giám sát của Đoàn ĐBQH để phù hợp với thực tiễn, tạo thuận lợi trong quá trình tổ chức thực hiện. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 chiều 22.11
Chính trị

Tăng quyền chủ động của đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát

Thảo luận tại Tổ 2 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần tăng cường vai trò, quyền hạn của các ĐBQH và đại biểu HĐND trong hoạt động giám sát, bảo đảm sự chủ động trong tiến hành giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Đổi mới tư duy xây dựng pháp luật vừa là mục tiêu vừa là yêu cầu bắt buộc

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân tại phiên thảo luận tổ chiều nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, chuyển thời điểm xem xét các báo cáo thường niên từ kỳ họp cuối năm sang kỳ họp đầu năm là phù hợp, nhằm cung cấp số liệu đầy đủ hơn. Đây cũng là điểm mới rất lớn, căn bản của dự thảo Luật lần này.

Thảo luận tại Tổ 5 về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc cho phép hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng một số tiêu chuẩn

Chiều 22.11, tiếp tục chương trình Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật. Tại tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), các đại biểu cho rằng, do cạnh tranh bằng tiêu chuẩn chất lượng, dịch vụ là biện pháp cạnh tranh khôn khoan nhất, nên cần cân nhắc bổ sung quy định giao hội, hiệp hội ngành nghề được trực tiếp xây dựng, ban hành một số tiêu chuẩn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia, Chủ tịch Thượng viện Campuchia Hun Sen

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP 12), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP 11), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Chủ tịch Đảng Nhân dân Campuchia (CPP), Chủ tịch Thượng viện Campuchia Samdech Techo Hun Sen.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Campuchia

Chiều nay, 22.11, tại Thủ đô Phnom Penh, trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức Vương quốc Campuchia và tham dự Hội nghị toàn thể lần thứ 12 của Hội nghị quốc tế các đảng chính trị châu Á (ICAPP), Phiên họp lần thứ 11 của Nghị viện Quốc tế vì Bao dung và Hòa bình (IPTP), Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã hội kiến Thủ tướng Chính phủ Hoàng gia Campuchia Samdech Hun Manet.

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát
Thời sự Quốc hội

Nâng cao chất lượng, hiệu lực, hiệu quả hoạt động giám sát

Chiều 22.11, các đại biểu Tổ 18 (Đoàn đại biểu Quốc hội các tỉnh Thanh Hóa, Trà Vinh, Hà Nam) đã thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật.

ĐBQH Trần Nhật Minh (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Cân nhắc không quy định thu thuế với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi) sáng nay, nhiều đại biểu đề nghị cân nhắc quy định thu thuế tiêu thụ đặc biệt đối với điều hòa nhiệt độ công suất từ 90.000 BTU trở xuống. Bởi lẽ, cùng với sự phát triển của xã hội, điều hòa nhiệt độ đang trở thành nhu cầu thiết yếu trong công việc cũng như cuộc sống của người dân. Đây không còn là mặt hàng xa xỉ như trước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại phiên họp tổ
Thời sự Quốc hội

Cần lộ trình đánh thuế tiêu thụ đặc biệt với nước giải khát có đường

Sáng 22.11, thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn), Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, với nhiều nước trên thế giới, thuế tiêu thụ đặc biệt thường hướng tới các sản phẩm hàng hóa có hại cho sức khỏe, môi trường hoặc các mặt hàng xa xỉ. Việt Nam cũng đang theo xu hướng chung của thế giới. Tuy nhiên, cần làm rõ, đánh giá kỹ lưỡng hơn và có lộ trình phù hợp, bởi có những sản phẩm vừa đóng góp thu ngân sách vừa phục vụ nhu cầu chính đáng con người.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại buổi thảo luận Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 22.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi) và dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) là 2 dự luật rất quan trọng. Việc sửa đổi phải bảo đảm công bằng và thỏa đáng với các đối tượng nộp thuế, kể cả tổ chức, cá nhân, doanh nghiệp, đối tượng là người nước ngoài, tổ chức thương mại trong nước hay nước ngoài... nhưng cũng phải phù hợp với các thông lệ quốc tế.

Thảo luận tổ 15 sáng 22.11. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Xem xét tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá

Thảo luận tại Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Yên Bái, Quảng Trị, Bình Thuận, Bình Phước) sáng 22.11 về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH đề nghị, cần tăng mạnh thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá; đồng thời xem xét, nghiên cứu, bổ sung đối tượng chịu thuế là thuốc lá điện tử.

Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi)
Thời sự Quốc hội

Cần có lộ trình tăng thuế phù hợp, tránh ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp

Thảo luận tại Tổ 5 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang) về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) sáng nay, 22.11, các đại biểu đề nghị, cơ quan chủ trì soạn thảo cân nhắc đưa ra lộ trình tăng thuế tiêu thụ đặc biệt phù hợp trong 3 - 5 năm tới với một số mặt hàng đặc thù, tránh gây ảnh hưởng lớn đến doanh nghiệp.