Hà Nội:

Phường Hàng Bồ kỷ niệm 10 năm đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá Đình Đông Thành

Chiều ngày 9.10, UBND phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội đã tổ chức Lễ dâng hương tưởng niệm Hoá nhật Đức Thánh tổ Huyền Thiên Thượng đế - Kỷ niệm 10 năm đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá Đình Đông Thành.

Tham dự buổi lễ có Chủ tịch HĐND quận Hoàn Kiếm Vũ Đăng Định; Phó Bí thư Thường trực Quận uỷ Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Khánh; Chủ tịch UBND quận Hoàn Kiếm Phạm Tuấn Long; Phó Chủ tịch Thường trực UBND quận Hoàn Kiếm Nguyễn Quốc Hoàn... cùng lãnh đạo UBND phường Hàng Bồ.

vie-7438-6250.jpg
Toàn cảnh buổi lễ

Về phía Trung ương Giáo hội Phật giáo Việt Nam, có Uỷ viên thường trực Hội đồng chứng minh Trưởng lão Hoà Thượng Thích Thanh Nhã; Phó chủ tịch Thường trực Hội đồng Trị sự Trưởng lão Hoà Thượng Thích Thanh Nhiễu; Phó chủ tịch Hội đồng trị sự, trưởng ban hoằng pháp Trưởng lão Hoà Thượng Thích Bảo Nghiêm.

Buổi lễ còn có sự góp mặt của đông đảo bà con, nhân dân phường Hàng Bồ và khách du lịch.

vie-7456-7014.jpg
Chủ tịch UBND phường Hàng Bồ phát biểu khai mạc Lễ dâng hương tưởng niệm Hoá nhật Đức Thánh tổ Huyền Thiên Thượng đế - Kỷ niệm 10 năm đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá Đình Đông Thành

Phát biểu tại buổi lễ, Chủ tịch UBND phường Hàng Bồ Lê Minh Đức cho biết, Đình Đồng Thành Đình Đông Thành hay còn gọi là Chân Thiên Quán được khởi dựng vào cuối thế kỷ 18 đầu thế kỷ 19.

Đình phụng thờ Đức Thánh tổ Huyền Thiên Trấn Vũ và các bộ tướng của ngài. Ngài là vị thần trong truyền thuyết dân gian gắn liền với công tích trảm yêu trừ tà, giúp dân giúp nước. Theo dòng lịch sử, gắn liền với công cuộc chuyển biến cư dân và đời sống văn hóa tâm linh, cùng với việc hình thành một số hội quán dẫn đến việc ra đời của ngôi Đạo quán Chân Thiên tiền thân của Đình Đông Thành ngày nay.

Trải qua thăng trầm của lịch sử, Đình vẫn giữ được dáng vẻ trang nghiêm trầm mặc giữa nơi đô thị sầm uất và sôi động, nơi gắn liền với truyền thống giữ gìn bản sắc văn hóa tín ngưỡng của nhân dân.

Đình hiện lưu giữ nhiều di vật quý báu như: Tượng thánh Huyền Thiên Trấn Vũ đúc bằng đồng; 8 tấm bia đá thời Nguyễn ghi lại quá trình xây dựng, trùng tu và những người công đức; 9 đạo sắc phong sớm nhất là đạo sắc niên hiệu Thiệu Trị thứ nhất (1924), cùng nhiều hoành phi, câu đối. Với ý nghĩa và giá trị về văn hóa - lịch sử, Đình Đông Thành đã được UBND thành phố Hà Nội xếp hạng di tích cấp thành phố năm 2013.

vie-7443-8121.jpg
vie-7441-3673.jpg
Người dân phường Hàng Bồ, quận Hoàn Kiếm tham dự buổi lễ

Theo Chủ tịch UBND phường Hàng Bồ, Đình Đông Thành không chỉ là nơi thờ cúng mà còn là biểu tượng tinh thần, văn hóa của cộng đồng dân cư. Không gian thiêng liêng này vẫn giữ gìn những phong tục nguyên bản, đồng thời mở cửa chào đón những sáng tạo mới của đời sống văn hóa hiện đại. Đây là nơi mà thế hệ trẻ có thể hiểu rõ hơn về nguồn cội dân tộc, nơi mà những giá trị truyền thống được tiếp nối và phát huy, là điểm đến của đông đảo du khách trong nước và quốc tế.

vie-7518-8505.jpg
Lễ dâng hương ngày Hoá nhật Đức Thánh tổ Huyền Thiên Thượng đế, vị thần được thờ phụng tại Đình Đông Thành

Tại buổi lễ, các khách mời cùng bà con nhân dân phường Hàng Bồ đã cử hành Lễ dâng hương nhân ngày Hoá nhật đức thánh tổ Huyền Thiên Thượng đế.

Một số hình ảnh tại buổi lễ:

vie-7399-1526.jpg
vie-7390-3628.jpg
Các tiết mục văn nghệ chào mừng kỷ niệm 10 năm đón nhận bằng xếp hạng di tích lịch sử văn hoá Đình Đông Thành.
vie-7361-4099.jpg
Một kiệu rước được nhân dân phường Hàng Bồ chuẩn bị cho Lễ hoá nhật Đức Thánh tổ Huyền Thiên Thượng đế
vie-7331-7521.jpg
Người dân thành kính dâng hương trong Đình Đông Thành

Lễ hội đình Đông Thành diễn ra trong 3 ngày từ 9 .10 đến 11-10 năm 2024 (tức ngày mùng 7, 8 và mùng 9 tháng 9 năm Giáp Thìn), với rất nhiều hoạt động đặc sắc nhằm tôn vinh những giá trị văn hóa vật thể, phi vật thể, hướng mọi người về với cội nguồn dân tộc, là dịp để mỗi người bày tỏ tấm lòng thành kính đối với công đức của cha ông, tôn thờ những vị thần, những anh hùng có công lớn trong việc xây dựng và bảo vệ đất nước.

Văn hóa

Lễ hội Nước mắm – Tôn vinh di sản và ẩm thực Việt
Văn hóa

Lễ hội Nước mắm – Tôn vinh di sản và ẩm thực Việt

Lễ hội Nước mắm là sự kiện quan trọng, không chỉ là một sự kiện quảng bá sản phẩm, lễ hội còn nhằm bảo tồn giá trị truyền thống của các làng nghề, đánh dấu bước phát triển mới của ngành, góp phần thúc đẩy du lịch, thương mại, kết nối cung cầu sản phẩm nước mắm truyền thống và ẩm thực có sử dụng nước mắm trong chế biến, góp phần xây dựng và phát triển thương hiệu quốc gia nước mắm truyền thống Việt Nam.

Bìa cuốn “Sống mãi với Thủ đô” được nhà xuất bản Kim Đồng ra mắt nhân dịp 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô
Văn hóa

Cha tôi viết “Sống mãi với Thủ đô”

Lời Tòa soạn: Trong các tác phẩm về Hà Nội kháng chiến, “Sống mãi với Thủ đô” của Nguyễn Huy Tưởng đã đi vào lòng nhiều thế hệ bạn đọc bởi giá trị văn chương và tâm huyết của người viết ẩn sau mỗi trang văn. Nhân kỷ niệm 70 năm ngày Giải phóng Thủ đô, xin trân trọng giới thiệu bài viết của tác giả Nguyễn Huy Thắng, con trai nhà văn, về quá trình sáng tác cuốn tiểu thuyết để đời này của ông.

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
Văn hóa - Thể thao

Thi trực tuyến tìm hiểu nội dung cuốn sách của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Cuộc thi trực tuyến toàn quốc tìm hiểu nội dung cuốn sách "Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc" của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng nhằm phổ biến tư tưởng, quan điểm chỉ đạo của cố Tổng Bí thư về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam, góp phần nâng cao nhận thức về vị trí, vai trò của phát triển văn hóa.

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh
Văn hóa - Thể thao

Vinh danh phụ nữ qua truyện tranh

Triển lãm nhằm nêu bật đóng góp của phụ nữ cho xã hội qua các tác phẩm truyện tranh mang tên “Thế giới cần nữ siêu anh hùng” sẽ diễn ra tại Bảo tàng Mỹ thuật Đà Nẵng từ ngày 17.10 – 6.11.

Sáng 10.10.1954, cánh quân của Đại đoàn 308 từ các cửa ô tiến vào tiếp quản Thủ đô
Văn hóa - Thể thao

Sống lại những ngày tiếp quản

Những người lính năm xưa tiếp quản Thủ đô nay đều trên dưới 90 tuổi, không khỏi bồi hồi khi nhớ lại thời khắc hào hùng ấy. Những bước quân hành đầy khí thế trên những con phố cổ kính mang theo niềm tự hào của cả dân tộc. Khắp phố phường Hà Nội rợp cờ hoa, những cánh tay vẫy chào, những nụ cười rạng ngời chào đón đoàn quân chiến thắng trở về...

Giải Bơi chải Thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 là hoạt động thể thao thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô. Ảnh: VNA
Xã hội

Gìn giữ, phát huy môn thể thao truyền thống, khôi phục môn thuyền rồng

Giải Bơi chải thuyền rồng Hà Nội mở rộng năm 2024 là hoạt động thể thao thiết thực chào mừng Kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024). Hoạt động nằm trong chương trình thỏa thuận hợp tác phát triển văn hóa, thể thao và du lịch giữa UBND TP. Hà Nội với Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines).

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến
Văn hóa - Thể thao

Tầm nhìn mới phát triển Thủ đô văn hiến

70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 - 10.10.2024) là dịp để nhìn lại, đánh giá những kết quả, thành tựu rất đáng tự hào của Hà Nội trong giai đoạn vừa qua, cũng là đặt ra tầm nhìn mới, cơ hội mới phát triển thành phố trong tương lai.

Du khách Hà Nội tham quan trưng bày
Văn hóa - Thể thao

Lịch sử Hà Nội từ những cửa ô

Để nhiều thế hệ người Hà Nội hiểu hơn về ký ức hào hùng của vùng đất này thông qua các cửa ô xưa, Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I - Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Sở Nội vụ Hà Nội và Trung tâm Bảo tồn Di sản Thăng Long - Hà Nội tổ chức trưng bày “Hà Nội và những cửa ô”.

Học sinh Hà Nội chào mừng đoàn quân trở về tiếp quản Thủ đô
Văn hóa

Chúng ta đem vinh quang sức dân tộc trở về (*)

Mùa thu 70 năm trước, Hà Nội trở về với độc lập, tự do, kết thúc chặng đường lịch sử đầy hy sinh gian khổ nhưng oanh liệt, vẻ vang. Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt có ý nghĩa to lớn, mở ra thời kỳ mới trong lịch sử nghìn năm văn hiến của Thủ đô.