PVcomBank: Lỗ mảng chứng khoán đầu tư, dòng tiền kinh doanh âm hàng nghìn tỷ

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, kết thúc năm 2022, dòng tiền kinh doanh của PVcomBank đang âm 6.673 tỷ đồng trong khi cuối năm 2021 dương 629 tỷ đồng. Dòng tiền đầu tư âm 89 tỷ đồng do nhà băng tiêu tốn vào mua sắm tài sản cố định và đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác.

Dữ liệu tài chính hợp nhất quý 4.2022 cho biết, Ngân hàng thương mại cổ phần Đại Chúng Việt Nam (PVcomBank) có mức thu nhập lãi thuần đạt 1.211 tỷ đồng, tăng trưởng mạnh so với cùng kỳ một năm trước.

Thu nhập từ hoạt động dịch vụ đạt 168 tỷ đồng, tăng 20% so với cùng kỳ, chi phí hoạt động dịch vụ trong kỳ giảm so với quý 4.2021.

Ba tháng cuối năm 2022, PVcomBank ghi nhận lãi thuần từ hoạt động dịch vụ tăng mạnh lên mức 53 tỷ đồng. Ở chiều ngược lại, ngân hàng có khoản lỗ 44 tỷ đồng từ hoạt động kinh doanh ngoại hối và khoản lỗ 271 tỷ đồng từ mua bán chứng khoán đầu tư.

Đáng chú ý, trong kỳ, nhà băng ghi nhận 281 tỷ đồng thu nhập từ hoạt động khác trong khi cùng kỳ một năm trước chỉ số này là 6 tỷ đồng. Thu nhập từ góp vốn, mua cổ phần trong quý 4 chỉ đạt gần 5 tỷ đồng, giảm tới hơn 90% so với cùng kỳ.

Kết quả, PVcomBank báo lãi trước thuế 14 tỷ đồng, giảm hơn 83% so với quý 4.2021.

Luỹ kế cả năm 2022, ngân hàng có thu nhập lãi thuần mức 3.057 tỷ đồng, tăng gần 80% so với năm 2021. Lợi nhuận trước thuế đạt mức 102,6 tỷ đồng, nhích nhẹ so với cùng kỳ năm trước.

Thời điểm 31.12.2022, tổng tài sản PVcomBank có 235.151 tỷ đồng, tăng 22,5 % so với 12 tháng trước. Trong đó, cho vay khách hàng đạt mức 107.713 tỷ đồng, tăng 21,4 % so với thời điểm cuối năm 2021. Tiền gửi của khách hàng lên mức 164.870 tỷ đồng, tăng thêm khoảng 15.000 tỷ đồng so với hồi cuối năm 2021.

PVcomBank: Lỗ mảng chứng khoán đầu tư, dòng tiền kinh doanh âm hàng nghìn tỷ -0

Về chất lượng cho vay, thời điểm cuối năm 2022, PVcomBank có tổng nợ xấu đạt mức 3.061 tỷ đồng giảm nhẹ so với thời điểm cuối năm 2021. Trong khi nợ dưới tiêu chuẩn và nợ nghi ngờ đều giảm, nợ có khả năng mất vốn lại tăng mạnh thêm gần 500 tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu của PVcomBank khi kết thúc năm 2022 ở mức 2,8%.

Nhìn lại giai đoạn từ 2020 đến 2022, nợ xấu của PVcomBank tăng từ mức 2.625 tỷ đồng lên 3.061 tỷ đồng. Đáng chú ý, trong các nhóm nợ, nợ nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) có chiều hướng tăng liên tiếp từ mức 1.157 tỷ đồng lên 2.008 tỷ đồng.

Theo báo cáo dư nợ cho vay theo ngành, cuối quý 4.2022, PVcomBank đang cho vay vào hoạt động kinh doanh bất động sản đạt mức 7.254 tỷ đồng chiếm 6,7% dư nợ cho vay của ngân hàng này. 

Báo cáo lưu chuyển tiền tệ cho thấy, kết thúc năm 2022, dòng tiền kinh doanh của PVcomBank đang âm 6.673 tỷ đồng trong khi cuối năm 2021 là dương 629 tỷ đồng, năm 2020 âm 1.548 tỷ đồng.

Dòng tiền đầu tư của PVcomBank âm 89 tỷ đồng do nhà băng tiêu tốn vào mua sắm tài sản cố định và đầu tư góp vốn vào các đơn vị khác. Dòng tiền tài chính ở mức 8.932 tỷ đồng tăng mạnh so với một năm trước. Kết quả, lưu chuyển tiền thuần trong năm của PVcomBank ở mức 2.169 tỷ đồng. Cuối năm, tiền và các khoản tương đương tiền của PVcomBank ở mức 24.577 tỷ đồng.

PVcomBank: Lỗ mảng chứng khoán đầu tư, dòng tiền kinh doanh âm hàng nghìn tỷ -0
Kế hoạch kinh doanh năm 2023 của PVcomBank.

Nghị quyết Đại hội đồng cổ đông thường niên 2023 vừa công bố cho biết, PVcomBank đặt mục tiêu kinh doanh hợp nhất năm 2023 với mức doanh thu 15.559 tỷ đồng và lợi nhuận trước thuế 109 tỷ đồng. Hai chỉ tiêu này so với năm 2022 gần như tương đương, không có nhiều đột phá.

Kinh tế

AMH
Tài chính

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc cho 11 dự án BOT

Bộ Xây dựng đang soạn thảo nghị quyết của Quốc hội nhằm đưa ra cơ chế và chính sách đặc thù để giải quyết những vướng mắc trong một số dự án hạ tầng giao thông theo mô hình hợp đồng BOT (xây dựng - kinh doanh - chuyển giao). Dự kiến, văn bản này sẽ được trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 tới.

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh
Doanh nghiệp

Agribank ra mắt Điểm giao dịch xanh

Nhân dịp kỷ niệm 37 năm thành lập, Agribank vừa ra mắt chương trình “Điểm giao dịch xanh”. Chương trình là một bước hiện thực hóa tinh thần Nghị quyết 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Agribank, hướng tới sự phát triển bền vững cho cộng đồng và thế hệ mai sau.

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile
Doanh nghiệp

Gặp gỡ Kay Trần qua video call trên VietinBank iPay Mobile

Từ ngày 1.4 – 30.6.2025, VietinBank mang đến Chương trình ưu đãi cực hấp dẫn “Đua top đặt xe, gặp gỡ Anh Tài” dành riêng cho người dùng đặt VNPAY Taxi (Taxi/Bike) trên ứng dụng Ngân hàng số VietinBank iPay Mobile. Không chỉ di chuyển nhanh chóng tiện lợi, khách hàng còn có cơ hội trò chuyện video call cùng “Anh tài” Kay Trần và nhận bộ quà tặng giới hạn có chữ ký độc quyền từ thần tượng.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Quỹ nhà ở quốc gia - đừng chỉ trông chờ vào ngân sách

Chủ tịch Hội Môi giới bất động sản Việt Nam (VARS) NGUYỄN VĂN ĐÍNH nhận định, để Quỹ nhà ở quốc gia phát triển bền vững, lâu dài phải có quy hoạch và quỹ đất rõ ràng. Đồng thời, cần huy động nguồn lực từ nhiều phía, tăng tính xã hội hóa, thể hiện trách nhiệm của mỗi cá nhân, tổ chức đối với cộng đồng; đừng chỉ trông chờ vào ngân sách.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

VietinBank 5 năm liên tiếp là ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam

VietinBank tự hào được vinh danh “Ngân hàng SME tốt nhất Việt Nam” trong 5 năm liên tiếp, khẳng định vị thế tiên phong trong việc hỗ trợ và đồng hành cùng doanh nghiệp vừa và nhỏ (SME) tại Việt Nam. VietinBank không ngừng đổi mới và cung cấp các giải pháp tài chính tối ưu, đáp ứng nhu cầu đa dạng của Khách hàng doanh nghiệp.

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố
Kinh tế

Cơ chế đặc thù tháo gỡ vướng mắc các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra tại ba tỉnh, thành phố

Chính phủ đã ban hành Nghị định số 76/2025/NĐ-CP quy định chi tiết Nghị quyết số 170/2024/QH15 ngày 30.11.2024 của Quốc hội về cơ chế, chính sách đặc thù để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc đối với các dự án, đất đai trong kết luận thanh tra, kiểm tra, bản án tại Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Đà Nẵng và tỉnh Khánh Hòa.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.