Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Kế hoạch phát triển ngành dệt may và da giày tỉnh Phú Yên đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2035 đặt mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu bình quân giai đoạn 2023 - 2030 đạt 10,45%/năm.

Cụ thể mục tiêu đặt ra, đến năm 2025, thu nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp ngành dệt may và da giày đạt trên 90% mức thu nhập bình quân chung của lao động trong doanh nghiệp cả nước và phấn đấu giảm dần khoảng cách với mức bình quân chung cả nước.

Đến năm 2030, phấn đấu thu nhập của lao động ngành dệt may và da giày đạt tương đương mức thu nhập của lao động ngành công nghiệp chế biến, chế tạo, giảm dần khoảng cách với mức thu nhập bình quân chung của lao động trong doanh nghiệp cả nước.

Ngoài ra, mục tiêu giai đoạn 2031 - 2035, tỉnh tiếp tục cải thiện tỉ lệ nội địa hóa trên cơ sở thúc đẩy đầu tư nguyên phụ liệu đáp ứng nhu cầu phát triển, sản xuất các sản phẩm dệt may và da giày trong nước, giảm nhập khẩu; phấn đấu thu nhập bình quân của lao động trong doanh nghiệp ngành này đạt tương đương và cao hơn thu nhập bình quân chung của lao động trong doanh nghiệp cả nước.

108detmay.jpg
Phú Yên đặt mục tiêu tăng trưởng kim ngạch xuất khẩu dệt may bình quân giai đoạn 2023 - 2030 đạt 10,45%/năm. Ảnh: ITN

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày Phú Yên phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, hoàn thiện chuỗi giá trị sản xuất và đạt mục tiêu đề ra, định hướng của UBND tỉnh là tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Liên quan đến công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và da giày, UBND tỉnh khuyến khích đầu tư sản xuất nguyên, phụ liệu cho ngành dệt may và da giày để nâng cao tỉ lệ nội địa hóa; nghiên cứu khả năng sản xuất các sản phẩm từ hóa dầu (xơ, sợi, hóa chất...) phục vụ cho ngành dệt may để đáp ứng nhu cầu sản xuất trong nước và giảm dần nhập khẩu.

Thu hút đầu tư các dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ ngành da giày, trừ các sản phẩm mà quá trình sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao như: da thuộc, vải giả da, hóa chất thuộc da... Cùng với đó, hình thành các cụm công nghiệp phía tây của tỉnh để thu hút đầu tư các dự án công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và da giày phục vụ nhu cầu trong nước và hướng đến xuất khẩu.

Tập trung hình thành một số khu, cụm công nghiệp hỗ trợ ngành dệt may và da giày tại các địa phương. Ưu tiên, khuyến khích thu hút đầu tư đối với các doanh nghiệp có kinh nghiệm lâu năm trong lĩnh vực công nghiệp phụ trợ ngành dệt May và da giày. Đồng thời, triển khai các chương trình xúc tiến đầu tư tại các thị trường tập trung đông doanh nghiệp sản xuất nguyên, phụ liệu ngành dệt may và da giày.

Chuẩn bị sẵn sàng thông tin đầu tư, thông tin về các dịch vụ tại địa phương, quỹ đất dành cho các dự án đầu tư vào sản xuất nguyên, phụ liệu phục vụ ngành dệt may và da giày.

UBND tỉnh cũng đề ra một số nhiệm vụ, giải pháp để ngành dệt may và da giày Phú Yên phát triển, hoạt động đúng định hướng, trong đó có giải pháp về tổ chức quản lý; cơ chế tài chính, thuế, nguồn vốn; phát triển thị trường; thu hút đầu tư và phát triển chuỗi giá trị trong nước; phát triển nguồn nguyên, phụ liệu phục vụ sản xuất; nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; đổi mới khoa học, công nghệ và phát triển bền vững, xanh hóa ngành dệt may và da giày.

Trên đường phát triển

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo
Xã hội

Bài 1: Để mảnh đất cực Bắc không còn hộ nghèo

Hoạt động không vì lợi nhuận với sứ mệnh không để ai bị bỏ lại phía sau, hơn 20 năm qua, mỗi cán bộ, viên chức, người lao động của Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) Hà Giang luôn tận tâm, tận lực chuyển tải các chính sách hỗ trợ của Đảng, Nhà nước một cách nhanh nhất, hiệu quả nhất với mong muốn làm sao để Hà Giang không còn hộ nghèo và một ngày không xa, đồng bào địa phương sẽ tiến kịp miền xuôi về mọi mặt...

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược
Địa phương

Từng bước khẳng định vai trò điểm đến đầu tư chiến lược

Những kết quả ấn tượng đạt được tại Chương trình xúc tiến đầu tư thương mại Long An - Nhật Bản năm 2025 do UBND tỉnh Long An phối hợp với Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản và Hiệp hội Xúc tiến kinh tế Việt Nam - Nhật Bản vừa tổ chức cho thấy, Long An không chỉ thu hút sự quan tâm mạnh mẽ từ các doanh nghiệp Nhật Bản mà còn dần khẳng định vai trò là điểm đến đầu tư chiến lược tại Việt Nam. Những thỏa thuận hợp tác quan trọng được ký kết chính là bước khởi đầu cho một giai đoạn hợp tác sâu rộng hơn, tạo ra động lực phát triển lâu dài giữa Long An và các đối tác Nhật Bản.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Đinh Công Sứ kiểm tra tiến độ sửa chữa đường từ xã Trung Thành đi xã Yên Hòa (Đà Bắc). Ảnh: Khánh An
Địa phương

Hòa Bình: Đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án đầu tư công tại huyện Đà Bắc

Kiểm tra tiến độ thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia trên địa bàn huyện Đà Bắc ngày 1.4, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo các Chương trình mục tiêu quốc gia tỉnh Đinh Công Sứ yêu cầu địa phương với quyết tâm chính trị cao nhất, phấn đấu hoàn thành kế hoạch vốn năm 2024 - 2025, sớm đưa các công trình, dự án đi vào hoạt động để người dân được hưởng lợi.

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững
Địa phương

Doanh nghiệp phía Nam tiên phong tiết kiệm năng lượng, hướng tới nền kinh tế xanh, bền vững

Các doanh nghiệp phía Nam đang chủ động thực hiện nhiều giải pháp tiết kiệm năng lượng như lắp đặt điện mặt trời mái nhà, thay thế thiết bị cũ, tối ưu quy trình sản xuất. Những nỗ lực này không chỉ giúp giảm chi phí, nâng cao hiệu quả kinh doanh mà còn góp phần xây dựng nền kinh tế xanh, phát triển bền vững.

Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Vũ Đại Thắng kiểm tra tiến độ thi công dự án Bến cảng tổng hợp Vạn Ninh giai đoạn 1 (TP Móng Cái)
Trên đường phát triển

Quảng Ninh gỡ khó cho các dự án trọng điểm ngoài ngân sách

Tỉnh Quảng Ninh hiện đang triển khai các biện pháp tích cực để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc cho nhiều dự án trọng điểm ngoài ngân sách nhằm thu hút nhiều nguồn lực đầu tư ngoài xã hội, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế bền vững. Mục tiêu của tỉnh là sớm đưa các dự án này vào triển khai xây dựng, tạo ra những dư địa phát triển mới.

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng
Trên đường phát triển

Nam Định chủ động phát triển hạ tầng năng lượng

Nhằm thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 55-NQ/TW ngày 11.2.2020 của Bộ Chính trị về định hướng chiến lược phát triển năng lượng quốc gia, trong bối cảnh cạnh tranh thu hút đầu tư ngày càng gay gắt, tỉnh Nam Định đã và đang chủ động đầu tư hạ tầng năng lượng hiện đại. Với tầm nhìn chiến lược và khát vọng đổi mới, địa phương đặt mục tiêu bảo đảm nguồn điện ổn định, bền vững - yếu tố then chốt để thu hút các dự án công nghiệp quy mô lớn, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn.

Bà Rịa - Vũng Tàu: Bảo đảm chỉ tiêu thu ngân sách năm 2025 tăng ít nhất 10%
Địa phương

Bà Rịa - Vũng Tàu: Tập trung nguồn lực bứt phá kinh tế từ 17 nghị quyết mới thông qua

Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu khóa VII, nhiệm kỳ 2021-2026 vừa thông qua 17 nghị quyết quan trọng liên quan đến các lĩnh vực đất đai, xây dựng, ngân sách, đầu tư công, văn hóa - xã hội. Đây được xem là những quyết sách có ý nghĩa đặc biệt trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong năm 2025 và các giai đoạn tiếp theo.

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ
Trên đường phát triển

Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ

Sáng 29.3, tại khu vực Vườn hoa đền Bà Kiệu (không gian đi bộ hồ Hoàn Kiếm TP. Hà Nội) đã diễn ra lễ khai mạc Chương trình “Tinh hoa văn hóa Bắc Ninh, sắc màu Đông Hồ”. Chương trình do UBND tỉnh Bắc Ninh phối hợp cùng Ủy ban quốc gia UNESCO Việt Nam tổ chức.

Năm 2025, Ban tổ chức Lễ hội bánh dân gian Nam bộ sẽ thực hiện đổ chiếc bánh xèo siêu to khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí
Văn hóa

Lễ hội Bánh dân gian Nam bộ năm 2025 sẽ có 231 gian hàng

Theo Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch TP. Cần Thơ, tại Lễ hội Bánh dân gian Nam Bộ lần thứ 12 -  năm 2025, Ban tổ chức sẽ thực hiện 2 chiếc bánh khổng lồ để du khách thưởng thức miễn phí; đồng thời hướng dẫn khách làm các loại bánh dân gian Nam Bộ.