Xây dựng nông thôn mới ở Hà Nội

Phúc Thọ dồn lực xây dựng xã nông thôn mới nâng cao

Là huyện thuần nông, xuất phát điểm nhiều khó khăn, với nỗ lực và quyết tâm cao của cả hệ thống chính trị, công cuộc xây dựng nông thôn mới (NTM) của huyện Phúc Thọ (Hà Nội) có nhiều kết quả đáng ghi nhận. Bước vào giai đoạn mới, huyện đã và đang tập trung nâng cao chất lượng các tiêu chí, xây dựng các xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu... để sớm hoàn thành các chỉ tiêu đặt ra.

Cần nguồn lực đầu tư lớn

Sau nhiều năm nỗ lực, đến hết năm 2023, huyện Phúc Thọ có 2 xã đầu tiên về đích xây dựng NTM nâng cao là Võng Xuyên và Hát Môn. Trong đó, xã Hát Môn trở thành một trong những địa phương đầu tiên của huyện Phúc Thọ được UBND thành phố Hà Nội trao bằng công nhận xã đạt chuẩn NTM. Có thể thấy, sau gần 10 năm kể từ ngày đạt chuẩn NTM, diện mạo của địa phương đã thay đổi rất tích cực.

avatar
Nhờ Chương trình Xây dựng nông thôn mới, cơ sở hạ tầng huyện Phúc Thọ được quan tâm, đầu tư. Ảnh: Mai Phương

Được sự quan tâm, đầu tư của thành phố và huyện Phúc Thọ, hệ thống điện - đường - trường - trạm trên địa bàn xã Hát Môn đã được đầu tư ngày một đồng bộ, đáp ứng ngày một tốt hơn nhu cầu sinh hoạt và sản xuất của Nhân dân địa phương. Bí thư Chi bộ thôn 6 (xã Hát Môn) Kim Thị Phương cho biết: “Từ ngày được đầu tư hệ thống điện, việc đi lại của bà con trở nên thuận tiện hơn. Giờ đây, bà con không còn phải lo trời tối vì hệ thống đèn chiếu sáng được lắp đặt dọc những tuyến trục chính. Khách phương xa đến tìm nhà người quen cũng không phải bối rối vì tìm số nhà, vì ở xã Hát Môn bây giờ, nhà đã có số, đường ngõ cũng đều có tên…”.

Theo Chủ tịch UBND xã Hát Môn Đặng Văn Lập, xã được huyện chọn làm điểm xây dựng NTM nâng cao giai đoạn 2021 - 2025. Với quyết tâm và nỗ lực thực hiện, đến hết năm 2023, Hát Môn đã đạt 19/19 tiêu chí trong xây dựng NTM nâng cao với việc xây dựng 4 tuyến đường hoa, 1 vườn hoa, vẽ 668m2 tranh bích họa, xây dựng 12 cổng chào, 10/10 thôn đã trang trí pano, khẩu hiệu và có tổ tự quản về an ninh trật tự.

Bên cạnh đó, người dân trong xã đã hiến gần 5.000m2 đất làm đường giao thông nội đồng, giao thông nông thôn; huy động hàng nghìn ngày công tham gia chỉnh trang cảnh quan đường làng, ngõ xóm, xây dựng tuyến đường kiểu mẫu. Đến hết năm 2023, thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn xã Hát Môn đạt 71,52 triệu đồng/năm. Hiện xã không còn hộ nghèo, tỷ lệ hộ cận nghèo đa chiều của xã chỉ còn 0,16%.

Tại xã Võng Xuyên, phong trào xây dựng NTM cũng được người dân hết sức đồng tình. Người dân vào cuộc mạnh mẽ, ủng hộ hàng ngàn mét vuông đất cùng hàng chục tỷ đồng mở rộng đường làng, ngõ xóm, xây dựng cổng chào, đường hoa - cây xanh. Theo Chủ tịch UBND xã Lê Đình Bình, quá trình xây dựng NTM, địa phương tranh thủ nguồn lực hỗ trợ của TP. Hà Nội và huyện Phúc Thọ, xây dựng kế hoạch để triển khai các dự án phát triển bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả. Nhờ đó, xã không để xảy ra tình trạng nợ đọng xây dựng cơ bản…

Có thể nói, với quyết tâm cao của cấp ủy, chính quyền, cùng sự đồng thuận, ủng hộ của các tầng lớp Nhân dân, 2 xã Hát Môn và Võng Xuyên đã được UBND thành phố Hà Nội quyết định công nhận là “xã đạt chuẩn nông thôn mới nâng cao”. Đây cũng là hai địa phương đầu tiên của huyện Phúc Thọ đạt được mục tiêu này.

Theo Trưởng phòng Kinh tế huyện Cấn Văn Hồng, giai đoạn 2021 - 2025, thành phố Hà Nội giao chỉ tiêu cho huyện hoàn thành xây dựng NTM nâng cao tại 7 xã. Ngoài ra, đến hết năm 2025, huyện cũng cần xây dựng 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Trưởng phòng Kinh tế huyện cho biết thêm: Là địa phương thuần nông nên nguồn lực đầu tư xây dựng NTM của huyện rất hạn chế. Cụ thể, trong quá trình xây dựng NTM của huyện gặp không ít khó khăn, trong đó các tiêu chí về xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu tại các xã chưa đạt chủ yếu là về hạ tầng, cần nguồn lực đầu tư rất lớn. Đây cũng là rào cản lớn nhất đối với mục tiêu xây dựng NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu của huyện. Bởi, theo kết quả rà soát tại 20 xã của huyện Phúc Thọ trong tháng 3.2024, đối với tiêu chí giao thông, toàn bộ 20 xã của huyện chưa đạt. Cụ thể, một số tuyến đường ở các xã được đầu tư từ giai đoạn trước nay đã xuống cấp, cần được làm mới; giao thông liên xã chưa được bảo trì hằng năm…

Về thủy lợi, mới có 12 xã đạt, 8 xã chưa đạt, gồm: Phụng Thượng, Vân Phúc, Trạch Mỹ Lộc, Tích Giang, Vân Hà, Long Xuyên, Ngọc Tảo và Thanh Đa. Đáng chú ý, hệ thống kênh mương được kiên cố hóa ở các xã còn thấp, nhiều tuyến bị xuống cấp, hư hỏng, gây khó khăn trong việc tưới tiêu, phục vụ sản xuất. Đối với lĩnh vực giáo dục, có 6 xã đạt, 14 xã chưa đạt.

Đối với các tiêu chí văn hóa, mới có 1 xã đạt, 19 xã chưa đạt. Trong đó, Trung tâm Văn hóa và Thể thao xã hiện mới có xã Tam Hiệp hoàn thành, xã Hát Môn đang được xây dựng, 18 xã còn lại chưa có... Tuy vậy, với quyết tâm cao, huyện đã và đang tập trung huy động mọi nguồn lực để hoàn thành chỉ tiêu kế hoạch thành phố giao…

Triển khai các tiêu chí theo hướng bền vững

Trong năm 2024, huyện Phúc Thọ phấn đấu có thêm 3 xã hoàn thành xây dựng NTM nâng cao gồm: Tam Hiệp, Vân Phúc, Phụng Thượng. Cùng với đó là nỗ lực đưa xã Hát Môn về đích NTM kiểu mẫu. Chủ tịch UBND huyện Nguyễn Đình Sơn cho biết: Để khắc phục khó khăn về nguồn lực, phấn đấu đạt kế hoạch đề ra, địa phương chỉ đạo đẩy mạnh hiệu quả công tác đấu giá quyền sử dụng đất. Năm 2023, con số này đạt gần 1.000 tỷ đồng, góp phần quan trọng giúp địa phương bớt áp lực về kinh phí đầu tư nâng cấp hạ tầng kinh tế - xã hội.

Tính đến hết quý I.2024, thu nhập bình quân đầu người dân trên địa bàn huyện Phúc Thọ đạt khoảng 70 triệu đồng/người/năm. Tỷ lệ hộ nghèo giảm dần qua từng năm, hiện còn dưới 1%, trong đó, có 12/21 xã, thị trấn hiện không còn hộ nghèo. Trong giai đoạn 2021 - 2025, thành phố Hà Nội giao chỉ tiêu cho huyện hoàn thành xây dựng NTM nâng cao tại 7 xã. Ngoài ra, đến hết năm 2025, huyện cũng cần xây dựng 2 xã đạt chuẩn NTM kiểu mẫu. Để nỗ lực hoàn thành mục tiêu, năm 2024, huyện Phúc Thọ phấn đấu có thêm 3 xã hoàn thành xây dựng NTM nâng cao, gồm: Tam Hiệp, Vân Phúc, Phụng Thượng và đưa xã Hát Môn về đích NTM kiểu mẫu.

Lãnh đạo UBND huyện Phúc Thọ cũng nhấn mạnh, quá trình xây dựng NTM, địa phương cố gắng triển khai các tiêu chí theo hướng bền vững. Ví dụ, khi xây dựng đường giao thông, đều chỉ đạo các xã tập trung đầu tư làm asphalt, thay vì chỉ cứng hóa.

Chủ tịch UBND huyện khẳng định, địa phương quyết tâm và cam kết sẽ đạt mục tiêu xây dựng NTM của nhiệm kỳ 2021 - 2025. Dù vậy, so với các địa phương khác, huyện Phúc Thọ vẫn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng, lợi thế, do đó huyện mong muốn thành phố Hà Nội tiếp tục quan tâm, hỗ trợ nguồn lực, tiếp sức Phúc Thọ hoàn thành nhiệm vụ xây dựng NTM. Đặc biệt, mới đây huyện đã khởi công dự án xây dựng mạng lưới cấp nước cho 9 xã: Xuân Đình, Vân Phúc, Vân Hà, Vân Nam, Long Xuyên, Thượng Cốc, Hát Môn, Tam Thuấn, Thanh Đa. Dự án do Liên danh Công ty Cổ phần Đầu tư xây dựng cấp thoát nước và môi trường Ba Vì và Công ty Cổ phần Ao Vua đề xuất nghiên cứu đầu tư, phấn đấu hoàn thành và có thể cấp nước sạch cho người dân trước tháng 5.2025. Dự án đi vào hoạt động sẽ giúp cho huyện Phúc Thọ đạt mục tiêu 100% người dân các xã được tiếp cận nước sạch tập trung vào năm 2025, đáp ứng tiêu chí xây dựng xã NTM nâng cao, NTM kiểu mẫu.


(Trang thông tin có sự phối hợp của Văn phòng Điều phối Chương trình xây dựng nông thôn mới TP. Hà Nội)

Địa phương

Toàn cảnh khu nhà tạm của thôn Làng Nủ
Địa phương

Lào Cai: Gấp rút hoàn thiện khu tạm cư Làng Nủ

Sau gần 1 tuần huy động sức người, sức của, làm việc xuyên ngày đêm "chạy đua" với thời gian, khu tạm cư của thôn Làng Nủ đang trong quá trình hoàn thiện. Dự kiến, trong ngày mai (21.9), 25 hộ dân thôn Làng Nủ bị mất nhà do mưa lũ và các hộ đang trong diện nguy cơ sạt cao sẽ được bốc thăm để chuyển sang khu nhà tạm nhằm bảo đảm an toàn…

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ
Địa phương

Lạng Sơn: Đồng sức, đồng lòng vượt qua khó khăn bão lũ

Bão số 3 gây thiệt hại nặng nề cho người dân một ở số địa bàn của tỉnh Lạng Sơn. Với sự chủ động của chính quyền, lực lượng chức năng, sự đồng lòng của người dân, công tác khắc phục hậu quả sau lũ đã và đang được tiến hành khẩn trương, nỗ lực cao nhất để người dân nhanh chóng ổn định cuộc sống, khôi phục sản xuất.

Mô hình đan hàng cói xuất khẩu tại huyện Nghĩa Hưng. Ảnh: Nguồn ITN
Địa phương

Đồng hành cùng hội viên phát triển kinh tế

Thời gian qua, Hội Liên hiệp Phụ nữ (LHPN) huyện Nghĩa Hưng tỉnh Nam Định đã triển khai nhiều giải pháp tuyên truyền, vận động chị em tham gia khởi nghiệp, mở các lớp dạy nghề, tìm hiểu nhu cầu vốn thực tế của từng hội viên để có hướng hỗ trợ phù hợp. Với mục hỗ trợ hội viên phụ nữ phát triển kinh tế, đặc biệt đối với chị em phụ nữ hoàn cảnh khó khăn.

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024
Địa phương

Lâm Đồng phấn đấu phê duyệt 2 dự án cao tốc trong tháng 10.2024

Đó là nhiệm vụ Ban chỉ đạo các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải giao cho tỉnh Lâm Đồng tại phiên họp thứ 14 về các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành giao thông vận tải do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban chỉ đạo chủ trì, diễn ra theo hình thức trực tiếp và trực tuyến nối đầu cầu Chính phủ với các địa phương.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân
Trên đường phát triển

Bà Rịa - Vũng Tàu: Điều chỉnh bảng giá đất mới không ảnh hưởng đến nghĩa vụ tài chính của người dân

Sở Tài nguyên và Môi trường Bà Rịa - Vũng Tàu khẳng định rằng, mặc dù Quyết định số 26/2024/QĐ-UBND có điều chỉnh tăng giá đất, nhưng về cơ bản, nghĩa vụ tài chính của người dân không thay đổi nhiều. Khi so sánh giá đất giữa các quyết định, mức thuế và tiền sử dụng đất phải nộp của người dân vẫn giữ nguyên.

Tính riêng lĩnh vực trồng trọt, tỉnh Đồng Nai đã có 45 mô hình ứng dụng công nghệ cao
Địa phương

Nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu

Phó Giám đốc Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN - PTNT) tỉnh Đồng Nai Nguyễn Văn Thắng nhìn nhận, phát triển nông nghiệp công nghệ cao là xu thế tất yếu của tỉnh. Thông qua đó, giúp nâng cao năng lực cạnh tranh, giá trị gia tăng đồng thời thúc đẩy kết cấu hạ tầng, nhận diện thương hiệu, đầu tư sản xuất giống cây trồng, vật nuôi...

Bí thư Quận ủy Tây Hồ Lê Thị Thu Hằng kiểm tra công tác bố trí các điểm di dời cho người dân trên địa bàn
Địa phương

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân phục hồi sản xuất sau bão lũ

Bão số 3 đã qua đi nhưng những hậu quả để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách quận.

Tỉnh Đồng Nai đặt mục tiêu đến năm 2025, sẽ có thêm 7 mã số vùng trồng chuối với diện tích hơn 1,5 ngàn ha.
Địa phương

Xây dựng mã số vùng trồng: “Hộ chiếu” đưa nông sản Đồng Nai xuất ngoại

Về dài hạn, mã số vùng trồng sẽ là nền tảng cho việc triển khai truy xuất nguồn gốc và là giải pháp thúc đẩy tiêu thụ nông sản bằng các nền tảng số, tích hợp giá trị, tạo sự thuận lợi cho nông dân, người tiêu dùng. Đồng thời giúp gia tăng giá trị nông sản của địa phương, qua đó góp phần tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng hiện đại.

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ
Hoạt động chính quyền

Quận Tây Hồ, Hà Nội: Đồng hành với người dân vượt qua bão lũ

Bão số 3 đã qua đi, nhưng những hậu quả mà nó để lại cho người dân quận Tây Hồ (Hà Nội) còn rất nặng nề với mức thiệt hại ước tính gần 90 tỷ đồng. Nhằm phục hồi sản xuất nông nghiệp cho người dân canh tác tại khu vực ngoài bãi, quận Tây Hồ đã xây dựng kế hoạch, bố trí khoảng 85 tỷ đồng để cho vay, hỗ trợ người dân phục hồi sản xuất, ủy thác qua Ngân hàng Chính sách xã hội quận.

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi
Địa phương

Đoàn ĐBQH Thành phố Hải phòng tặng 60 suất quà cho các hộ dân bị ảnh hưởng bão Yagi

Để chung tay cùng cả nước ủng hộ đồng bào bị ảnh hưởng bởi bão số 3 (Yagi), giúp người dân sớm ổn định cuộc sống, Đoàn ĐBQH thành phố Hải phòng đã tặng 60 suất quà trị giá 60 triệu đồng cho các hộ dân bị ảnh hưởng do bão tại các quận, huyện trên địa bàn thành phố.

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ
Địa phương

Quận Long Biên (Hà Nội): Chưa xử lý dứt điểm công trình xây dựng sai phép lấn chỉ giới tuyến đường nghìn tỷ

Mới đây, UBND quận Long Biên (Hà Nội) vừa thụ lý giải quyết tố cáo của công dân đối với ông Vũ Ngọc Hiệp – Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm vì không thực hiện Kết luận số 02/KL-CTUBND ngày 29.5.2024 của Chủ tịch UBND phường Ngọc Lâm kết luận nội dung tố cáo đối với ông Nguyễn Văn Minh.