Phòng, chống bạo lực gia đình: Đừng im lặng, vô cảm! -0

Hoàn thiện thể chế giúp ngôi nhà trở lên an toàn hơn

- Nguyên nhân dẫn đến bạo lực gia đình có rất nhiều, trong đó việc phát hiện, xử lý, giải quyết vụ việc BLGĐ gặp nhiều khó khăn… Vậy việc sửa đổi Luật Phòng, chống BLGĐ lần này có ý nghĩa như thế nào trong phòng, chống BLGĐ, thưa bà?

- Bạo lực gia đình đã tồn tại dai dẳng trong xã hội với những hệ lụy kéo dài đối với các nạn nhân và con cái của họ. Theo kết quả, Báo cáo Điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019 cho thấy, cứ 3 phụ nữ thì có gần 2 phụ nữ (gần 63%) bị một hoặc hơn một hình thức bạo lực thể xác, tình dục, tinh thần và bạo lực kinh tế cũng như kiểm soát hành vi do chồng gây ra trong cuộc đời và gần 32% phụ nữ bị bạo lực hiện thời. Nguyên nhân của tình trạng này, có thể do nhận thức của người gây bạo lực và người bị bạo lực, định kiến về giới,…

Phòng, chống bạo lực gia đình: Đừng im lặng, vô cảm! -0
Theo Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019

Sau 15 năm triển khai thực hiện, Luật đã phát huy tác dụng, tạo hành lang pháp lý quan trọng trong việc phần bảo vệ người bị BLGĐ, xử lý các hành vi BLGĐ, góp phần tăng cường quản lý nhà nước, giữ gìn kỷ cương, phát triển kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, trong quá trình thực thi đã bộc lộ những hạn chế và BLGĐ vẫn là vấn đề nhức nhối, trong khi việc phát hiện và xử phạt hành vi vi phạm chưa thực sự hiệu quả,…

Trước thực trạng bức thiết đó, việc việc sửa đổi Luật Phòng, chống BLGĐ hiện hành là hết sức cần thiết. Điều này sẽ giúp khắc phục những bất cập, hạn chế trong việc thực thi công tác phòng, chống BLGĐ thời gian qua. Quan trọng hơn, những sửa đổi ấy sẽ góp phần nhằm hoàn thiện thể chế về công tác phòng, chống BLGĐ theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII và Chỉ thị 06 ngày 24.6.2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác gia đình trong tình hình mới. Việc sửa đổi Luật Phòng, chống BLGĐ cũng bảo đảm tính tương thích với các điều ước quốc tế có liên quan mà Việt Nam là thành viên. Những sửa đổi ấy cũng góp phần giữ gìn các giá trị văn hoá truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt và để mỗi gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ tấm, môi trường phát triển an toàn của mỗi thành viên, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội trong tình hình mới,…

Nhận diện đầy đủ đối tượng và hành vi của BLGĐ

- Theo bà, những nội dung Dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi) được trình trong kỳ họp này có bảo đảm tính khả thi của các quy định, kịp thời bảo vệ người bị BLGĐ và người tham gia phòng, chống BLGĐ…?

- Có thể thấy, Dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi) lần này đã bảo đảm tính kế thừa Luật hiện hành khi tiếp tục quy định cụ thể các hành vi bạo lực gia đình để bảo đảm tính minh bạch, khắc phục tình trạng luật khung và thuận tiện trong hướng dẫn thi hành luật. Bằng việc bổ sung nhiều quy định mới phù hợp, cụ thể, tương thích với các quy định của pháp luật có liên quan.

Bên cạnh đó, dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi) cũng có thêm các quy định nhận diện rõ về hành vi BLGĐ. Những quy định này đã mối liên hệ với các biện pháp phòng ngừa, bảo vệ và hỗ trợ nạn nhân, biện pháp xử lý người có hành vi BLGĐ, sát với thực tiễn cuộc sống.

Trong quá trình xây dựng, Ban Soạn thảo đã đầu tư nghiên cứu, tổng hợp tiếp thu ý kiến đóng góp của các ĐBQH, các Bộ, ban, ngành, đoàn thể, địa phương và nhân dân. Dự thảo Luật cũng đã tập trung làm rõ và bổ sung những khái niệm liên quan đến BLGĐ, bổ sung hành vi bạo lực phù hợp với những dạng thức bạo lực mới mà Luật hiện hành chưa quy định. Mặt khác, Dự thảo Luật cũng tái cấu trúc các quy định nhằm tăng cường hiệu quả công tác tư vấn, hòa giải, phòng, chống bạo lực, nâng cao chất lượng hỗ trợ và bảo đảm quyền con người cho người bị bạo lực, nhất là nhóm yếu thế; bảo vệ người tham gia phòng, chống BLGĐ, xác định cụ thể trách nhiệm của lực lượng công an cấo xã trong công tác phòng, chống BLGĐ, xã hội hóa trong phòng, chống BLGĐ,…

Phòng, chống bạo lực gia đình: Đừng im lặng, vô cảm! -0
Theo Báo cáo điều tra quốc gia về bạo lực đối với phụ nữ ở Việt Nam năm 2019

Một trong những quan điểm trong việc sửa đổi Luật Phòng, chống BLGĐ là bảo đảm phù hợp với chủ trương của Đảng về hoàn thiện hệ thống pháp luật, xây dựng gia đình Việt Nam trong tình hình mới,…; cụ thể hoá đầy đủ chính xác nội dung, quy định của Hiến pháp năm 2013 về quyền con người, quyền công dân, xây dựng và phát triển gia đình, bảo vệ các đối tượng yếu thế ngay trong mỗi gia đình.

Có thể nói, các vấn đề được sửa đổi đã bao quát được vấn đề phòng, chống BLGĐ trong tình hình mới, đồng thời, bảo đảm tính khả thi của các quy định, kịp thời bảo vệ người bị BLGĐ và người tham gia phòng, chống BLGĐ trong tình hình mới.

Tuy vậy, một số quy định cần cụ thể hơn, bảo đảm tính khả thi trong thực thi. Ví dụ, các quy định liên quan đến biện pháp cấm tiếp xúc, người bị bạo lực có thể bị bạo lực ở các dạng thức khác nhau về tinh thần, thể xác, tình dục hoặc kinh tế, nhưng biện pháp cấm tiếp xúc mới chỉ giải quyết được phần nào tình trạng bạo lực trực tiếp. Hay việc quy định người bị cấm tiếp xúc phải giữ khoảng cách 50m trở lên với người bị bạo lực, có lẽ chưa bảo đảm cho người bị bạo lực được an toàn tuyệt đối trước những hành vi bạo lực không tiếp xúc, hoặc bạo lực trên môi trường mạng,… Hoặc người bị bạo lực là nhóm đối tượng yếu thế như, trẻ em, người khuyết tật thì không thể thực hiện được quyền và trách nghiệm của người bị BLGĐ như trong Dự thảo Luật (Điều 11).

Do đó, cần có quy định cụ thể để huy động các tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp, tổ chức kinh tế tham gia công tác phòng, chống BLGĐ, thay vì chỉ “khuyến khích” các tổ chức này tham gia công tác phòng, chống BLGĐ như Khoản 6, Điều 60, của Dự thảo Luật Phòng, chống BLGĐ (sửa đổi).

Phòng, chống bạo lực gia đình: Đừng im lặng, vô cảm! -0

Phát huy vai trò “bệ đỡ”

- Trên cơ sở hoàn thiện các quy định pháp luật, thời gian tới Trung ương Hội LHPN Việt Nam sẽ làm gì để thực hiện công tác phòng, chống BLGĐ một cách thiết thực, hiệu quả?

- Để tham gia tốt hơn nữa công tác phòng, chống BLGĐ, trong thời gian tới, Hội LHPN Việt Nam đã đề ra những kế hoạch cụ thể như:

Chiến lược phát triển tổ chức Hội đến năm 2030, tầm nhìn 2035 đề ra mục tiêu “đến năm 2035 khẳng định vị thế là tổ chức tiên phong hành động vì bình đẳng và phát triển của phụ nữ Việt Nam” và xác định chương trình hành động cụ thể để bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ. Trong đó, có việc thành lập các trung tâm “một cửa” hỗ trợ phụ nữ và trẻ em bị BLGĐ, bạo lực trên cơ sở giới.

Bên cạnh đó, Hội triển khai thực hiện các Chương trình mục tiêu quốc gia, đặc biệt là dự án “Thực hiện bình đẳng giới và giải quyết những vấn đề cấp thiết đối với phụ nữ và trẻ em”, trong Chương trình “Phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi giai đoạn 2021 - 2030” với nhiều hoạt động liên quan đến phòng chống bạo lực gia đình Việt Nam điến năm 2030 của Chính phủ.

Mở rộng các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lý; chủ động kết nối với các trung tâm trợ giúp pháp lý, đường dây nóng, các văn phòng luật sư, mô hình hỗ trợ phụ nữ, trẻ em, Chi hội Bảo vệ quyền trẻ em tại địa phương,… Duy trì hiệu quả đường dây nóng tham vấn, hỗ trợ nạn nhân bị bạo lực của Trung tâm Phụ nữ và phát triển 1900969680. Thí điểm thực hiện và nhân rộng các mô hình bảo vệ, hỗ trợ phụ nữ và trẻ em như Trung tâm Hỗ trợ phụ nữ và trẻ em là nạn nhân của bạo lực trên cơ sở giới, Trung tâm tư vấn pháp luật cho phụ nữ, Tổ Tư vấn cộng đồng,…

Không ngừng nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ Hội các cấp về phòng, chống BLGĐ, phát huy mạnh mẽ hơn nữa vai trò của tổ chức Hội trong việc nắm bắt, phát hiện và tham gia giải quyết các vụ BLGĐ; kịp thời hỗ trợ, bảo vệ quyền của phụ nữ và trẻ em. Đẩy mạnh thực thiện cơ chế phối hợp liên ngành, đặc biệt là chương trình phối hợp giữa Hội với các cơ quan tố tụng trong việc phát hiện, lên tiếng, giải quyết các vụ BLGĐ.

Cùng với đó, chú trọng hơn nữa công tác nghiên cứu, giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về phòng, chống BLGĐ để từ đó đề xuất xây dựng, sửa đổi, hoàn thiện các quy định có liên quan, nhất là những nội dung về bình đẳng giới, quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của phụ nữ.

Tôi cho rằng, cùng với những quy định mới của pháp luật, đặc biệt là những sửa đổi trong Luật Phòng, chống BLGĐ lần này sẽ là căn cứ pháp lý để Hội LHPN Việt Nam tiếp tục thể hiện tốt hơn nữa vai trò, trách nhiệm trách nhiệm của mình và tham gia ngày càng hiệu quả hơn trong công tác phòng, chống BLGĐ.

EMagazine

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời
Kinh tế

Chuyển đổi số và trí tuệ nhân tạo: từ sợ hãi đến cơ hội đổi đời

Một buổi chiều muộn trên một cánh đồng, ông Sáu, một lão nông tri điền, đứng lặng nhìn những bông lúa đang uốn mình theo gió. Năm nay, ruộng nhà ông trúng mùa, giá lúa lại cao. Nhìn từng bao lúa chất đầy trong kho, ông không khỏi nghĩ về những năm tháng gian khó trước đây, khi chuyện mất mùa, sâu bệnh là nỗi lo thường trực. Nhưng rồi một điều kỳ diệu đã thay đổi tất cả.

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn
Chính trị

Bài cuối: Biến quyết tâm thành hành động thực tiễn

Nghị quyết số 57 thể hiện cam kết mạnh mẽ của Đảng và Nhà nước trong việc huy động sức mạnh toàn diện của hệ thống chính trị và xã hội nhằm tạo xung lực mới cho phát triển đất nước. Nghị quyết xác định đây là “cuộc cách mạng sâu sắc, toàn diện” cần được triển khai “quyết liệt, kiên trì, đồng bộ, nhất quán, lâu dài” với những giải pháp đột phá​. Nhiệm vụ hiện nay là biến quyết tâm đó thành hành động thực tiễn. Muốn vậy, cần có sự vào cuộc mạnh mẽ của toàn hệ thống chính trị và các thành phần kinh tế – xã hội, từ quyết tâm của người lãnh đạo cho đến nỗ lực của từng người dân.

Bài 2: Chung tay tháo gỡ điểm nghẽn, giải phóng tối đa sức sáng tạo vì một Việt Nam hùng cường
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Chung tay tháo gỡ điểm nghẽn, giải phóng tối đa sức sáng tạo vì một Việt Nam hùng cường

Với tầm nhìn đến 2030 và 2045, Nghị quyết số 57 đặt mục tiêu đưa Việt Nam thành quốc gia phát triển, cạnh tranh toàn cầu nhờ khoa học – công nghệ và đổi mới sáng tạo​. Để hiện thực hóa khát vọng này, cần một hệ thống giải pháp toàn diện nhằm tháo gỡ những điểm nghẽn, tạo bứt phá trên tất cả các phương diện: thể chế chính sách, nguồn lực nhân tài, doanh nghiệp và hệ sinh thái, hạ tầng và hợp tác quốc tế. Hãy chung tay gỡ điểm nghẽn, giải phóng tối đa sức sáng tạo vì một Việt Nam hùng cường.

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ
Chính trị

VƯƠN MÌNH TRONG HỘI NHẬP QUỐC TẾ

Lời Tòa soạn: Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên vươn mình tới thịnh vượng, hùng cường, “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” đòi hỏi phải có tâm thế, vị thế mới và tư duy, cách tiếp cận mới về hội nhập quốc tế. Tổng Bí thư Tô Lâm đã có Bài viết với chủ đề “Vươn mình trong hội nhập quốc tế”, xác định rõ các định hướng hội nhập quốc tế trong giai đoạn cách mạng hiện nay.
Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết.

Bài 1: Bứt phá công nghệ – con đường duy nhất để tăng trưởng bền vững
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Bứt phá công nghệ – con đường duy nhất để tăng trưởng bền vững

Lời Tòa soạn: Nghị quyết 57-NQ/TW ra đời phản ánh quyết tâm chính trị ở cấp cao nhất của Đảng, Nhà nước ta nhằm “đi tắt đón đầu” xu hướng toàn cầu, tạo ra xung lực mới đưa đất nước bứt phá vươn lên. Đây là bước đi kịp thời và chiến lược trong bối cảnh cạnh tranh công nghệ toàn cầu ngày càng gay gắt và Việt Nam đứng trước nguy cơ tụt hậu nếu chậm chân. Vấn đề hiện nay là phải hành động cấp thiết để khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trở thành động lực bứt phá cho sự phát triển của đất nước.
Báo Đại biểu Nhân dân giới thiệu loạt bài của TS. Trần Văn Khải - Phó Bí thư Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường về chủ đề này.

Kinh tế tư nhân cùng với kinh tế nhà nước, kinh tế tập thể là tập hợp nòng cốt để xây dựng nền kinh tế tự chủ, tự lực, tự cường - Nguồn ITN
Theo dòng sự kiện

Hợp tác và niềm tin

Trong Bài viết “Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng”, Tổng Bí thư Tô Lâm đã đề cập đến khu vực kinh tế hợp tác: “Phát triển mô hình hợp tác xã kiểu mới, hiệu quả”. Điều này khẳng định rằng, trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc, kinh tế tập thể, kinh tế hợp tác với nòng cốt là hợp tác xã tiếp tục giữ vai trò quan trọng.

Agribank và hành trình bền bỉ “không để ai bị bỏ lại phía sau”
Xã hội

Agribank và hành trình bền bỉ “không để ai bị bỏ lại phía sau”

Trong suốt hành trình 37 năm hình thành và phát triển, gắn kết trách nhiệm với xã hội và sự phát triển bền vững cộng đồng chính là truyền thống tốt đẹp của Agribank. Phương châm “Không để ai bị bỏ lại phía sau” đã lan tỏa mạnh mẽ và trở thành “kim chỉ nam” trong mỗi hành động của Agribank.

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”

Làm sao để những sản phẩm khoa học đến gần hơn với thực tiễn sản xuất, để “khoa học phải đến được ruộng đồng”. Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là nghiên cứu để tạo ra tri thức, mà quan trọng hơn, phải biến tri thức ấy thành sản phẩm, thành giải pháp thực tế, giúp người nông dân làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ
Chính sách và cuộc sống

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ

Trời miền Tây vào mùa nước nổi, những cánh đồng giờ đây chỉ còn lác đác vài gốc rạ sót lại. Con nước dâng lên, len lỏi qua từng bờ bao nhỏ hẹp, nơi ngày xưa người ta quen “mạnh ai nấy giữ”, mỗi nhà một đám ruộng riêng, cắt nhau bởi những con bờ chật hẹp.

Tổng Bí thư Tô Lâm
Việt Nam với kỷ nguyên mới

HỌC TẬP SUỐT ĐỜI

Lời Tòa soạn: Đất nước ta đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc. Để thực hiện thắng lợi yêu cầu, nhiệm vụ, trọng trách trong giai đoạn mới, học tập suốt đời để dám nghĩ, dám nói, dám làm, dám chịu trách nhiệm, dám hy sinh vì lợi ích chung, để trở thành những người hữu dụng đang là đòi hỏi cấp thiết đối với từng cá nhân, mỗi công dân, đặc biệt là những cán bộ, nhân viên trong hệ thống chính trị. Xoay quanh chủ đề này, Tổng Bí thư Tô Lâm đã có bài viết: "Học tập suốt đời". Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng: Kỳ họp bất thường lần thứ Chín có ý nghĩa lịch sử, thành công vượt mong đợi
Thời sự Quốc hội

Kỳ họp có ý nghĩa lịch sử, thành công vượt mong đợi

“Kỳ họp bất thường lần thứ Chín thành công vượt mong đợi, có ý nghĩa lịch sử. Các quyết sách của Quốc hội tại Kỳ họp này cho thấy không chỉ có tác động mạnh mẽ, tích cực tức thời mà sẽ còn hiện diện lâu dài trong tương lai phát triển thịnh vượng, bền vững của đất nước ta”, ỦY VIÊN TRUNG ƯƠNG ĐẢNG, TỔNG THƯ KÝ QUỐC HỘI, CHỦ NHIỆM VĂN PHÒNG QUỐC HỘI LÊ QUANG TÙNG nhấn mạnh.

TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030
Chính trị

TỔ CHỨC TỐT ĐẠI HỘI ĐẢNG BỘ CÁC CẤP NHIỆM KỲ 2025-2030

Lời Tòa soạn: Năm 2025, cả hệ thống chính trị nước ta sẽ tiến hành Đại hội đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đây không chỉ là đợt sinh hoạt chính trị to lớn, sâu rộng trong toàn Đảng, toàn dân mà còn là tiền đề để tổ chức thành công Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Để chuẩn bị cho sự kiện quan trọng này, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Tô Lâm đã có bài viết với tiêu đề: "Tổ chức tốt Đại hội Đảng bộ các cấp nhiệm kỳ 2025-2030".

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn bài viết:

Toàn cảnh Hội nghị toàn quốc về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia ngày 1.12.2024. Ảnh: Lâm Hiển
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Động lực quan trọng để đất nước vươn mình trong kỷ nguyên mới

Trong thời gian gần đây, Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị đứng đầu là đồng chí Tổng Bí thư Tô Lâm đã đưa thông điệp với mong muốn, khát vọng mạnh mẽ: “Đất nước Việt Nam, dân tộc Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên mới, kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”. Và đã triển khai các nội dung rất quan trọng để bước đầu đáp ứng và thực hiện được khát vọng đó.

RẠNG RỠ VIỆT NAM
Sự kiện nổi bật

RẠNG RỠ VIỆT NAM

Lời Toà soạn: Nhân kỷ niệm 95 năm Ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930 - 3.2.2025), Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "Rạng rỡ Việt Nam".

Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu bài viết:

Các đại biểu chụp ảnh lưu niệm tại diễn đàn. Ảnh: Lâm Hiển
Thời sự Quốc hội

Quyết tâm và cam kết mạnh mẽ của các nghị sĩ Pháp ngữ thúc đẩy thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững

Lời Tòa soạn: Chiều 21.1, sau một ngày làm việc sôi nổi, khẩn trương, với tinh thần trách nhiệm cao, Diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và biến đổi khí hậu đã hoàn thành toàn bộ chương trình và thành công tốt đẹp, thông qua Tuyên bố Cần Thơ. Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải – Trưởng Ban Tổ chức Hội nghị Ban Chấp hành APF và Diễn đàn đã phát biểu bế mạc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Mai Văn Nhiều (đeo huy hiệu) và chuyên gia trao đổi, khuyến nghị tại Chương trình “Bàn tròn chính sách”
Hội đồng nhân dân

10 HOẠT ĐỘNG, SỰ KIỆN NỔI BẬT CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH LONG AN NĂM 2024

Năm 2024, HĐND tỉnh Long An đã nỗ lực hoàn thành khối lượng công việc lớn, nhiều nội dung mới, quan trọng; khẳng định mạnh mẽ vai trò của cơ quan quyền lực Nhà nước ở địa phương, đại diện cho ý chí, nguyện vọng, quyền làm chủ của cử tri và Nhân dân; đóng góp tích cực vào thành tựu chung của địa phương. Trong đó, có thể kể đến 10 hoạt động, sự kiện nổi bật năm 2024:

Khẳng định vai trò quan trọng của các nghị viện Pháp ngữ trong ứng phó với các thách thức toàn cầu
Thời sự Quốc hội

Khẳng định vai trò quan trọng của các nghị viện Pháp ngữ trong ứng phó với các thách thức toàn cầu

Lời Tòa soạn: Sáng nay, 21.1, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng khai mạc Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn: