Phòng, chống lãng phí là “sứ mệnh” của Kiểm toán Nhà nước

Đất nước đang bước vào "kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” theo lời Tổng Bí thư Tô Lâm. Trong bối cảnh đó, “công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách”. Chung tay cùng cả nước trong “cuộc chiến” này, Kiểm toán Nhà nước đã xác định phòng, chống tham nhũng, lãng phí chính là “sứ mệnh” của mình, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước NGÔ VĂN TUẤN nhấn mạnh.

anh-emagazine-1-17.png

Phòng, chống lãng phí là “sứ mệnh” của Kiểm toán Nhà nước

_____________________________________

Đất nước đang bước vào "kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam” theo lời Tổng Bí thư Tô Lâm. Trong bối cảnh đó, “công tác phòng, chống lãng phí đang đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ mới rất khẩn trương, cấp bách”. Chung tay cùng cả nước trong “cuộc chiến” này, Kiểm toán Nhà nước đã xác định phòng, chống tham nhũng, lãng phí chính là “sứ mệnh” của mình, Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Kiểm toán Nhà nước NGÔ VĂN TUẤN nhấn mạnh.

Tập trung vào lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro

- Thưa Tổng Kiểm toán Nhà nước, nhìn lại công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí thông qua hoạt động kiểm toán, cũng như từ hoạt động nội bộ của ngành thời gian qua, đâu là những kết quả nổi bật?

- Để thực hiện đúng chức năng, nhiệm vụ theo quy định của pháp luật, Kiểm toán Nhà nước (KTNN) đã xác định phòng, chống tham nhũng, lãng phí là sứ mệnh” của mình. Theo đó, KTNN đã cụ thể hóa đầy đủ các quy định của Đảng, pháp luật của Nhà nước về phòng, chống tham nhũng, lãng phí vào các văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Tổng KTNN, như: Hệ thống chuẩn mực KTNN, Quy trình kiểm toán của KTNN, Quy trình kiểm toán vụ việc có dấu hiệu tham nhũng; đồng thời, ban hành các hướng dẫn kiểm toán có liên quan. KTNN đã triển khai thực hiện toàn diện, đồng bộ nhiều giải pháp để xây dựng kế hoạch kiểm toán một cách khoa học, hiệu quả; các nhiệm vụ, chủ đề kiểm toán tập trung vào các lĩnh vực tiềm ẩn nhiều rủi ro tham nhũng, thất thoát, lãng phí.

Qua hoạt động kiểm toán, KTNN đều chỉ ra hạn chế trong quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công của các đơn vị được kiểm toán, qua đó, kiến nghị thu hồi, giảm chi ngân sách nhà nước, kiến nghị chấn chỉnh hoạt động của các đơn vị; đặc biệt là kiến nghị sửa đổi những kẽ hở trong cơ chế, chính sách dễ dẫn đến tham nhũng, lãng phí; đồng thời, đã kịp thời phát hiện, kiến nghị với các cơ quan có thẩm quyền xử lý nhiều vụ việc có dấu hiệu tham nhũng, lãng phí.

KTNN cũng đặc biệt coi trọng phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong nội ngành. Việc phổ biến, quán triệt và triển khai thực hiện nghiêm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng, pháp luật của Nhà nước luôn được chú trọng nhằm nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của cấp ủy các cấp, nhận thức và trách nhiệm của đội ngũ cán bộ, đảng viên. KTNN cũng đẩy mạnh kiểm tra, thanh tra, giám sát nhằm kiểm soát quyền lực và đấu tranh, ngăn ngừa tiêu cực, tham nhũng, lãng phí trong nội bộ ngành; công khai, minh bạch trong hoạt động của cơ quan, minh bạch tài sản, thu nhập và trong công tác tuyển dụng, điều động, luân chuyển, bổ nhiệm cán bộ...

- Qua thực tiễn, Tổng Kiểm toán Nhà nước đánh giá thế nào về việc triển khai phòng, chống tham nhũng, lãng phí tại các bộ, ngành, địa phương?

- Qua kiểm toán cho thấy, cơ bản các bộ, ngành, địa phương rất quan tâm đến công tác này, thực hiện nghiêm quy định của Đảng và chính sách pháp luật của Nhà nước nhằm bảo đảm việc quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công chặt chẽ, đúng quy định. Gần đây, KTNN thường xuyên nhận được các đề nghị được kiểm toán của các cơ quan, đơn vị nhằm giúp phát hiện từ sớm, từ xa những sai sót, lãng phí, tiêu cực trong công tác quản lý, sử dụng tài chính, tài sản công để kịp thời khắc phục và nâng cao hiệu quả quản lý, sử dụng.

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn. Ảnh: Lâm Hiển

Tổng Kiểm toán Nhà nước Ngô Văn Tuấn. Ảnh: Lâm Hiển

Tuy nhiên, KTNN cũng phát hiện một số hiện tượng, dấu hiệu lãng phí, sử dụng kém hiệu quả nguồn lực công và đã kiến nghị xử lý tài chính tăng thu, giảm chi ngân sách nhà nước hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm; kiến nghị kiểm điểm trách nhiệm nhiều tập thể, cá nhân; chuyển nhiều hồ sơ cho các cơ quan chức năng để thanh tra, điều tra, xử lý theo quy định.

Để triển khai chất lượng và hiệu quả công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí trong quản lý tài chính công, tài sản công, các bộ, ngành, địa phương cần lưu ý tập trung vào một số lĩnh vực đã được KTNN chỉ ra.

Trong đó, đối với lĩnh vực chi thường xuyên, cần khắc phục tình trạng phân bổ dự toán chậm, nhiều lần, không sát thực tế, không có nhiệm vụ chi cụ thể, phân bổ khi chưa đủ điều kiện dẫn đến không giải ngân được, phải hủy dự toán; phân bổ vượt định mức... Ðối với chi đầu tư, cần khắc phục tình trạng bố trí vốn khi chưa đủ điều kiện, không có trong kế hoạch đầu tư công trung hạn, phân bổ vượt khả năng thực hiện, vượt nhu cầu... dẫn đến không giải ngân được, phải điều chỉnh giảm hoặc tỷ lệ giải ngân thấp, kế hoạch vốn phải hủy bỏ lớn; thiết kế chưa tiết kiệm, chưa phù hợp; nhiều dự án đầu tư chậm tiến độ làm giảm hiệu quả vốn đầu tư, gây lãng phí... Liên quan đến việc quản lý, sử dụng tài sản, cần khắc phục tình trạng bỏ hoang đất, chưa sử dụng hết diện tích đất được giao hoặc sử dụng không hiệu quả, chưa đúng mục đích, để bị lấn chiếm, tranh chấp; thực hiện liên doanh, liên kết, cho thuê, mượn đất không đúng quy định...

- Tổng Kiểm toán Nhà nước có thể khái quát những nguyên nhân chủ yếu gây thất thoát, lãng phí trong quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công; giải pháp tới đây là gì?

- Qua tổng kết thực tiễn và kết quả kiểm toán cho thấy, tình trạng thất thoát, lãng phí đã và đang gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng cho phát triển, trong đó có nguyên nhân do cơ chế, chính sách còn bất cập, chồng chéo, không đầy đủ, thiếu nhất quán hoặc chưa theo kịp yêu cầu phát triển... Việc chấp hành kỷ luật, kỷ cương quản lý tài chính công, tài sản công tại một số nơi, một số đơn vị chưa nghiêm. Trình độ, năng lực chuyên môn của một bộ phận cán bộ, công chức thực thi pháp luật còn hạn chế; hiệu quả hoạt động của một số bộ phận còn thấp. Công tác tự kiểm tra, kiểm soát của đơn vị cũng như kết quả kiểm tra, giám sát, kiểm toán chưa đáp ứng nhu cầu mong muốn; chưa thực sự chú trọng đi sâu kiểm tra đánh giá công tác lãng phí đến cùng...

Do đó, giải pháp được KTNN đề xuất là tiếp tục hoàn thiện, sửa đổi, bổ sung các văn bản, quy định về quản lý, sử dụng tài chính công, tài sản công theo hướng minh bạch, chặt chẽ, đầy đủ và đồng bộ. Tăng cường quản lý nhà nước về tài chính công, tài sản công theo hướng gắn trách nhiệm với quyền hạn và nghĩa vụ; trách nhiệm cá nhân, nhất là người đứng đầu. Thực hiện nghiêm việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy và các quy định về kiểm soát quyền lực, phòng, chống tham nhũng, tiêu cực; thực hành tiết kiệm, chống lãng phí… nhằm quản lý chặt chẽ, khai thác, sử dụng hiệu quả nguồn lực tài chính, tài sản công.

anh-emagazine-1-18.png

Sẽ đẩy mạnh công khai kết quả kiểm toán

- Trong bối cảnh mới, KTNN sẽ có những định hướng, giải pháp gì trong hoạt động phòng, chống tham nhũng, lãng phí, thưa Tổng Kiểm toán Nhà nước?

- Trong bối cảnh mới, KTNN sẽ bám sát chỉ đạo của Trung ương Đảng, các nghị quyết, yêu cầu của Quốc hội để tổ chức hoạt động kiểm toán hiệu quả; quan tâm lựa chọn kiểm toán các lĩnh vực có nhiều nguy cơ tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, những vấn đề “nóng” được dư luận xã hội và cử tri quan tâm; tập trung phát hiện những bất cập trong cơ chế, chính sách để kiến nghị với Ðảng, Nhà nước hoàn thiện đồng bộ hệ thống pháp luật.

Đồng thời, đẩy mạnh kiểm toán hoạt động, kiểm toán chuyên đề, tập trung vào lĩnh vực có nguy cơ cao về lãng phí nguồn lực như tài nguyên khoáng sản, đất đai, mua sắm trang thiết bị, đầu tư xây dựng; chú trọng nâng cao chất lượng ý kiến về dự toán ngân sách, phương án phân bổ ngân sách, ý kiến về chủ trương đầu tư các dự án quan trọng quốc gia để phòng ngừa lãng phí ngay từ đầu.

KTNN sẽ đẩy mạnh công khai kết quả kiểm toán, đặc biệt là công khai các vụ việc lãng phí và trách nhiệm của các tổ chức cá nhân có liên quan, tạo áp lực và tác động mạnh mẽ mang tính hiệu ứng, tạo dư luận xã hội rộng rãi để cùng tham gia vào quá trình giám sát hoạt động của các đơn vị trong việc quản lý, sử dụng nguồn lực đầu tư công, góp phần tích cực vào công tác đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Cùng với việc tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số, KTNN tiếp tục chú trọng đào tạo, bồi dưỡng nghiệp vụ, nâng cao năng lực, bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp của các kiểm toán viên; tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát hoạt động kiểm toán...

- Hệ thống chuẩn mực KTNN vừa được ban hành có ý nghĩa như thế nào đối với hoạt động của KTNN trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí? KTNN sẽ làm gì để bảo đảm cho hệ thống chuẩn mực được thực thi hiệu quả, thưa Tổng Kiểm toán Nhà nước?

- Chuẩn mực KTNN có ý nghĩa rất quan trọng trong công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực cả trong hoạt động kiểm toán và hoạt động quản lý nội ngành KTNN.

Cụ thể, thứ nhất, hệ thống chuẩn mực này là các hướng dẫn chuyên môn nghiệp vụ bảo đảm tính chuyên nghiệp, khách quan cho kiểm toán viên nhà nước, cung cấp phương pháp tiếp cận, cách thức thu thập, đánh giá bằng chứng kiểm toán và đưa ra ý kiến kiểm toán để bảo đảm kết quả kiểm toán được đánh giá khách quan, trung thực, đáp ứng niềm tin của người sử dụng báo cáo kiểm toán. Thứ hai, Hệ thống chuẩn mực KTNN quy định trách nhiệm của kiểm toán viên nhà nước trong việc đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy định để từ đó phát hiện các hành vi không tuân thủ pháp luật, các hành vi gian lận có nguy cơ dẫn đến tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và có các biện pháp xử lý phù hợp. Thứ ba, hệ thống cũng đặc biệt nhấn mạnh và đề cao đạo đức nghề nghiệp, năng lực chuyên môn của kiểm toán viên nhà nước để nâng cao hơn nữa tính độc lập, khách quan và chuyên nghiệp của họ, thể hiện rõ quan điểm của lãnh đạo KTNN đó là công tác phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực không chỉ được thực hiện thông qua hoạt động kiểm toán mà còn trở thành nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên từ chính nội ngành. Thứ tư, hệ thống cũng là căn cứ để giám sát hoạt động kiểm toán của KTNN và kiểm toán viên nhà nước, nâng cao tính minh bạch trong hoạt động kiểm toán, giúp các đơn vị được kiểm toán có chỉ dẫn để phối hợp trong hoạt động kiểm toán và công tác phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí.

Để bảo đảm hệ thống chuẩn mực được thực thi hiệu quả, về phía KTNN, trước hết cần nâng cao nhận thức của toàn ngành về ý nghĩa và tầm quan trọng của việc áp dụng và tuân thủ hệ thống. Về phía các cơ quan, đơn vị và công chúng, cần hỗ trợ giám sát, tăng cường phối hợp với KTNN để các chuẩn mực KTNN thực sự đi vào cuộc sống. Đây là điều kiện tiên quyết để KTNN tăng cường năng lực, phát huy tốt vai trò, vị thế, góp phần vào công cuộc phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực và xây dựng nền tài chính quốc gia ngày càng minh bạch, lành mạnh, bền vững.

- Trân trọng cảm ơn Tổng Kiểm toán Nhà nước!

Lâm Hiển - Minh Châu thực hiện

Kinh tế

HDBank tìm ra chủ nhân 1 ký vàng SJC và 16 khách hàng trúng thưởng
Kinh tế

HDBank tìm ra chủ nhân 1 ký vàng SJC và 16 khách hàng trúng thưởng

Ngay trước thềm đại lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, HDBank mang đến niềm vui bất ngờ cho 16 khách hàng trên cả nước thông qua lễ quay số cuối kỳ chương trình “Rước lộc vàng 1 ký – Phú quý cả năm”; trong đó, một khách hàng may mắn nhất đã trở thành chủ nhân của giải đặc biệt 1 ký vàng SJC.

Ảnh minh họa
Bất động sản

Bất động sản xanh là xu hướng tất yếu

Chiếm khoảng 39% tổng lượng phát thải khí nhà kính (bao gồm xây dựng và vận hành công trình), lĩnh vực bất động sản đang có những chuyển dịch tích cực nhằm đóng góp vào mục tiêu quốc gia; thị trường bất động sản xanh, với các công trình trung hòa carbon và đạt chứng chỉ xanh, nổi lên như một xu hướng tất yếu, vừa đáp ứng yêu cầu bền vững, vừa mang lại giá trị kinh tế thiết thực cho chủ đầu tư.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tài sản số, tín chỉ carbon có phải là tài sản bảo đảm?

Cùng với sự phát triển nhanh chóng của khoa học công nghệ, nền kinh tế số và quá trình chuyển đổi xanh, các loại tài sản mới như tài sản số, tín chỉ carbon... ra đời; nhanh chóng có khung pháp lý cho các loại tài sản này, trong đó xác định rõ đây có phải là tài sản bảo đảm cho các khoản vay tại các tổ chức tín dụng là vấn đề lớn đặt ra hiện nay.

ĐHĐCĐ VietABank năm 2025: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng
Kinh tế

ĐHĐCĐ VietABank năm 2025: Tăng vốn điều lệ đạt 11.582 tỷ đồng, đặt mục tiêu lợi nhuận trên 1.300 tỷ đồng

Ngày 26.4 vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Việt Á (VietABank – Mã CK: VAB) đã tổ chức thành công Đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) thường niên năm 2025 nhằm báo cáo kết quả kinh doanh năm 2024, định hướng kế hoạch kinh doanh năm 2025 cùng một số nội dung quan trọng khác.

Shinhan Finance thoát lỗ năm 2024
Kinh tế

Shinhan Finance thoát lỗ năm 2024

Công ty Tài chính TNHH MTV Shinhan Việt Nam (Shinhan Finance) vừa công bố báo cáo tài chính năm 2024 gửi Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX) và các nhà đầu tư trái phiếu. Theo đó, công ty đã ghi nhận lãi sau thuế 56,2 tỷ đồng, đánh dấu bước ngoặt đáng chú ý so với khoản lỗ 462,7 tỷ đồng trong năm 2023.

ITN
Kinh tế

Giải ngân đầu tư công bắt đầu khởi sắc

Kết thúc tháng 4.2025, cả nước ước giải ngân được 128,5 nghìn tỷ đồng, đạt 14,3% kế hoạch. So với tỷ lệ của 3 tháng đầu năm, tốc độ giải ngân trong tháng 4 đã bắt đầu khởi sắc, bắt kịp tiến độ cùng kỳ năm trước.

Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt" do Báo Nhân dân tổ chức
Kinh tế

Đặt chính sách thuế trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp

Theo các đại biểu tham dự Hội thảo "Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế - Góc nhìn từ doanh nghiệp chịu thuế tiêu thụ đặc biệt" do Báo Nhân dân tổ chức đầu tuần vừa qua, việc tăng thuế tiêu thụ đặc biệt chưa chắc đạt được mục tiêu điều chỉnh hành vi tiêu dùng nếu thiếu các bằng chứng khoa học xác đáng. Trong khi đó, điều này có thể làm gia tăng tiêu thụ hàng lậu, hàng không chính thống, gây rủi ro cho sức khỏe người dân và ảnh hưởng đến nguồn thu lâu dài. Do vậy, chính sách thuế cần đặt trong tổng thể các giải pháp thúc đẩy nội lực doanh nghiệp và bảo đảm ổn định kinh tế-xã hội.

Vietnam Airlines và Vietcombank với dự án chủ lực
Kinh tế

Vietnam Airlines và Vietcombank với dự án chủ lực

Ngân hàng TMCP Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) và Tổng Công ty Hàng không Việt Nam (Vietnam Airlines) vừa chính thức ký kết Biên bản ghi nhớ (MOU) về việc hợp tác thu xếp vốn cho dự án đầu tư 50 máy bay thân hẹp. Sự kiện này thể hiện vai trò chủ lực của 2 doanh nghiệp nhà nước hàng đầu trong việc đồng hành triển khai các dự án trọng điểm quốc gia, phục vụ chiến lược phát triển hạ tầng giao thông và kinh tế Việt Nam.

Hàng ngàn hộp sữa bột giả mang nhãn hiệu Sure IQ bị cơ quan Công an thu giữ.
Thị trường

Sữa giả và khoảng trống

Một đường dây chuyên sản xuất, tiêu thụ sữa bột giả với quy mô lớn vừa bị lực lượng chức năng triệt phá, gây chấn động dư luận. Theo điều tra ban đầu, nhóm đối tượng đã lợi dụng sự lỏng lẻo trong kiểm soát thị trường, đưa sữa giả đi tiêu thụ tại nhiều địa phương. Rõ ràng, đang có những khoảng trống trong quản lý cần được điều chỉnh để bảo vệ người tiêu dùng.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Tất cả cho dịp lễ

Dịp nghỉ lễ 30.4 - 1.5 sắp tới, nhu cầu đi lại và du lịch của người dân dự báo sẽ tăng mạnh. Ngành vận tải và du lịch đã triển khai kế hoạch tăng cường chuyến bay, tàu hỏa, cùng với các hoạt động vui chơi giải trí, nhằm đáp ứng nhu cầu của khách hàng và bảo đảm một kỳ nghỉ lễ an toàn, tiện nghi, ấn tượng.