PVFCCo đồng hành cùng bà con nông dân qua chương trình “Bác sĩ nông học”

Mới đây, Trung tâm Xúc tiến thương mại Nông nghiệp (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) cùng Tổng công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) phối hợp với Hội nông dân tại các tỉnh Kiên Giang và Đồng Tháp tổ chức chương trình "Bác sĩ nông học".

Diễn đàn được Phú Mỹ duy trì từ năm 2016 đến nay, giúp bà con nông dân tiếp cận kiến thức khoa học, cải thiện hiệu quả sản xuất, đồng thời thúc đẩy mục tiêu xây dựng nền nông nghiệp bền vững, hiện đại và hội nhập quốc tế. Các chương trình vừa qua đã thu hút sự tham dự của trên 1000 đại biểu là lãnh đạo ngành nông nghiệp địa phương, Trung tâm khuyến nông, Bảo vệ thực vật, Hội Nông dân, chủ nhiệm các hợp tác xã, trang trại, nông dân sản xuất giỏi.

Bà con nông dân đặt các câu hỏi đến các bác sĩ nông học

Bà con nông dân đặt các câu hỏi đến các bác sĩ nông học

Trong các chương trình, hàng trăm câu hỏi liên quan quan đến trồng trọt, chăn nuôi, thú y, thủy sản, phân bón, bảo vệ thực vật đã được bà con nông dân các huyện gửi tới các chuyên gia, nhà khoa học thông qua hình thức hỏi - đáp trực tiếp. Ban tư vấn chương trình đã giải đáp mọi thắc mắc của bà con nông dân gặp phải trong quá trình sản xuất nông nghiệp.

Bên cạnh đó, chuyên gia còn giới thiệu cho bà con về các loại phân bón, hướng dẫn phân biệt phân bón, thuốc bảo vệ thực vật thật giả cũng như tư vấn giải đáp các vấn đề liên quan hoạt động xúc tiến thương mại và tiếp cận thị trường đối với các mặt hàng nông sản.

Các bác sĩ nông học trả lời các thắc mắc của bà con nông dân

Các bác sĩ nông học trả lời các thắc mắc của bà con nông dân

Ngoài ra, các chính sách mới liên quan đến nông nghiệp - nông thôn - nông dân, sản phẩm OCOP, sản xuất theo hướng hữu cơ, an toàn, bền vững cũng được các chuyên gia, cán bộ quản lý nhiệt tình chuyển giao đến bà con nông dân.

Anh Lê Phước Tánh, nông dân tại huyện Cao Lãnh chia sẻ cảm nhận khi tham gia chương trình: "Việc sử dụng phân bón không đạt chuẩn đã khiến tôi vừa mất tiền, vừa mất năng suất. Nhờ tham gia chương trình, tôi đã học được cách nhận biết sản phẩm thật, bảo đảm chất lượng".

da-co-hon-1000-nguoi-tham-gia-cac-chuong-trinh-bac-sy-nong-hoc-3.jpg
Hơn 1000 người tham gia các chương trình Bác sỹ nông học

Để chuẩn bị chương trình, các “Bác sĩ nông học” cũng biên soạn kỹ lưỡng các tài liệu phù hợp với tập quán sinh hoạt và chu kỳ sinh trưởng của cây trồng, vật nuôi địa phương. Đây là nguồn tài liệu quý, giúp ích cho bà con nông dân trong quá trình trồng trọt, chăn nuôi… giúp người nông dân ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, thay đổi phương thức lao động, giảm tải chi phí đầu vào, hạn chế lao động thủ công.

Đánh giá về chương trình, Phó Chi cục trưởng Chi cục Trồng trọt và Bảo vệ thực vật tỉnh Đồng Tháp Lê Văn Chấn cho biết, chương trình Bác sĩ nông học rất thiết thực, đặc biệt đối với bà con ở vùng sâu, vùng xa – nơi khả năng tiếp cận kiến thức khoa học còn hạn chế. Nhân rộng chương trình này sẽ giúp nông dân cải thiện đời sống và đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.

cac-bac-sy-nong-hoc-nhiet-tinh-tra-loi-cac-thac-mac-cua-ba-con-nong-dan-1.jpg
Các bác sĩ nông học nhiệt tình trả lời các thắc mắc của bà con nông dân

Với sứ mệnh “Sẻ chia thịnh vượng” cùng nông dân vì một nền nông nghiệp bền vững, Phú Mỹ luôn nỗ lực không ngừng để mang lại những giá trị tốt đẹp cho cộng đồng nông nghiệp. Chương trình “Bác sĩ nông học” do Phú Mỹ tài trợ không chỉ là một chương trình hỗ trợ kỹ thuật đơn thuần mà còn là một cầu nối quan trọng, giúp nông dân Việt Nam nâng cao kiến thức, thay đổi tư duy sản xuất và vươn lên mạnh mẽ trong thời đại công nghệ số.

Những nỗ lực này đã và đang góp phần xây dựng một nền nông nghiệp bền vững, hiệu quả và giàu tiềm năng cho tương lai. Với sự đồng hành của Phú Mỹ nông dân Việt Nam không chỉ có thêm niềm tin vào tương lai mà còn có thêm sức mạnh để vượt qua mọi thử thách, vươn tới những thành công mới và mang lại những vụ mùa bội thu.

Đời sống

Nguồn nhân lực đi xuất khẩu lao động tăng cả về chất và lượng
Đời sống

Nguồn nhân lực đi xuất khẩu lao động tăng cả về chất và lượng

Những năm qua, nhờ phát triển nguồn lực và đẩy mạnh đào tạo mà nguồn nhân lực đi xuất khẩu lao động (XKLĐ) của Việt Nam đã tăng cả về chất và lượng. Theo Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội, tính đến tháng 11.2024, đã có 143.160 lao động Việt Nam sang làm việc ở các nước, đạt 114 % kế hoạch năm 2024. Lao động Việt cũng được nhiều thị trường lớn đánh giá cao.

Cán bộ phòng Phòng Cảnh sát Giao thông Công an tỉnh Lào Cai hướng dẫn cách đội mũ bảo hiểm đúng cách. Ảnh: NPC
Đời sống

PC Lào Cai: Gắn trách nhiệm lãnh đạo các đơn vị vào công tác đảm bảo an toàn giao thông

Từ đầu năm 2024, PC Lào Cai đã triển khai các văn bản chỉ đạo của cấp trên về công tác bảo đảm an toàn giao thông đến toàn thể cán bộ, công nhân viên. Các buổi phổ biến, quán triệt về an toàn giao thông được tổ chức thường xuyên, tập trung vào việc rút kinh nghiệm từ các vụ tai nạn giao thông xảy ra trong toàn ngành điện. Qua đó, ý thức chấp hành Luật Giao thông đường bộ của cán bộ, công nhân viên được nâng lên đáng kể.

Ảnh minh họa
Xã hội

Hợp tác công - tư thúc đẩy thực hành nông nghiệp tốt

“Trước đây tui rành chuyện phun thuốc lắm, mà tui rành… sai, tới giờ mới rành đúng cô ơi”, ông Nguyễn Danh Trọng, 54 tuổi, ở ấp An Hưng, xã An Khánh, huyện Châu Thành, Đồng Tháp nói và cười lớn. Ông là 1 trong số hàng nghìn nông dân đã được tập huấn sử dụng thuốc bảo vệ thực vật an toàn, hiệu quả thông qua chương trình hợp tác công - tư giữa Cục Bảo vệ thực vật, CropLife Việt Nam và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Đồng Tháp trong 3 năm qua.

Tại Bệnh viện Phụ sản Hà Nội, trung bình mỗi năm có hơn 20.000 thai phụ đăng ký khám và tư vấn chẩn đoán sàng lọc trước sinh
Xã hội

Sàng lọc trước sinh và sơ sinh, nâng cao chất lượng dân số

Theo Sở Y tế Hà Nội, nâng cao chất lượng dân số là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong công tác dân số hiện nay, đặt ra yêu cầu trong việc phối hợp thực hiện các giải pháp, như khám sức khỏe trước kết hôn; tầm soát, sàng lọc trước sinh và sơ sinh, nhằm phát hiện và can thiệp sớm bệnh tật ở thai nhi, trẻ sơ sinh. Điều này không chỉ giúp bảo đảm trẻ sinh ra hoàn toàn khỏe mạnh mà còn giảm bớt gánh nặng cho gia đình và xã hội.

Quyết liệt đấu tranh phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em
Xã hội

Quyết liệt đấu tranh phòng, chống xâm hại tình dục trẻ em

Theo báo cáo của ngành chức năng, năm 2024, tội phạm xâm hại tình dục đối với người dưới 16 tuổi xảy ra nhiều ở các địa phương trên địa bàn tỉnh Long An (30 vụ, bắt khởi tố 30 đối tượng trong 8 tháng đầu năm). Nạn nhân trong các vụ án xâm hại tình dục trẻ em thường chưa nhận thức đầy đủ về nguy hiểm tiềm ẩn từ các mối quan hệ xã hội, quen biết đối tượng qua mạng, bị dụ dỗ, lôi kéo dẫn tới xâm hại tình dục.

Phát triển đoàn viên công đoàn là nhiệm vụ then chốt của tổ chức công đoàn
Xã hội

Phát triển đoàn viên công đoàn là nhiệm vụ then chốt của tổ chức công đoàn

Xác định phát triển đoàn viên, thành lập công đoàn cơ sở là nhiệm vụ then chốt quan trọng, tại hội nghị Ban Chấp hành Tổng Liên đoàn Lao động (LĐLĐ) Việt Nam lần thứ 6 (Khóa XIII), Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Nguyễn Đình Khang nhấn mạnh: Công đoàn các cấp cần thể hiện quyết tâm chính trị lớn hơn nữa với phương châm “chỉ bàn làm, không bàn lùi” để thực hiện tốt công tác này trong năm 2025.

Gắn việc bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế
Xã hội

Gắn việc bố trí, sắp xếp nhân sự với tinh giản biên chế

Bộ Nội vụ mới đây có văn bản gửi Bộ trưởng các bộ, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ; Chủ tịch Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc định hướng xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ, công chức, viên chức và người làm việc theo chế độ hợp đồng lao động khi thực hiện sắp xếp tổ chức bộ máy hành chính.

Đáp ứng nhu cầu vốn phát triển sản xuất của nông dân
Đời sống

Đáp ứng nhu cầu vốn phát triển sản xuất của nông dân

Giám đốc Trung tâm Khuyến nông Hà Nội Vũ Thị Hương cho biết, Quỹ khuyến nông thường dành 15 - 20% tổng nguồn vốn giải ngân trong năm để ưu tiên hỗ trợ cho vay những vùng sản xuất hàng hóa tập trung, vùng chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo quy hoạch của địa phương.

Cùng nông dân làm chủ kỹ thuật cơ giới hóa sản xuất
Đời sống

Cùng nông dân làm chủ kỹ thuật cơ giới hóa sản xuất

Thời gian qua, việc thực hiện các giải pháp áp dụng cơ giới hóa vào sản xuất nông nghiệp trên địa bàn Thủ đô đã góp phần đẩy nhanh quá trình hình thành các vùng chuyên canh theo hướng hàng hóa cho hiệu quả kinh tế cao. Song song với quá trình đưa máy móc vào đồng ruộng, việc cơ giới hóa nông nghiệp Trung tâm Khuyến nông Hà Nội cũng tổ chức nhiều lớp tập huấn nhằm nâng cao kỹ thuật vận hành tại các địa phương trên địa bàn.

Đồng bộ giải pháp nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp
Đời sống

Đồng bộ giải pháp nâng cao chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp

Thời gian qua, ngành nông nghiệp Thủ đô đã triển khai hiệu quả nhiều mô hình khuyến nông trong trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản theo kế hoạch và khung thời vụ. Không chỉ giúp gia tăng giá trị, các mô hình này đã tạo ra nhiều chuyển biến về tư duy sản xuất từ truyền thống sang hướng an toàn gắn với chuỗi giá trị, tăng cường tính liên kết nhằm phát triển nông nghiệp theo hướng bền vững, hiện đại.

Xây Tết 2025 - Xây nền ước mơ cho hơn 18.500 công nhân
Xã hội

Xây Tết 2025 - Xây nền ước mơ cho hơn 18.500 công nhân

Sáng 12.12, tại trụ sở 71 Hàng Trống, Báo Nhân dân phối hợp cùng Công ty Cổ phần Xây dựng Coteccons (CTD) tổ chức Lễ ra mắt chương trình "Xây Tết 2025" với những hỗ trợ thiết thực về vật chất, tinh thần đến hơn 18.500 công nhân trên cả nước.