Phòng bệnh cho người cao tuổi mùa lạnh

Khi thời tiết chuyển lạnh, nền nhiệt độ chênh lệch lớn giữa ngày và đêm ảnh hưởng đến sức khỏe những người cao tuổi. Theo các chuyên gia, người cao tuổi cần thực hiện các khuyến cáo sau để bảo vệ sức khỏe của mình trong điều kiện thời tiết như vậy.

Phòng trách những biến chứng khó lường

Theo các chuyên gia, việc thay đổi thời tiết từ thu sang đông ảnh hưởng xấu đến sức khỏe nếu cơ thể con người không kịp thích nghi, nhất là ở người cao tuổi. Khi trời chuyển lạnh, người cao tuổi dễ mắc các bệnh như: Cảm lạnh, cúm, viêm họng, viêm phổi, đau nhức xương khớp, da khô nứt nẻ, hạ thân nhiệt, tăng huyếp áp, tim mạch, đột quỵ. Do đó, khi phát hiện những bất thường ở người cao tuổi, gia đình phải đưa các cụ đi khám bệnh sớm vì bệnh chỉ ngày một nặng thêm chứ khó tự vượt qua được do sức đề kháng của cơ thể đã suy yếu.

Thời tiết giao mùa như hiện nay đôi khi trở thành hiểm họa cho người mắc bệnh tim mạch bởi những biến chứng nguy hiểm dễ dàng xảy ra như: Tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim, đột quỵ... Đặc biệt, ở những người cao tuổi có bệnh mạn tính, sự thay đổi thời tiết sẽ làm bệnh nặng lên. Thêm vào đó, khi thời tiết chuyển lạnh, huyết áp bao giờ cũng có xu hướng tăng cao, có nguy cơ đột quỵ. Thứ hai là khi trời lạnh, cơ thể của chúng ta thường có hiện tượng co mạch, từ đó máu dễ bị đông hơn nên rất dễ gây tắc nghẽn mạch và đó chính là nguyên nhân gây đột quỵ. Thứ ba là trong môi trường lạnh, người bệnh thường dễ bị mắc các bệnh nhiễm trùng và cúm. Điều này làm cho những người bị mắc các bệnh nền trước đó dễ dàng bị đột quỵ hơn những bệnh nhân thông thường. Đột quỵ là căn bệnh cấp tính, đột ngột, có tính chất nguy hiểm cao. Bệnh có thể khiến cho phần não liên quan bị tổn thương, không thể hoạt động được. Người bị đột quỵ rơi vào tình trạng bỗng dưng đổ gục xuống, hôn mê và đối mặt với di chứng tàn tật, thậm chí tử vong.

Việc phát hiện sớm những dấu hiệu của bệnh để giảm thiểu những biến chứng nguy hiểm và hạn chế tối đa nguy cơ tử vong. Do đó, “thời gian vàng” cấp cứu đột quỵ là khoảng từ 3 đến 5 giờ, tính từ lúc bệnh nhân xuất hiện các dấu hiệu như: Méo miệng, nói đớ, nhìn mờ, đột ngột yếu, tê mặt, tay chân, đau đầu, chóng mặt dữ dội… Khi phát hiện người bị đột quỵ nên gọi cấp cứu và đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm, càng tốt. Tuyệt đối không để bệnh nhân ở nhà, dùng thuốc không rõ nguồn gốc hoặc sử dụng phương pháp dân gian trị bệnh. Trong lúc chờ xe cấp cứu nên để bệnh nhân ở tư thế nằm nghiêng, gối cao đầu, nới rộng quần áo vùng cổ. Nếu bệnh nhân có răng giả thì phải lấy ra. Tuyệt đối không cho bệnh nhân ăn hay uống bất kỳ thứ gì để tránh bị sặc.

Phòng bệnh hơn chữa bệnh

Với những lưu ý nêu trên, ở người cao tuổi việc phòng bệnh quan trọng hơn chữa bệnh. Để giảm thiểu nguy cơ bị nhiễm bệnh trong điều kiện thời tiết như hiện nay, người cao tuổi cần hạn chế đi ra ngoài khi thời tiết quá lạnh và gió mạnh (từ 21h đêm đến 6h sáng). Ngoài ra, người cao tuổi cần bỏ thói quen dậy sớm tập thể dục, nhất là với những người có tiền sử bệnh cao huyết áp, bệnh mạch vành, bệnh về mạch máu và các bệnh mạn tính phổ biến… Bởi vào sáng sớm, khi nhiệt độ xuống thấp, nguy cơ mắc đột quỵ rất cao. Nguyên nhân do sau giấc ngủ đêm, huyết áp cơ thể giảm, các mảng vữa hình thành ở các mạch máu có thể làm tăng huyết áp đột ngột. Cùng với đó là các bệnh như: Cảm lạnh, viêm khớp, viêm phổi… dễ xảy ra do đi ra ngoài trời quá lâu vào buổi sáng sớm. Thậm chí, một số người còn bị trúng gió, méo mặt, viêm xoang, đau tim, hạ thân nhiệt đột ngột… do nhiễm lạnh.

Mặt khác, cần tránh tiếp xúc với khói thuốc, khói bếp than; không nên uống rượu, bia vì uống rượu càng làm co thắt mạch máu gây tăng huyết áp, có thể dẫn tới đột quỵ, tử vong. Không nên tắm sau 22h, tắm quá lâu hoặc tắm nơi không kín gió vì dễ bị sốc nhiệt, nguy hiểm đến tính mạng.

Hằng ngày, người cao tuổi cần vệ sinh miệng, họng sạch sẽ, nhất là súc miệng bằng nước ấm có pha muối loãng giúp sát trùng cổ, họng và hạn chế viêm họng. Thường xuyên rửa tay với xà phòng để loại bỏ vi khuẩn. Ngoài ra, người cao tuổi cần xây dựng một chế độ ăn, uống đủ chất bảo đảm năng lượng cho cơ thể chống rét. Trong bữa ăn hằng ngày cần bổ sung đầy đủ bốn nhóm chất cơ bản, gồm: Tinh bột, chất đạm, chất béo, vitamin và khoáng chất. Tránh ăn uống đồ lạnh, đồ ăn vừa lấy từ tủ lạnh ra vì dễ làm cơ thể nhiễm lạnh.

Để phòng bệnh hiệu quả, người cao tuổi cần phải bảo đảm ăn uống đúng giờ, đúng bữa, giữ nếp sinh hoạt bình thường. Ngoài ra, người già cần chú ý uống đủ nước dù trời lạnh, nên dùng nước nấu chín, các loại nước ép trái cây tươi. Ở trong nhà cũng như khi ra ngoài, người già cần chú ý giữ ấm đầu, cổ, bàn chân; tránh ở lâu ngoài trời, thức khuya trong những ngày trời lạnh để phòng bệnh cảm lạnh, viêm phổi, tim mạch... Người cao tuổi vẫn cần duy trì chế độ tập thể dục, dưỡng sinh, hoặc đi lại, vận động cơ thể nhưng không nên ra khỏi nhà khi thời tiết còn lạnh, nhất là lúc đang có gió mùa.

Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện
Giáo dục

Tình yêu giúp các em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện

Vai trò của gia đình, nhà trường và xã hội trong việc giáo dục trẻ vị thành niên là vô cùng quan trọng. Bởi phần lớn em tuổi vị thành niên vi phạm pháp luật, đang học tại các trường giáo dưỡng đến từ những gia đình không hoàn thiện. Chính sự quan tâm, yêu thương là yếu tố quan trọng quan trọng để giáo dục và định hướng cho những em nhỏ lầm lỡ tìm về nẻo thiện.

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)
Giáo dục

Nhiều cảm xúc tại Lễ tri ân Ngày Nhà giáo Việt Nam của Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều)

Ngày 20.11, tại sân Trường THCS & THPT Lương Thế Vinh (cơ sở Tân Triều) đã diễn ra buổi lễ Kỷ niệm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11 đầy cảm xúc và trang trọng. Buổi lễ không chỉ là dịp để các thế hệ học trò thể hiện lòng tri ân đối với thầy cô mà còn là không gian ấm áp, gắn kết tình cảm thầy trò.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn gặp mặt đại biểu Quốc hội là nhà giáo, cán bộ quản lý giáo dục

Chiều tối nay, 20.11, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã chủ trì cuộc gặp mặt của Ủy ban Thường vụ Quốc hội với đại biểu Quốc hội là nhà giáo, nguyên là nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục nhân kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam (20.11.1982 - 20.11.2024). 

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam
Giáo dục

Nhiều giảng viên của Đại học Đà Nẵng được Bộ GD-ĐT khen thưởng nhân kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam

Ngày 20.11, nhiều Trường Đại học thành viên của Đại học Đà Nẵng đã tổ chức kỷ niệm 42 năm ngày Nhà giáo Việt Nam và trao tặng bằng khen của Bộ GD-ĐT, Đại học Đà Nẵng cho các nhà giáo có thành tích xuất sắc, tiêu biểu trong hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học.

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô
Giáo dục

Ngày Nhà giáo Việt Nam, CHIN-SU lên vùng cao tiếp sức học trò, tiếp lửa thầy cô

Ngày 20.11.2024, trong khuôn khổ chuỗi dự án vì cộng đồng “Một Triệu Bữa Cơm Có Thịt”, tại trường Tiểu học Tân Tiến, Bản Pe, Lạng Sơn, CHIN-SU đã phối hợp cùng Quỹ Trò nghèo Vùng cao và các nghệ nhân đầu bếp chuyên nghiệp mang đến “chảo cơm có thịt khổng lồ”. Đây là một hoạt động đặc sắc, ý nghĩa tiếp sức học trò và tiếp lửa thầy cô nhân dịp Ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11.

Đạo làm thầy
Giáo dục

Đạo làm thầy

Mỗi người chúng ta đã một thời là học trò và cũng có người đã là thầy. Những người làm thầy, dù mới ra trường hay đã có mấy chục năm trong nghề vẫn bâng khuâng nhớ tới những kỷ niệm của tuổi học trò, nhớ tới những người thầy với tất cả tình cảm thiêng liêng, trân quý và biết ơn sâu lắng nhất.

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa
Giáo dục

Bức thư viết tay xúc động của cô giáo vùng cao gửi đồng nghiệp nơi đảo xa

"Giữa chốn ngút ngàn trùng khơi quanh năm chập chùng sóng vỗ, em biết anh chị đã phải đương đầu với khó khăn thử thách, những thiếu thốn tối thiểu trong cuộc sống hàng ngày như nước ngọt, điện thắp sáng... nhưng em biết rằng, anh chị vẫn kiên trì bám đảo để tiếp tục ươm mầm xanh cho nơi vùng biển mặn mòi xa xôi của Tổ quốc".

ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy phát biểu thảo luận tại hội trường. Ảnh: Hồ Long
Quốc hội và Cử tri

Quan tâm trước đến đến nhà giáo làm việc ở vùng sâu, vùng xa, điều kiện kinh tế đặc biệt khó khăn

Thảo luận tại hội trường sáng nay, 20.11 về dự án Luật Nhà giáo, ĐBQH tỉnh Ninh Thuận Chamaléa Thị Thủy thống nhất với chủ trương luôn xem giáo dục là quốc sách trong mọi giai đoạn phát triển của đất nước; việc chăm lo về chế độ, chính sách, tôn vinh đội ngũ làm công tác giáo dục cần phải được chú trọng. Đồng thời, đại biểu cho rằng quan tâm trước đến đội ngũ nhà giáo đang làm việc ở vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, vùng biên giới, hải đảo, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội đặc biệt khó khăn; giáo viên mầm non; giáo viên dạy cho các đối tượng khuyết tật.

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam
Địa phương

Đắk Lắk: Sôi nổi hoạt động chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam

Hướng tới kỷ niệm 42 năm Ngày Nhà giáo Việt Nam 20.11, các trường học trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tổ chức nhiều hoạt động chuyên môn, văn hóa, văn nghệ, tạo sân chơi thiết thực, ý nghĩa và bổ ích nhằm tôn vinh, tri ân công lao của các thầy, cô giáo, tăng cường tình cảm gắn kết giữa thầy và trò.