PVCFC cùng nông dân Tây Ninh nâng cao hiệu quả sản xuất

Tại Tây Ninh, Công ty CP Phân bón Dầu khí Cà Mau (PVCFC; HOSE: DCM) phối hợp cùng các ban, ngành địa phương tổ chức Hội thảo giới thiệu kỹ thuật NPK Cà Mau - công nghệ Polyphosphate - công nghệ siêu lân hữu hiệu. Tham dự Hội thảo có đại diện PVCFC và lãnh đạo địa phương; đại diện Chi cục Trồng trọt và bảo vệ thực vật tỉnh; cùng khoảng 350 nông dân Tây Ninh.

Tây Ninh - Điểm sáng phát triển nông nghiệp công nghệ cao

Tính từ đầu năm đến nay, PVCFC đã tổ chức hơn 100 hội thảo chia sẻ kỹ thuật canh tác hiệu quả cho cây lúa, sầu riêng, cà phê và nhiều loại cây trồng có giá trị kinh tế cao khác và con số này sẽ tiếp tục nhân lên để cập nhật cho nông dân những kiến thức khoa học cây trồng và bón phân mang lại hiệu quả tối ưu. 

Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Trường Sơn
Toàn cảnh hội thảo. Ảnh: Trường Sơn

Tây Ninh là một trong những địa phương đang có nền nông nghiệp phát triển mạnh ở khu vực Đông Nam Bộ, nổi bật với việc tái cơ cấu nông nghiệp và định hướng 22 vùng phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao. Khu vực này không chỉ là vùng trồng lúa quan trọng mà còn nổi tiếng với các cây trồng chủ lực như mía, mì và các loại cây ăn quả. Là tỉnh có nguồn nước dồi dào, diện tích đất lớn, hạ tầng nông nghiệp đang được đầu tư đúng mức cộng với các chính sách ưu đãi, thu hút đầu tư hứa hẹn Tây Ninh sẽ trở thành một điểm sáng về nông nghiệp bền vững.

Trong khuôn khổ hội thảo, người dân đã được nghe chia sẻ của GS.TS. Nguyễn Bảo Vệ - nguyên giảng viên Trường Đại học Cần Thơ về "Giải pháp quản lý dinh dưỡng và nâng cao hiệu quả sử dụng phân bón cho cây lúa". Tây Ninh là một vùng đất xám bạc màu, nghèo dinh dưỡng, hiệu quả hấp thụ phân bón của cây lúa thấp, cây phát triển chậm, dễ sâu bệnh. Với công nghệ siêu lân hữu hiệu, NPK Cà Mau cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng đồng đều trong từng hạt phân, giúp cây hấp thu tối đa chất dinh dưỡng. Ngoài ra, phân bón Cà Mau còn hạn chế thất thoát phân giảm phát thải khí nhà kính, được các chuyên gia đánh giá phù hợp cho mục tiêu phát triển cây lúa bền vững.

Thạc sĩ, Kỹ sư Nguyễn Hồng Giang của PVCFC cho biết, với cùng các điều kiện như nhau, ruộng lúa sử dụng NPK Cà Mau công nghệ Polyphosphate cho thấy sự phát triển vượt trội toàn diện của cây lúa. Năng suất tăng hơn 4,8%, lợi nhuận thu về tăng khoảng hơn 3,6 triệu đồng/ha. 

Cam kết đồng hành cùng nông dân phát triển bền vững

Hội thảo đã mở ra một không gian học hỏi và trao đổi kiến thức giữa nông dân và các chuyên gia. Đồng thời, hơn 350 nông dân đã cam kết cùng PVCFC sản xuất và phát triển nông nghiệp bền vững. 

Ông Phạm Nghĩa Thành, Giám đốc kinh doanh khu vực Đông Nam Bộ Tây Nguyên của PVCFC chia sẻ, với sứ mệnh cung cấp giải pháp dinh dưỡng toàn diện cho cây trồng, PVCFC cam kết mang đến những dòng sản phẩm chất lượng cao phù hợp với từng loại đất và điều kiện tự nhiên, giúp nông dân Tây Ninh đạt hiệu quả cao trong sản xuất nông nghiệp. Bên cạnh việc nghiên cứu, phát triển sản phẩm thì công ty còn cho ra đời hệ sinh thái hỗ trợ thiết thực, toàn diện, miễn phí phục vụ việc canh tác cho nông dân.

Với cam kết đồng hành lâu dài cùng nông dân Việt, PVCFC đang nỗ lực không ngừng để kiến tạo giá trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển nông nghiệp bền vững và thịnh vượng. Hội thảo lần này tại Tây Ninh chỉ là khởi đầu cho những hoạt động tiếp theo nhằm tăng cường sự hiện diện của PVCFC tại địa phương, mang đến giá trị bền lâu cho người nông dân và cộng đồng.

Đời sống

NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024
Đời sống

NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE: Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024

Tổng Hội Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam vừa tổ chức lễ tôn vinh “Thương hiệu Vàng nông nghiệp Việt Nam năm 2024” nhằm vinh danh những sản phẩm đã có đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam. Tổng Công ty Phân bón và Hóa chất Dầu khí (PVFCCo) với sản phẩm NPK Phú Mỹ 20-10-10+TE đã được vinh danh vì các đóng góp tích cực cho ngành nông nghiệp Việt Nam.

Pano tuyên truyền về tảo hôn, hôn nhân cận huyết tại xã Hồng Ca, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái
Xã hội

Ngăn chặn tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống

Theo đánh giá của Ủy ban Dân tộc, ở khu vực vùng cao, vùng đặc biệt khó khăn, nơi có đông đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) sinh sống vẫn tiềm ẩn nguy cơ cao diễn ra tình trạng tảo hôn, kết hôn cận huyết. Thực tế đó đòi hỏi, cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền vận động, giáo dục pháp luật dưới nhiều hình thức phong phú, đa dạng.

Bảo hiểm xã hội Đồng Nai triển khai nhiều giải pháp phát triển người tham gia
Xã hội

Bảo hiểm xã hội Đồng Nai: Quyết liệt giải pháp để hoàn thành nhiệm vụ năm 2024

Để hoàn thành các chỉ tiêu đã đề ra trong năm 2024, bên cạnh việc chủ động nắm bắt, đánh giá những vướng mắc trong thực tiễn tổ chức thực hiện, Bảo hiểm xã hội (BHXH) tỉnh Đồng Nai cũng tích cực đổi mới nội dung, hình thức, phương pháp truyền thông để khai thác, phát triển người tham gia bảo hiểm xã hội (BHXH), bảo hiểm y tế (BHYT).

Cảnh giác trước hình thức lừa đảo cho vay tín dụng đen
Đời sống

Cảnh giác trước hình thức lừa đảo cho vay tín dụng đen

Thời gian qua, nắm bắt tâm lý nhiều người dân có nhu cầu vay tiền online để phục vụ cuộc sống, các đối tượng đã giả danh cán bộ ngân hàng để lừa đảo, chiếm đoạt tài sản. Với quảng cáo thủ tục thuận tiện, giải ngân nhanh trên mạng xã hội, nhiều người đã sập bẫy của các đối tượng lừa đảo.

Diễn đàn lắng nghe nông dân nói
Đời sống

Diễn đàn lắng nghe nông dân nói

Ngày 14.10, tại Hà Nội, Hội Nông dân Việt Nam và Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp tổ chức Diễn đàn Nông dân Quốc gia lần thứ IX năm 2024 với chủ đề: "Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam – Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn lắng nghe nông dân nói".

Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh
Đời sống

"Cô đỡ thôn bản" - cánh tay nối dài của ngành y tế Yên Bái

"Cô đỡ thôn bản" là nhân tố quan trọng trong hệ thống chăm sóc sức khỏe bà mẹ và trẻ em vùng đồng bào dân tộc thiểu số tại Yên Bái. Với kiến thức và kỹ năng được đào tạo, họ không chỉ hỗ trợ trực tiếp việc sinh nở cho các bà mẹ mà còn đảm nhiệm nhiều nhiệm vụ khác, như khám thai, tư vấn dinh dưỡng, giáo dục sức khỏe... góp phần giảm thiểu tỷ lệ tử vong mẹ và trẻ sơ sinh. Đó là chia sẻ của Bác sĩ Nguyễn Thị Kim Anh, Trưởng khoa Chăm sóc sức khỏe sinh sản và dinh dưỡng, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Yên Bái với Báo Đại biểu Nhân dân.