Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà làm việc với các tỉnh ven biển về IUU

Ngày 17.10, tại Cà Mau, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đã chủ trì Hội nghị về công tác chống khai thác thủy sản bất hợp pháp, không báo cáo và không theo quy định (IUU).

Tham dự Hội nghị có đại diện lãnh đạo các Bộ: Quốc phòng, Công an, Ngoại giao, Tư pháp, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Thông tin và Truyền thông; cùng lãnh đạo các tỉnh Cà Mau, Bạc Liêu, Kiên Giang, Tiền Giang, Bến Tre, Sóc Trăng và Bình Định (dự trực tuyến tại điểm cầu UBND tỉnh Bình Định).

Công tác thực thi pháp luật, xử lý vi phạm IUU còn rất thấp

Báo cáo tại Hội nghị, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến cho biết, sau gần 7 năm (2017 - 2024) chống khai thác IUU, gỡ cảnh báo “Thẻ vàng” của Ủy ban Châu Âu (EC) và qua 4 đợt thanh tra của EC, đến nay tình hình chống khai thác IUU của nước ta đã đạt được một số kết quả tích cực. Công tác quản lý đội tàu, theo dõi, kiểm soát và giám sát hoạt động tàu cá được tăng cường; các quy định về truy xuất nguồn gốc thủy sản khai thác được thực hiện chặt chẽ hơn trước.

Công tác thực thi pháp luật, xử lý các hành vi khai thác IUU cũng đạt được một số kết quả quan trọng. Việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình tàu cá được thực hiện nghiêm túc. Đặc biệt, đã xây dựng cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia (VNFishbase), được EC đánh giá cao quyết tâm chính trị của Việt Nam.

d1-3190.jpg
Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà phát biểu tại Hội nghị

Tuy nhiên, tình trạng tàu cá vi phạm khai thác hải sản bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài tiếp tục diễn biến phức tạp. Tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ngày càng tinh vi, như sử dụng tàu cá có chiều dài dưới 15m không lắp thiết bị VMS; cố tình ngắt VMS khi hoạt động gần khu vực vùng biển giáp ranh; hoặc cố tình gửi, vận chuyển thiết bị VMS trên tàu cá khác.

Việc thực hiện quy định về đăng ký, cấp giấy phép khai thác thủy sản đến nay vẫn chưa hoàn thành khi mới có 89% tàu cá có đăng ký và được cập nhật trên cơ sở dữ liệu nghề cá quốc gia; cấp giấy phép khai thác thủy sản còn hạn mới đạt khoảng 74,1%.

Công tác thực thi pháp luật, xử lý vi phạm IUU còn rất thấp, chưa thống nhất, đồng đều giữa các địa phương; xảy ra tình trạng địa phương nào làm nghiêm thì tàu cá có dấu hiệu vi phạm IUU di chuyển sang những nơi thiếu sự kiểm soát, giám sát chặt chẽ của lực lượng chức năng để cập cảng bốc dỡ thủy sản, ra vào cảng, xuất nhập bến để hoạt động khai thác thủy sản.

Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn kiến nghị tập trung cao điểm nguồn lực ngăn chặn, chấm dứt tình trạng tàu cá vi phạm khai thác bất hợp pháp ở vùng biển nước ngoài, đặc biệt tại các tỉnh Kiên Giang, Cà Mau, Bình Định…

Các địa phương khẩn trương hoàn thành công tác quản lý đội tàu, đăng ký, đăng kiểm, cấp giấy phép khai thác thủy sản, đánh dấu tàu cá, xử lý dứt điểm tàu cá "3 không" (không đăng ký, không đăng kiểm, không cấp phép); kiểm soát chặt chẽ tàu cá ra vào cảng, giám sát sản lượng thủy sản khai thác; khẩn trương thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả hệ thống truy xuất nguồn gốc điện tử (eCDT); kiên quyết xử lý hình sự hành vi hợp thức hóa hồ sơ cho các lô hàng xuất khẩu sang thị trường châu Âu.

Nghiên cứu, nâng cao chất lượng thiết bị giám sát hành trình

Tại Hội nghị, đại diện lãnh đạo các địa phương nêu lên những tồn tại, hạn chế, khó khăn, vướng mắc trong công tác IUU và kiến nghị những việc cần làm ngay. Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử, “vướng mắc trong chống khai thác IUU của tỉnh hiện nay là xử lý các hành vi khai thác IUU còn thấp, đặc biệt là các vụ việc vi phạm vùng biển nước ngoài, tàu cá vượt ranh giới trên biển, tàu cá mất kết nối thiết bị giám sát hành trình. Việc thực thi các quyết định xử phạt vi phạm hành chính gặp nhiều khó khăn, nhiều trường hợp chủ phương tiện cố tình né tránh trách nhiệm, nhiều trường hợp không có khả năng thực thi quyết định”.

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Lê Văn Sử phát biểu tại Hội nghị. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau đề xuất Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn phối hợp với các bộ, ngành liên quan nghiên cứu, nâng cao chất lượng thiết bị giám sát hành trình; bổ sung các tính năng cần thiết như cảnh báo tín hiệu nhiều phương tiện ở cùng một vị trí; tín hiệu tàu cá một vị trí trong thời gian dài… để kịp thời phát hiện hành vi tháo thiết bị giám sát hành trình; giảm thời gian đưa tàu cá vào bờ để khắc phục tình trạng lợi dụng quy định (mất kết nối 10 ngày phải đưa tàu vào bờ) để vi phạm vùng biển nước ngoài…

“Thời gian tới, Cà Mau sẽ tiếp tục theo dõi chặt chẽ tàu cá nằm bờ, định kỳ kiểm tra tình trạng tàu, chụp hình ảnh đưa lên Phần mềm số hóa IUU của tỉnh. Đồng thời, tuyên truyền chủ tàu thực hiện đúng quy định khi đưa tàu cá ra biển hoạt động; kiểm soát chặt chẽ tại các Trạm Kiểm soát Biên phòng, không để tàu cá không đủ điều kiện ra biển hoạt động và xử lý nghiêm các hành vi vi phạm. Đặc biệt, kiên quyết xử lý các trường hợp cố tình vi phạm các quy định về khai thác IUU”, ông Lê Văn Sử nhấn mạnh.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm hỏi, động viên các chủ tàu cá, bà con ngư dân tại Cảng cá Sông Đốc, tỉnh Cà Mau

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà thăm hỏi, động viên các chủ tàu cá, bà con ngư dân tại Cảng cá Sông Đốc, tỉnh Cà Mau

Phát biểu kết luận hội nghị, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị lãnh đạo các bộ, ngành, địa phương thống nhất nhận thức, việc thực hiện các biện pháp nhằm gỡ "thẻ vàng" IUU không chỉ để tham gia thị trường châu Âu, mà phát phát triển ngành thủy sản bền vững, bảo đảm lợi ích, sinh kế lâu dài, bảo đảm an toàn tính mạng, tài sản cho ngư dân, đồng thời thực hiện chủ trương lớn của Đảng, Nhà nước về phát triển kinh tế biển gắn với bảo vệ chủ quyền biển đảo của đất nước.

Phó Thủ tướng đề nghị các bộ, ngành, địa phương rà soát, quán triệt nghiêm túc Chỉ thị số 32-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác chống IUU và phát triển bền vững ngành thuỷ sản; kiểm điểm trách nhiệm, phương thức lãnh đạo, chỉ đạo thực hiện, "coi đây là nhiệm vụ chính trị ưu tiên".

Trước đó, tối 26.10, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà cùng đoàn công tác của Chính phủ đã gặp gỡ, thăm hỏi, động viên các chủ tàu cá, bà con ngư dân tại Cảng cá Sông Đốc (thị trấn Sông Đốc, huyện Trần Văn Thời, tỉnh Cà Mau).

Kinh tế

Ảnh minh họa
Kinh tế

Vắng bóng thương vụ IPO: Điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt?

Thực trạng vắng bóng thương vụ IPO (phát hành cổ phần lần đầu ra công chúng) quy mô lớn liên tục được chuyên gia nhắc tới tại các diễn đàn về đầu tư, phát triển thị trường vốn thời gian gần đây. Một trong những nguyên nhân được chỉ ra là bởi điều kiện niêm yết quá nghiêm ngặt. Điều này nhằm bảo đảm sự ổn định cho thị trường, song lại khiến nhiều doanh nghiệp công nghệ xa vời giấc mơ IPO trên chính “sân nhà”.

VietinBank iConnect DX - Sáng kiến API và ngân hàng mở đột phá nhất Việt Nam
Doanh nghiệp

Nhận lương qua VietinBank sẽ nhận được ưu đãi đặc biệt

Với mong muốn mang đến những giá trị tài chính thiết thực và đồng hành cùng khách hàng trên mọi hành trình cuộc sống, VietinBank ra mắt chương trình “Tài khoản nhận lương – Ưu đãi vượt trội”. Chương trình này áp dụng cho tất cả các khách hàng cá nhân thuộc đơn vị chi lương tại VietinBank hoặc đăng ký nhận lương qua tài khoản VietinBank từ 5 triệu đồng/tháng trở lên.

ĐBQH Đỗ Thị Lan (Quảng Ninh)
Quốc hội và Cử tri

Xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ để doanh nghiệp chuẩn bị

"Cần xem xét lộ trình điều chỉnh thuế hợp lý, có độ trễ tối thiểu một năm để doanh nghiệp có thời gian chuẩn bị và người tiêu dùng có thời gian thích nghi. Nghiên cứu áp dụng phương pháp đánh thuế dựa trên hàm lượng cồn thay vì đánh đồng theo giá trị sản phẩm, vừa công bằng, vừa góp phần định hướng tiêu dùng có trách nhiệm". Đây là đề xuất được đại biểu Quốc hội đưa ra khi thảo luận về dự án Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi).

Ông Stuart Livesey
Kinh tế

Nhiều “đại bàng” FDI đang tìm kiếm nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam

Theo ông Stuart Livesey, đại diện của Copenhagen Infrastructure Partners (CIP) tại Việt Nam, nhiều doanh nghiệp FDI lớn như Samsung, Nike, Foxconn, cùng các trung tâm dữ liệu, đang tích cực tìm kiếm các nguồn năng lượng xanh quy mô lớn tại Việt Nam. Muốn thu hút và giữ chân được các “đại bàng” này, Việt Nam cần bảo đảm nguồn năng lượng tái tạo và năng lượng mới sẵn có trên diện rộng.

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới
Kinh tế

Vietnam Airlines - 30 năm vững vàng cánh bay kết nối Việt Nam với thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, kế thừa truyền thống gần 70 năm Anh hùng từ Trung đoàn Không quân vận tải 919, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Những con số ấn tượng sau 30 năm xây dựng và phát triển như vận chuyển 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng, đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào sự phát triển chung của đất nước.

Các diễn giả tại diễn đàn
Kinh tế

Nhanh chóng hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng

Mục tiêu tăng trưởng 2 con số trong giai đoạn tới kéo nhu cầu điện năng tăng cao. Nếu không có giải pháp kịp thời phát triển nguồn điện, đặc biệt là điện sạch và bền vững, nguy cơ thiếu điện trong giai đoạn 2026 - 2028 hoàn toàn có thể xảy ra. Trong bối cảnh này, việc rà soát, đánh giá và hoàn thiện cơ chế, chính sách về năng lượng có ý nghĩa quyết định đến sự thành công của các mục tiêu đã đề ra.

30 năm qua, Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.
Kinh tế

Vietnam Airlines với 30 năm vững vàng bay ra thế giới

Trong suốt hành trình 30 năm hình thành và phát triển, Tổng Công ty Hàng không Việt Nam - Vietnam Airlines đã trở thành biểu tượng quốc gia vững mạnh, gắn liền với sự phát triển của ngành hàng không và sự hội nhập sâu rộng của đất nước. Từ những con số ấn tượng như 350 triệu lượt khách, 4,5 triệu tấn hàng hóa, 1,6 triệu chuyến bay và doanh thu 1,1 triệu tỷ đồng… Vietnam Airlines đã khẳng định vai trò tiên phong trong lĩnh vực hàng không và sự đóng góp không nhỏ vào ngân sách quốc gia.

Ảnh
Kinh tế

Áp lực chi phí cản trở “AI hóa”

Việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) là xu thế tất yếu, giúp nâng cao sức cạnh tranh của doanh nghiệp. Tuy nhiên, chi phí cao đang là một trong những rào cản đối với doanh nghiệp muốn ứng dụng AI.

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng
Kinh tế

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 cùng liên danh: Trúng gói thầu đầu tư công hơn 76 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách hơn 47 triệu đồng

Thời gian qua qua, Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng 79 là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn các quận, huyện thuộc TP. Hải Phòng. Đặc biệt, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Công ty CP Xây dựng Ngọc Á Châu dễ dàng trúng loạt gói thầu hàng trăm tỷ đồng như thế nào?

Trong gói thầu xây lắp hơn trăm tỷ đồng tại TP. Hồ Chí Minh, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội không nộp đủ hồ sơ cơ bản, điều này giúp cho Công ty Ngọc Á Châu trở thành đơn vị duy nhất đạt yêu cầu và trúng thầu. Ngay sau đó, Công ty Giao thông Thủy lợi Hà Nội tiếp tục liên danh cùng Công ty Ngọc Á Châu, lặp lại "kịch bản" tương tự để trúng gói thầu 104,1 tỷ đồng ở Bến Tre khi các đối thủ cạnh tranh cũng đồng loạt bị loại vì thiếu hồ sơ cơ bản.