Thành phố Cần Thơ

Quận Bình Thủy đẩy mạnh chuyển đổi số

Là địa phương tiên phong của TP. Cần Thơ trong công tác chuyển đổi số, một trong những mục tiêu mà quận Bình Thủy đề ra là giúp cho nhiều người dân ngày càng thấu hiểu vai trò, ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số và tự giác tham gia vào quá trình này. Từ đó, tạo bước ngoặt quan trọng để hướng đến xây dựng xã hội số, kinh tế số, chính quyền số.

Từ Chương trình số 02 đến Kế hoạch số 20

Cuối tháng 5.2023, quận Bình Thủy, TP. Cần Thơ bắt đầu triển khai Chương trình số 02/CTr-UBND của UBND quận về việc truyền thông hướng dẫn cài đặt ứng dụng Can Tho Smart (Chương trình truyền thông số 02). Chương trình nhằm đẩy mạnh tuyên truyền các ứng dụng thành phố phát triển, hướng dẫn tạo tài khoản và nộp hồ sơ trực tuyến qua cổng dịch vụ công, trong giao dịch hành chính, giao dịch thanh toán không dùng tiền mặt đến người dân, góp phần thúc đẩy chuyển đổi số trên địa bàn quận.

Sau hơn 1 năm thực hiện, cùng với việc truyền tải hàng trăm tin, bài về ý nghĩa, tầm quan trọng của chuyển đổi số trên hệ thống truyền thanh cơ sở, các phường trên địa bàn quận còn lồng ghép thông tin về chương trình trong các cuộc sinh hoạt chi bộ, sinh hoạt của các tổ chức chính trị - xã hội, qua mạng xã hội Zalo, Facebook… Quận còn kết nối với 3 doanh nghiệp viễn thông là VNPT, Mobifone và Viettel truyền thông, hướng dẫn người dân cài đặt, sử dụng ứng dụng Can Tho Smart để thanh toán không dùng tiền mặt; cài đặt định danh điện tử VNeID, tạo tài khoản giao dịch Cổng dịch vụ công Quốc gia, dịch vụ công TP. Cần Thơ để tiết kiệm thời gian, chi phí trong quá trình giao dịch hành chính.

Áp dụng chuyển đổi số giúp việc thực hiện các TTHC nhanh chóng, thuận lợi hơn
Áp dụng chuyển đổi số giúp việc thực hiện các TTHC nhanh chóng, thuận lợi hơn 

Để triển khai thực hiện tốt Chương trình truyền thông số 02, nhiều phường đã huy động Tổ công nghệ số cộng đồng phường, khu vực, tổ dân phố, lực lượng Đoàn Thanh niên, các Hội: Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh... cùng vào cuộc. Sau 3 tháng triển khai chương trình, gần 90% số hộ dân trong quận đã được truyền thông cài đặt ứng dụng Can Tho Smart; gần 3.000 người được hỗ trợ cài đặt ứng dụng thanh toán không dùng tiền mặt. Song song đó, quận thiết lập mới 98 điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt, nâng tổng số điểm chấp nhận thanh toán không dùng tiền mặt toàn quận lên 602 điểm.

Trong nỗ lực đẩy mạnh chuyển đổi số, cuối tháng 3.2024, UBND quận Bình Thủy tiếp tục triển khai Kế hoạch số 20/KH-UBND về truyền thông ứng dụng nền tảng Công dân số Cần Thơ và chữ ký số cá nhân công cộng trên địa bàn quận (Kế hoạch truyền thông số 20). Kế hoạch này nhằm đẩy mạnh truyền thông nâng cao nhận thức về sự tiện lợi của ứng Can Tho Smart trên điện thoại thông minh và chữ ký số cá nhân công cộng trong quá trình giao dịch hành chính, thương mại điện tử, các giao dịch cần xác thực thông tin của chủ thể.

Một trong những mục tiêu được đề ra trong Kế hoạch truyền thông số 20 là 100% cán bộ, công chức, viên chức sử dụng chữ ký số cá nhân công cộng trong giao dịch hành chính tại cổng dịch vụ công trực tuyến; phát động trong đoàn viên, hội viên các cấp tham gia sử dụng chữ ký số cá nhân công cộng được triển khai trên các nhóm Zalo của Tổ công nghệ số cộng đồng để kịp thời nắm bắt thông tin và hỗ trợ cho người dân trong sử dụng dịch vụ số. Đến cuối tháng 6.2024, quận đã hỗ trợ đăng ký sử dụng chữ ký số cá nhân từ xa cho hơn 300 cán bộ là đoàn viên Đoàn Thanh niên, hội viên các Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh và Tổ công nghệ số cộng đồng ở các khu vực, các phường trên địa bàn.

Hướng đến chuyển đổi số toàn diện

Để nâng cao hiệu quả công tác CCHC, trong thời gian qua, quận Bình Thủy đã chú trọng gắn kết công tác này với các chương trình, kế hoạch Đoàn Thanh niên, Hội Phụ nữ, Nông dân, Cựu chiến binh. Riêng 6 tháng đầu năm 2024, quận đã thực hiện số hóa kết quả giải quyết TTHC 9.038 hồ sơ ở 31 loại kết quả giải quyết TTHC được TP. Cần Thơ cấu hình trên hệ thống kho dữ liệu số hóa. Ngoài ra, hiện có 99,35% số văn bản ở các đơn vị cấp quận, 99% ở các đơn vị cấp phường được trao đổi dưới dạng điện tử; tỷ lệ hồ sơ giải quyết bằng hình thức trực tuyến thuộc thẩm quyền của UBND quận đạt 89,99% ở 40 thủ tục.

Trong lĩnh vực kinh tế, đã có 100% doanh nghiệp trên địa bàn quận thực hiện hóa đơn điện tử, thanh toán không dùng tiền mặt với tất cả các giao dịch trong hoạt động sản xuất, kinh doanh. Các chợ như An Thới, Bình Thủy, Trà An, Sang Trắng đã triển khai thực hiện các hoạt động thanh toán không dùng tiền mặt và được thanh toán thông qua các phương thức thanh toán điện tử trên các thiết bị di động. Trong lĩnh vực y tế, 8/8 trạm y tế phường trên địa bàn quận đã xây dựng và ứng dụng các phần mềm trong công tác quản lý khám chữa bệnh với đầy đủ các chức năng theo quy định của Bộ Y tế. Trung tâm Y tế quận đang hoàn thiện việc xây dựng hồ sơ sức khỏe điện tử, với tỷ lệ người dân có hồ sơ sức khỏe điện tử đạt 90%; đã triển khai thanh toán điện tử không dùng tiền mặt và khám, chữa bệnh trên cơ sở tích hợp căn cước công dân gắn chip, tạo nhiều thuận lợi cho người dân khi có nhu cầu khám, chữa bệnh.

Phó Trưởng Phòng Văn hóa và Thông tin quận Bình Thủy Hồ Thị Thẩm Thúy Hằng cho biết: từ nay đến cuối năm 2024, quận sẽ đẩy mạnh số hóa hồ sơ kết quả giải quyết TTHC còn hiệu lực; tăng cường hướng dẫn, tuyên truyền về sử dụng dịch vụ công trực tuyến. Bên cạnh đó, tiếp tục hướng dẫn, hỗ trợ các ngành, các địa phương thực hiện đúng các công trình, phần việc trong kế hoạch chuyển đổi số năm 2024; lựa chọn phương án triển khai Trung tâm điều hành thông minh của quận và hoàn thiện hồ sơ đầu tư, trang bị hệ thống truyền thanh thông minh. Đồng thời, áp dụng biên lai điện tử trong thu phí, lệ phí khi giải quyết thủ tục hành chính trên hệ thống giải quyết TTHC của thành phố, tạo thuận lợi cho tổ chức, cá nhân trong việc thực hiện dịch vụ công trực tuyến.

Địa phương

Hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy phát triển thương mại điện tử
Địa phương

Hoàn thiện khung pháp lý thúc đẩy phát triển thương mại điện tử

Với sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Bộ Công Thương, các cấp ủy Đảng, UBND thành phố Hà Nội đã chỉ đạo các sở, ban, ngành, đơn vị liên quan tập trung triển khai đầy đủ, có trọng tâm, trọng điểm các nhiệm vụ về công tác quản lý và phát triển thương mại điện tử trên địa bàn TP. Hà Nội.

Lãnh đạo TP Hạ Long kiểm tra tiến độ Dự án đường nối từ TL342 đến QL279 qua trung tâm xã Sơn Dương.
Trên đường phát triển

Nỗ lực của Hạ Long

Là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do bão số 3 gây ra, cùng với thần tốc khắc phục hậu quả sau bão, TP. Hạ Long cũng tập trung triển khai các giải pháp quyết tâm, quyết liệt cao độ hơn trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khôi phục nhanh chuỗi sản xuất - cung ứng, kịp thời gỡ khó cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, tăng thu ngân sách, đưa hoạt động tham quan vịnh Hạ Long trở lại…

Du khách Ấn Độ chụp ảnh check-in tại cảng tàu khách trước khi lên tàu tham quan Vịnh Hạ Long.
Trên đường phát triển

Hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu du khách

Quý IV.2024, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đón 3.361.000 lượt du khách; qua đó, hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch (khách quốc tế 3,5 triệu lượt) cả năm. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh tổ chức các chương trình, sự kiện, khai thác các sản phẩm du lịch mới đã đề ra từ đầu năm, giải pháp trọng tâm được ngành du lịch tỉnh xác định là tập trung triển khai quảng bá, xúc tiến, kết nối để thu hút du khách đến với địa bàn.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm, động viên các doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất sau bão số 3
Trên đường phát triển

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ khắc phục, tái thiết sau thiên tai

Hơn 1 tháng kể từ khi bão số 3 càn quét qua địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện khối lượng công việc rất lớn để khắc phục thiệt hại; đặc biệt, là thống kê, kiểm đếm, lập hồ sơ thiệt hại theo quy định; dọn dẹp, tận thu tài sản; sửa chữa công trình, thiết bị… nhằm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Quang cảnh Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng)
Hoạt động chính quyền

Đánh giá trung thực làm cơ sở đề ra chỉ tiêu sát thực tế

Để bảo đảm hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ năm 2024; tích cực chuẩn bị các điều kiện tổ chức đại hội Đảng bộ các cấp, tiến tới Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Gia Lai lần thứ XVII, nhiệm kỳ 2025 - 2030, cần tăng cường làm việc, trao đổi trực tiếp để nâng cao hiệu quả công tác lãnh đạo, chỉ đạo; đánh giá thẳng thắn, trung thực việc thực hiện nghị quyết đại hội Đảng bộ các cấp, Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI (nhiệm kỳ 2020 - 2025), làm cơ sở đề ra chỉ tiêu nhiệm kỳ 2025 - 2030 sát tình hình của đơn vị, địa phương...

Cùng với tăng trưởng GRDP hai con số, tỉnh Quảng Ninh cũng đặt mục tiêu số thu NSNN không thấp hơn 55.600 tỷ đồng trong năm 2024
Trên đường phát triển

Kiên định mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số

8 tháng năm 2024, về cơ bản, các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển của tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai, thực hiện đạt kế hoạch, kịch bản đề ra. Tuy nhiên, đầu tháng 9 vừa qua, bão số 3 càn quét qua địa bàn đã để lại những thiệt hại nặng nề, tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân. Mặc dù vậy, bằng tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, tỉnh đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp quyết liệt, linh hoạt để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đề ra của cả năm, trong đó, có mục tiêu giữ vững tăng trưởng hai con số.

Dự án hỗ trợ cho 390 hộ dân khó khăn và 11 trường học trên địa bàn 4 xã thuộc huyện U Minh với số tiền 1,8 tỉ đồng
Trên đường phát triển

Hỗ trợ người dân U Minh trước thiệt hại của hạn hán năm 2024

Trước những thiệt hại do hạn hán năm 2024, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức Save the Children International - Văn phòng đại diện tại Việt Nam (Tổ chức Cứu trợ Trẻ em) đã triển khai Dự án cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt cho hộ gia đình khó khăn và trường học bị ảnh hưởng sau hạn hán năm 2024 tại huyện U Minh

Khó khăn giao đất, giao rừng gắn với sinh kế và phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Khó khăn giao đất, giao rừng gắn với sinh kế và phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Giao đất, giao rừng, bảo vệ và phát triển rừng gắn với việc tạo sinh kế ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao đời sống cộng đồng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, quá trình triển khai chính sách này tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, vẫn đang gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả chưa đạt được như mong đợi.

Đoàn công tác tỉnh chụp hình lưu niệm cùng Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản
Địa phương

Lãnh đạo tỉnh Long An chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản

Vừa qua, trong khuôn khổ chuyến công tác xúc tiến đầu tư và lao động tỉnh Long An năm 2024 tại các địa phương Nhật Bản, Đoàn công tác tỉnh Long An do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Phạm Tấn Hòa làm trưởng đoàn đã đến chào xã giao Thống đốc tỉnh Ibaraki, Nhật Bản. Tiếp đoàn có Thống đốc Kazuhiko Oigawa và các thành viên tỉnh Ibaraki.