“Quà tặng của nhân gian”: Gìn giữ tinh hoa đất nghề

Từ ngày 2 - 5.1, tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” với sự tham gia của nghệ sĩ, nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước.

Sáng 2.1, Trung tâm Hoạt động văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám giới thiệu không gian sáng tạo với sự tham gia trình diễn của nhiều nghệ nhân các làng nghề thủ công truyền thống tại sân Thái Học. Hoạt động thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước.

Chương trình tạo cơ hội cho nghệ nhân đến từ các làng nghề trong cả nước giới thiệu các sáng tạo độc đáo của họ nhân dịp đầu năm mới 2025.

Giám đốc Trung tâm Văn hóa khoa học Văn Miếu - Quốc Tử Giám Lê Xuân Kiêu cho biết, chương trình “Quà tặng của nhân gian” quy tụ 12 nghệ nhân của 7 làng nghề đến từ nhiều nơi như: Hòa Bình, Tây Nguyên, Thái Bình…

“Chúng tôi mong muốn tạo không gian sáng tạo văn hóa giới thiệu tinh hoa làng nghề của không chỉ Hà Nội mà còn của các làng nghề cả nước. Các nghệ nhân sẽ thao tác thủ công, trình diễn nhạc cụ dân tộc để quảng bá, giới thiệu những nét tinh hoa văn hoá của dân tộc mình tới du khách trong và ngoài nước. Đây là hoạt động văn hóa đa màu sắc mở đầu năm mới của Văn Miếu - Quốc Tử Giám, hướng tới tổ chức thường niên vào đầu năm mới với mục đích kết nối tinh hoa văn hóa Việt Nam, mở ra không gian trải nghiệm sáng tạo, đậm bản sắc dân tộc tại đây”, ông Lê Xuân Kiêu chia sẻ.

1.jpg
Nghệ nhân Đỗ Văn Tấn, xóm 2 Kim Chính, Kim Sơn, Ninh Bình giới thiệu và trình diễn nghề truyền thống đan nón cói

Tham gia chương trình, nghệ nhân Đỗ Văn Tấn, làng cói Kim Sơn, Ninh Bình, giới thiệu nhiều sản phẩm sinh động từ cói và nghệ thuật làm cói đặc biệt của người dân nơi đây với truyền thống 200 năm tuổi.

Theo nghệ nhân Đỗ Văn Tấn, nghề làm cói Kim Sơn phát triển mạnh và khẳng định vị thế vào đầu thế kỷ XX, khi nghề này trở thành một trong những nguồn thu nhập chính của người dân. Những người thợ lành nghề ở Kim Sơn không chỉ chú trọng cải tiến mẫu mã, mà còn không ngừng học hỏi và đổi mới quy trình sản xuất để nâng cao chất lượng sản phẩm. Các sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh tế, không chỉ đa dạng về chủng loại mà còn mang đậm dấu ấn văn hóa và giá trị nghệ thuật truyền thống.

"Chiếu cói là sản phẩm tiêu biểu và lâu đời nhất của làng nghề. Ngoài ra, có các sản phẩm đồ trang trí gia dụng như giỏ đựng, khay, nón, và các đồ trang trí khác đều được làm tỉ mỉ, thể hiện sự khéo léo và sáng tạo của người thợ. Những sản phẩm này không chỉ làm đẹp cho không gian sống mà còn mang đến cảm giác gần gũi với thiên nhiên, giúp kết nối con người với văn hóa dân gian qua từng sản phẩm mộc mạc", nghệ nhân Đỗ Văn Tấn cho hay.

3.jpg
Nghệ nhân Nguyễn Đình Đại, hơn 70 tuổi, giới thiệu nghề dệt truyền thống

Tại chương trình, người dân và du khách còn được gặp gỡ, giao lưu và xem nghệ nhân Nguyễn Đình Đại (Nam Cao, Kiến Xương, Thái Bình) thao tác nghề dệt đũi. Nghề kéo đũi, dệt cửi tại xã Nam Cao có từ năm 1584.

"Trải qua hơn 400 năm từ khi hình thành, người dân làng Nam Cao vẫn kiên định gìn giữ tinh hoa đất nghề của cha ông để lại. Đũi được dệt thủ công bằng tơ tằm có những đặc tính riêng, độc đáo, mùa hè mát mẻ, mùa đông ấm áp, mềm mại nhưng bền, dễ tẩy trắng, nhuộm màu, giặt sạch và mau khô… phù hợp với điều kiện tự nhiên và sở thích người tiêu dùng ở nhiều nước trên thế giới nên được các bạn hàng trong và ngoài nước ưa chuộng", nghệ nhân Nguyễn Đình Đại vui vẻ cho biết.

2.jpg
Hoạt động thu hút khá đông du khách trong và ngoài nước
4.jpg
NNƯT A Brol Vẻ, xã Đắk Dục, Ngọc Hồi, Kon Tum, biểu diễn khèn của người Giẻ Triêng

NNƯT A Brol Vẻ có khả năng chế tác và sử dụng thành thạo 12 loại nhạc cụ của dân tộc Gié Triêng. Ông được mệnh danh đã mang âm thanh núi rừng vào âm nhạc Tây Nguyên. "Với chúng tôi, âm thanh của các nhạc cụ là món ăn tinh thần không thể thiếu trong cuộc sống của cộng đồng các dân tộc Tây Nguyên qua bao thế hệ. Chúng tôi sẽ gắng gìn giữ và trao truyền nghề cho các thế hệ mai sau", NNƯT A Brol Vẻ nói.

Ngoài ra trong chương trình cũng giới thiệu nghề dệt tơ lụa Bảo Lộc, Lâm Đồng; thổ cẩm zèng là loại hình sản xuất thủ công độc đáo của đồng bào Tà Ôi, Pa Kô, Vân Kiều tại huyện vùng cao A Lưới, Thừa Thiên Huế, chủ yếu được tạo nên từ những hạt cườm dệt tỉ mỉ; nghề dệt thổ cẩm ở Đắk Lắk; dệt thổ cẩm tại Sa Thầy KonTum; nghề đan nát làng Kon Chênh, Măng Đen…

det.jpg
Chị Y Mửi - người dân tộc Gia Rai mong muốn dệt nên những mảnh vải thổ cẩm với tâm hồn của một người con của đại ngàn Tây nguyên tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám Hà Nội

Theo thông tin từ Ban tổ chức, trong những ngày diễn ra chương trình “Quà tặng của nhân gian” sẽ biểu diễn 10 bộ sưu tập áo dài và thời trang của các nhà thiết kế: Viết Bảo, Minh Hạnh với sản phẩm tơ lụa truyền thống và thổ cẩm các vùng miền. Riêng tối 4.1, chương trình có sự tham gia của NSND Thanh Lam, NSƯT Thùy Anh, ca sĩ Y Nhíp, Khang Ngọc, MC Mạnh Khang cùng 50 người mẫu.

Văn hóa - Thể thao

Tiếp lửa chinh phục “ngôi vương”, Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Nam Quốc gia Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024
Du lịch - Thể thao

Tiếp lửa chinh phục “ngôi vương”, Agribank sẽ trao thưởng 1 tỷ đồng khi Đội tuyển Nam Quốc gia Việt Nam vô địch Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024

Nhằm tiếp lửa cho Đội tuyển Bóng đá Nam Quốc gia Việt Nam chinh phục ngôi vương tại trận chung kết lượt về, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) cam kết thưởng 1 tỷ đồng khi đội bóng vô địch và 10.000 USD cho cầu thủ ghi nhiều bàn thắng nhất của đội tuyển Việt Nam tại Giải Bóng đá Đông Nam Á 2024.

Nương vào hơi thở truyền thống
Văn hóa - Thể thao

Nương vào hơi thở truyền thống

Sự kết hợp họa sĩ và kiến trúc sư đã mở ra không gian đối thoại đặc sắc giữa di sản dân gian và sáng tạo đương đại. Đây không chỉ là sự kết hợp giữa nghệ thuật thị giác và kiến trúc, mà còn là lời mời gọi khám phá, giao thoa quá khứ và hiện tại thông qua lăng kính sáng tạo.

Tự hào góp công tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lý Nam Đế
Văn hóa - Thể thao

Tự hào góp công tôn tạo Di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lý Nam Đế

Ngày 2.11.2024 đã diễn ra Lễ khánh thành Dự án tu bổ, tôn tạo di tích lịch sử quốc gia đền thờ Lý Nam Đế tại tổ dân phố Hòa Bình, phường Tiên Phong, thành phố Phổ Yên, tỉnh Thái Nguyên. Đây là trung tâm, điểm nhấn của Khu di tích lịch sử Lý Nam Đế. Là đơn vị thi công dự án, Chủ tịch Hội đồng Quản trị Công ty Cổ phần đầu tư Nam - Invest NGỤY TÔN NAM cảm thấy tự hào khi được trực tiếp góp công sức tôn tạo “địa chỉ đỏ” này.