Phù Lưu, ngôi chợ gần 600 năm tuổi

Chợ Giầu - Phù Lưu được lập dựng từ thế kỷ XV, nhanh chóng trở thành chợ danh tiếng của huyện Đông Ngàn (nay là Từ Sơn, Bắc Ninh), rồi người cả xứ Kinh Bắc cũng hay về chợ phiên. Thế kỷ XIX là giai đoạn nổi tiếng, phát đạt nhất của chợ Giầu. Thời ấy, cả làng 180 hộ thì có tới 144 hộ chuyên kinh doanh, buôn bán, số còn lại vừa làm ruộng vừa buôn bán.

Trên đất Kinh Bắc xưa có 5 ngôi chợ nổi tiếng thiên hạ, ngày phiên kế nhau: Chợ Núi (Gia Lương) họp ngày 1, ngày 6; chợ Chờ (Yên Phong) họp ngày 2, ngày 7; chợ Lim (Tiên Sơn) họp ngày 3, ngày 8; chợ Giầu (Phù Lưu) họp ngày 4, ngày 9; chợ Vân (Quế Võ) họp ngày 5, ngày 10. Và trong 5 chợ ấy, đông đúc, sầm uất hơn cả là chợ Phù Lưu.

Chợ Phù Lưu nằm trên thân đất cao, rộng, ngay trung tâm phủ Từ Sơn. Do thuận tiện về giao thông, nên hàng hóa từ nhiều vùng quê khác trẩy về đây phong phú, và người tứ xứ cũng đổ về đây buôn bán đông đúc. Người các vùng phía Bắc xuôi đường cái quan (Quốc lộ 1) xuống Phù Lưu. Người nhiều làng quê mạn Nam thì theo thuyền, ngược sông Hồng, sông Đuống mà lên chợ Giầu. Họ mua bán, trao đổi nhiều hàng hóa, sản vật của biết bao làng quê xứ Bắc: lụa trắng và vải thâm Đình Bảng; lụa và gấm Nội Duệ, Xuân Ổ; rồi đồ sứ Bát Tràng, đồ gang Nội Trì, chĩnh và vại sành Thổ Hà; tơ lụa, gấm vóc Hà Đông... Bởi thế, Phù Lưu nhanh chóng trở thành một trung tâm thương thị lớn. Trong cuốn Phả làng của Phù Lưu có ghi chép về sự đông vui đặc biệt của chợ Giầu: người từ khắp nơi đổ về chợ từ tối hôm trước ngày phiên, trú ngụ tại thôn xóm. Có lần, người tứ xứ đổ về đông quá, chật chội, hết chỗ ở, họ tràn vào cả đình, chùa, và đã làm sập đình làng. Năm 1798 phải sửa lại đình làng...

Đình làng Phù Lưu Nguồn: phuot.vn
Đình làng Phù Lưu Nguồn: phuot.vn
Theo truyền tụng, từ xưa xa, đầm Phù Lưu ở huyện Đông Ngàn rộng lớn vô cùng, lại có hình dạng như một cái đẫy, làng Phù Lưu nằm đúng vị trí đáy đẫy. Do vậy, từ bao đời người Phù Lưu đã luôn khoác trên vai chiếc đẫy đi buôn. Cũng từ lâu đời, trong khi biết bao làng thôn nơi đồng bằng xứ Bắc hầu như đều theo tín ngưỡng thờ Mẫu, hoặc thờ Tứ bất tử, thì người Phù Lưu thờ Bà chúa đầm. Đó là hình ảnh Thần hàng hóa, vị thần tối linh của nghề buôn bán. Tự tin ở vào vị trí đáy đẫy, người Phù Lưu đi buôn bán khắp nơi với lòng tin có Bà chúa đầm luôn phù trợ mình. Do buôn bán phát đạt, người Phù Lưu nảy sinh nhu cầu thành lập một tụ điểm mua bán, trao đổi hàng hóa. Đến thời Lê sơ, thế kỷ XV, có một vị quan Thái bảo, họ Nguyễn, người Phù Lưu, đã đứng ra hưng công lập nên chợ Giầu. Do công đức ấy, người Phù Lưu đã lập bia ghi công tích của vị quan Thái bảo họ Nguyễn ấy.

Ngày xưa, chợ Phù Lưu thường có tới hơn 30 cầu hàng. Mỗi cầu hàng là mỗi dãy nhà dài 10 - 20 gian, bán một loại hàng hóa riêng. Thời ấy, chợ và làng là một quần thể sống sinh động và thống nhất. Không phải phiên chợ, cả làng sinh hoạt bình lặng, êm đềm sau lũy tre làng, nhưng vào ngày chợ phiên, mọi nhà đều mở cửa buôn bán, mỗi dãy nhà, xóm ngõ là một cầu hàng. Do sự sống đan xen nhịp nhàng giữa làng và chợ, người đời hay gọi Phù Lưu là dân kẻ chợ. Phụ nữ Phù Lưu chịu thương chịu khó, biết thu vén cho gia đình, lại có một phong thái khoan hòa, duyên dáng như phụ nữ Kinh kỳ. Các bà, các chị ở vùng quê này chuyên tâm lo buôn bán nuôi chồng, nuôi con học hành để tiến thân bằng con đường khoa bảng, chí ít cũng trở thành người đàn ông có chữ nghĩa, văn chương. Cuốn sách Đồng Khánh địa dư chí lược ghi: “Phù Lưu là tổng có nhiều người đỗ đạt nhất huyện...”. Tại Phù Lưu còn có tấm bia ghi danh những hiền nhân từng đỗ đạt xưa kia, trong đó 5 vị đỗ đại khoa (4 Tiến sĩ và 1 Phó bảng) và khá nhiều người đỗ Cử nhân, Tú tài. Thành công của các nhà khoa bảng Phù Lưu chính là sự đền đáp cho công lao của những người mẹ, người vợ, người chị trên quê hương Phù Lưu.

Người Phù Lưu chi khá nhiều tiền bạc kiếm được vào việc đầu tư xây dựng đình chùa, đường sá, các công trình văn hóa công cộng ở quê nhà. Chợ Giầu - Phù Lưu quy mô ngày càng to đẹp, nên nghiễm nhiên trở thành ngôi chợ của phủ Từ Sơn, Bắc Ninh. Nhiều năm trở lại đây, chợ đã tách khỏi làng Giầu - Phù Lưu, được quy hoạch với gần 70 cầu hàng, và mang tên là chợ Từ Sơn, nhưng trong tâm thức người Phù Lưu, đây vẫn là chợ Giầu gần 600 tuổi của họ; và trên thực tế, hơn 60% người dân Phù Lưu vẫn kinh doanh buôn bán tại chợ này và một số chợ của Bắc Ninh. Cũng xin nói thêm rằng, ở làng Phù Lưu vẫn còn nguyên vẹn con đường lát đá xanh đẹp nổi tiếng xứ Kinh Bắc xưa; vẫn còn giữ được nhiều ngôi nhà cổ, dấu vết của những cầu hàng xưa... Và do vậy, dường như vẫn ẩn khuất đâu đây hình bóng chợ Giầu - Phù Lưu suốt mấy trăm năm Để thương để nhớ để sầu cho khách đường xa...!

Văn hóa

Những kỷ vật đi cùng năm tháng được gia đình gìn giữ cận thận
Văn hóa

Gặp lại người may cờ Tổ quốc cho chiến dịch năm xưa ở Tây Nguyên

Chúng tôi gặp bà Nguyễn Thị Ngọc Lan trong những ngày cuối tháng Tư, khi khắp nơi trên cả nước đang hướng về kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025). Trong căn nhà nhỏ trên đường Nguyễn Viết Xuân, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk, người phụ nữ đã ngoài 80 tuổi tiếp chuyện bằng giọng nói nhỏ nhẹ nhưng gương mặt ánh lên sự rắn rỏi, kiêu hãnh khi nhắc về những tháng năm thanh xuân cống hiến cho cách mạng.

Tác giả tại bờ bắc bến sông Thạch Hãn - Nơi từng diễn ra các đợt trao trả tù binh chiến tranh theo một điều khoản Hiệp định Paris 1973
Văn hóa - Thể thao

Thạch Hãn chảy mãi khúc khải hoàn ca

Tròn nửa thế kỷ trôi qua kể từ ngày đất nước trọn niềm vui, Bắc - Nam sum họp một nhà trong hòa bình, thống nhất; những ngày tháng ấy, hàng triệu người con đất Việt mừng vui, vất vả ngược xuôi vượt sông Thạch Hãn để vào Nam hay ra Bắc, tìm lại người thân yêu sau bao năm dài chiến tranh, ly tán. Làm sao quên dòng sông ấy từng là giới tuyến, gánh vác sơn hà, xã tắc trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc cho đến ngày đại thắng mùa Xuân năm 1975, non sông thu về một mối.

GS.TS PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội)
Văn hóa - Thể thao

Tinh thần, cốt cách của người Việt Nam

Theo GS.TS. PHẠM HỒNG TUNG (Đại học Quốc gia Hà Nội), thắng lợi của sự nghiệp kháng chiến chống Mỹ cứu nước là một thành quả vĩ đại của cách mạng Việt Nam, khẳng định ý chí thống nhất đất nước không gì lay chuyển, khát vọng hòa bình cháy bỏng của Nhân dân Việt Nam, được hun đúc bởi truyền thống chống ngoại xâm từ trong lịch sử đến ngày nay.

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước
Văn hóa - Thể thao

Cao cả đức hy sinh - Mạch nguồn dựng xây đất nước

Đại thắng mùa Xuân 1975 đã khắc ghi những trang sử hào hùng trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam. Tinh thần hy sinh cao cả ấy - vì nước quên thân, vì dân quên mình - đã trở thành mạch nguồn bất tận, hun đúc niềm tin và khát vọng vươn mình của dân tộc ta. Hôm nay, trong hào khí tháng Tư lịch sử, toàn Đảng, toàn dân, toàn quân đang tiếp nối mạch nguồn ấy bằng cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy nhà nước - dám hy sinh lợi ích cá nhân vì một Việt Nam phồn vinh và thịnh vượng.

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông
Văn hóa - Thể thao

"Binh chủng đặc biệt" lay động cả non sông

Trên thế giới, hiếm có dân tộc nào sở hữu thứ "vũ khí" bảo vệ Tổ quốc độc đáo như vậy. "Vũ khí" ấy không phải gươm giáo, đạn bom, mà là những vần thơ thấm đẫm máu và hoa, là khúc ca hùng tráng át tiếng bom đạn, là thước phim lay động trái tim, là nét vẽ kiên cường trên trang giấy… Tất cả đã tạo nên sức mạnh tinh thần phi thường, đủ sức lấn át mọi vũ khí, hun đúc ý chí, tôi luyện quyết tâm đánh thắng kẻ thù, giành lại tự do cho Tổ quốc.

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình
Văn hóa - Thể thao

Trải qua chiến tranh càng thấy giá trị của hòa bình

Trưa ngày 30.4.1975, quân ta tiến vào Sài Gòn, chiếm Dinh Độc Lập. Tổng thống Việt Nam Cộng hòa Dương Văn Minh lên đài phát thanh Sài Gòn tuyên bố đầu hàng vô điều kiện. “Khi Đài Tiếng nói Việt Nam vừa đưa dứt thông tin đó, chúng tôi nhảy cẫng lên ôm chầm lấy nhau, nước mắt lưng tròng. Đó là những giọt nước mắt của hạnh phúc”...

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...
Văn hóa - Thể thao

Vòng tay lớn mãi để nối sơn hà...

Thời gian có làm phai mờ dấu vết chiến tranh nhưng ký ức hào hùng vẫn in đậm trong trí nhớ những người có mặt trong thời khắc lịch sử 50 năm trước. Nhắc nhớ câu chuyện ấy tiếp thêm ngọn lửa truyền cảm hứng, biến niềm tin và tự hào thành động lực dựng xây Tổ quốc hôm nay.

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin
Văn hóa - Thể thao

“Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” - Khát vọng và niềm tin

Bộ phim “Vĩ tuyến 17 ngày và đêm” chứa đựng bề dày lịch sử đất nước và con người Việt Nam một thời; số phận của các nhân vật mang chiều rộng về không gian, chiều dài về thời gian, gắn bó với số phận của dân tộc trong mọi biến cố lớn lao tại nơi giới tuyến chia cắt hai miền Nam - Bắc đầy khốc liệt.

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta
Văn hóa - Thể thao

Thống nhất nước nhà - con đường sống của Nhân dân ta

Ngày 6.7.1956, trong thư gửi đồng bào cả nước, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định: “Thống nhất nước nhà là con đường sống của Nhân dân ta”. Ngày 30.4.1975, điều này đã trở thành hiện thực, thành cơ sở đầu tiên của kỷ nguyên độc lập - tự do trong 50 năm qua và tiếp tục trở thành nền tảng vững chắc cho kỷ nguyên mới.

50 năm thống nhất đất nước, vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng
Văn hóa

Vẹn nguyên ký ức ngày giải phóng

50 năm đã trôi qua nhưng ký ức về ngày nối non sông liền một dải vẫn vẹn nguyên trong tâm trí những người đã chiến đấu vì đất nước, trong đó có Đại tá Trương Quang Siều, nguyên Phó Chỉ huy trưởng Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh Quảng Bình.

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”
Văn hóa

Chính thức ra mắt sách “Con đường tương lai”

Ngày 29.4, tại Thư viện Quốc gia Việt Nam, Hội Nhà văn Hà Nội phối hợp với Viện Khoa học Giáo dục và Môi trường cùng một số doanh nghiệp tổ chức lễ ra mắt cuốn sách “Con đường tương lai” - Tập 1 của nhà văn Nguyễn Xuân Tuấn.

Nhân dân Sài Gòn - Gia Định kéo về Dinh Độc Lập chào mừng Quân giải phóng
Văn hóa - Thể thao

Nghệ thuật tạo và chớp thời cơ

Nghệ thuật tạo thời cơ, chớp thời cơ là một trong những yếu tố quyết định thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy mùa Xuân 1975; thay vì 2 năm như kế hoạch đã đề ra, chúng ta chỉ mất 55 ngày đêm thu non sông về một mối.