Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà: "Hoạt động giáo dục, đào tạo phải gắn kết giữa thực học và thực nghiệp"

Để xây dựng Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030, tầm nhìn đến 2045, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà yêu cầu rà soát lại, xác định rõ những mục tiêu đã đạt được, chưa đạt được của giai đoạn trước, từ đó đưa ra những giải pháp đồng bộ, chọn lọc.

Cổng thông tin điện tử Chính phủ đưa tin, Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà vừa chủ trì phiên họp Hội đồng Quốc gia Giáo dục và Phát triển nhân lực nghe và cho ý kiến dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn đến 2030 và tầm nhìn đến năm 2045.

Xây dựng hệ thống giáo dục mở, công bằng và bình đẳng

Theo Dự thảo của Bộ Giáo dục và Đào tạo, mục tiêu của "Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2030, tầm nhìn đến 2045" là phát triển con người Việt Nam toàn diện, phát huy tối đa tiềm năng, khả năng sáng tạo của mỗi cá nhân, tạo lập thế hệ người Việt Nam mới sống lương thiện, giàu khát vọng, có đầy đủ phẩm chất, trí tuệ, tài năng, cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao để thực hiện thành công mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh, đất nước phồn vinh và hạnh phúc. 

Xây dựng hệ thống giáo dục mở, công bằng và bình đẳng, phục vụ học tập suốt đời, theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa, dân chủ hóa, xã hội hóa và hội nhập quốc tế, đến năm 2030 đạt trình độ tiên tiến của khu vực châu Á.

Các mục tiêu cụ thể được xác định cho từng bậc học. Trong đó, ở bậc mầm non, phấn đấu 100% số tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương hoàn thành phổ cập giáo dục mầm non cho trẻ mẫu giáo vào năm 2030, số cơ sở giáo dục mầm non tư thục đạt 30%.

Đối với giáo dục phổ thông, phấn đấu đến năm 2030, tỉ lệ hoàn thành cấp tiểu học đạt 99,7%, trung học cơ sở đạt 99%, trung học phổ thông đạt 95%.

Trong giáo dục đại học, phấn đấu đến năm 2030 đạt tỉ lệ 260 sinh viên/vạn dân, số cơ sở giáo dục đại học tư thục đạt 35% với số sinh viên theo học đạt 25%.

Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Nguyễn Kim Sơn cho biết, dự thảo Chiến lược phát triển giáo dục 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2045 tiếp thu những nội dung trong quá trình tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW, đánh giá 5 năm đổi mới đối với giáo dục phổ thông, cập nhật nhu cầu nguồn nhân lực tương lai…

clgd3-1710837662380196508941.jpg -0
Toàn cảnh hội nghị. Ảnh: VGP/Minh Khôi

Giáo dục, đào tạo phải là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tế

Tại phiên họp, các ủy viên Hội đồng đã phân tích mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đặt ra trong dự thảo Chiến lược, trên cơ sở kết quả đã đạt được, cùng những tồn tại, hạn chế và thách thức đang đặt ra sau 10 năm thực hiện Nghị quyết 29-NQ/TW về đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo; những quan điểm, mục tiêu mới của Đảng, Nhà nước về nguồn nhân lực đáp ứng kinh tế số, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, công nghiệp chip, bán dẫn, năng lượng mới,… trong bối cảnh thế giới chuyển từ năng lượng hoá thạch sang năng lượng xanh, năng lượng tái tạo, thực hiện cam kết giảm phát thải ròng khí nhà kính bằng 0.

Theo đó, trong Nghị quyết 29-NQ/TW có những mục tiêu đang đúng hướng, đúng tiến độ thì cần kế thừa; nhóm mục tiêu chưa trúng, chưa đúng hoặc giải pháp triển khai chưa toàn diện, khả thi, Chiến lược cần đưa ra các mục tiêu mới, giải pháp bứt phá nhằm đáp ứng theo yêu cầu nhân lực hiện nay.

Phó Thủ tướng Trần Hồng Hà nhấn mạnh, Chiến lược có tầm quan trọng, ảnh hưởng lớn đến chính sách giáo dục và phát triển nguồn nhân lực.

Chiến lược phải kiên trì thực hiện quan điểm, mục tiêu trong Nghị quyết 29-NQ/TW về cơ sở giáo dục, đào tạo, người dạy, người học,... Từ đó xây dựng cơ chế, chính sách, giải pháp mới, đột phá về chương trình, tiêu chuẩn, tiêu chí cơ sở vật chất, nguồn nhân lực đối với từng bậc học (phổ thông, học nghề, đại học, sau đại học).

Hoạt động giáo dục, đào tạo phải gắn kết giữa cung cấp kiến thức, kỹ năng và tư duy tự học, giữa thực học và thực nghiệp, nhằm đáp ứng yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực trong tình hình mới, cũng như quá trình chuyển đổi mô hình kinh tế.

"Giáo dục, đào tạo phải là tiền đề, động lực cho chuyển đổi kinh tế", Phó Thủ tướng nhấn mạnh và cho rằng, cần sử dụng hiệu quả các thành tựu của cuộc Cách mạng Công nghiệp lần thứ tư, để hình thành hệ thống giáo dục mở, liên thông về chương trình, nội dung, tiêu chuẩn đánh giá, thi cử… hướng tới xây dựng xã hội học tập suốt đời.

Phó Thủ tướng đề nghị Bộ Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu, tiếp thu, hoàn thiện Chiến lược với cách tiếp cận khoa học, bài bản, khả thi; có lộ trình, kế hoạch, nguồn lực, giải pháp rõ ràng, đồng bộ, trọn gói; xác định rõ trách nhiệm của các bộ, ngành, địa phương, doanh nghiệp trong dự báo nhu cầu, yêu cầu chất lượng nguồn nhân lực, trách nhiệm quản lý nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội; vai trò của gia đình, cộng đồng, xã hội,… trong quá trình thực hiện chiến lược.

Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước
Giáo dục

Chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" năm 2025 sẽ quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước

Năm 2025, chuỗi hội thảo "Thắp lửa cùng tiến lên" trở lại với chủ đề "Gather new strengths - Hội tụ sức mạnh mới", tiếp tục sứ mệnh kết nối, đổi mới và lan tỏa những giá trị giáo dục tiên tiến, quy tụ hơn 200 các nhà quản lý giáo dục trên cả nước. Hội thảo dự kiến được tổ chức trong 2 ngày 29 - 30.3 tại Quảng Ninh.

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then
Giáo dục

Nữ sinh Học viện Báo chí và Tuyên truyền đam mê gìn giữ và lan tỏa nghệ thuật hát Then

Giữa nhịp sống hiện đại, nhiều giá trị văn hóa truyền thống vẫn được phát huy và bảo tồn nhờ những thế hệ trẻ có niềm đam mê với nghệ thuật. Lăng Thùy Linh, sinh viên năm 2 Học viện Báo chí và Tuyên truyền là một trong những gương mặt tiêu biểu góp phần gìn giữ, lan tỏa nghệ thuật hát Then và đàn Tính.

Thí sinh tìm hiểu các thông tin tuyển sinh Trường Đại học Phenikaa
Giáo dục

5 thay đổi quan trọng trong quy chế xét tuyển đại học 2025

PGS.TS Nguyễn Anh Dũng, Phó Vụ trưởng Vụ Giáo dục đại học cho biết, trong tuần tới có thể ban hành quy chế tuyển sinh chính thức, từ đó các cơ sở đào tạo có căn cứ để điều chỉnh, thông báo đề án tuyển sinh năm 2025. Theo đó, Quy chế tuyển sinh năm nay dự kiến có 5 điểm mới, thí sinh đặc biệt lưu ý. 

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực
Giáo dục

Nhóm luyện thi giả danh thí sinh dùng tài khoản ảo để “review” đề thi Đánh giá năng lực

Ngày 16.3, GS.TS Nguyễn Tiến Thảo, Giám đốc Trung tâm Khảo thí - Đại học Quốc gia Hà Nội, trưởng Ban Tổ chức Kỳ thi Đánh giá năng lực cho biết, trong hai ngày qua, một số nhóm luyện thi giả danh thí sinh (dùng tài khoản ảo) “review” đề thi Đánh giá năng lực đợt 501 nhằm quảng bá thu hút thí sinh luyện thi. 

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150
Giáo dục

Kết thúc đợt thi Đánh giá năng lực đầu tiên của Đại học Quốc gia Hà Nội: Thí sinh có điểm cao nhất là 126/150

Trong hai ngày 15 và 16 tháng 3 năm 2025, Đại học Quốc gia Hà Nội (ĐHQGHN) tổ chức đợt thi Đánh giá năng lực (HSA -501) đầu tiên kỳ thi của năm 2025. Theo đó, tổng số thí sinh theo danh sách đăng ký dự thi là 11.027, số hoàn thành hồ sơ đúng quy chế đến dự thi 10.958; đạt 99,4% tỉ lệ thí sinh dự thi.

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua
Giáo dục

Những sự kiện giáo dục nổi bật tuần qua

Thông tin Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội làm việc với một số trường đại học; TP. Hồ Chí Minh tăng 5-10% chỉ tiêu lớp 10 năm 2025; Nhiều trường đại học tăng học phí; Phí giữ chỗ vào lớp 10 trường tư ở Hà Nội lên tới 25 triệu đồng... là những tin tức giáo dục nổi bật tuần qua

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật
Giáo dục

Trường Đại học Phenikaa bổ sung thêm xét tuyển V-SAT, điều chỉnh tổ hợp, mở thêm ngành Luật

So với năm 2024, phương thức tuyển sinh năm nay của Trường Đại học Phenikaa có điểm mới khi bổ sung thêm kỳ thi đánh giá đầu vào đại học V-SAT. Bên cạnh đó, trường cũng điều chỉnh tổ hợp môn xét tuyển cho phù hợp, bổ sung các tổ hợp xét tuyển có môn Tin học hay Khoa học công nghệ.

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp
Giáo dục

Phụ huynh và học sinh vượt trăm cây số về Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp

Từ tờ mờ sáng, hàng nghìn học sinh và phụ huynh từ khắp các tỉnh, thành phía Bắc đã không ngại vượt trăm cây số đến Hà Nội tham dự Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp. Đây là ngày hội quy mô lớn nhất từ trước tới nay với gần 300 khu tư vấn của hơn 100 cơ sở đào tạo trong và ngoài nước.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân
Giáo dục

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT: Thí sinh nên chọn ngành học bằng đam mê và năng lực bản thân

Trong Ngày hội tư vấn tuyển sinh - hướng nghiệp 2025 sáng nay 16.3, tại Đại học Bách khoa Hà Nội, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Hoàng Minh Sơn chia sẻ: "Về chọn ngành học, thí sinh cần cân nhắc kỹ lưỡng dựa trên đam mê, năng lực của bản thân và nhu cầu thực tiễn của xã hội trong tương lai. Hãy chủ động trang bị cho mình các kỹ năng cần thiết như ngoại ngữ, kỹ năng số, tư duy phản biện và tinh thần học tập suốt đời để không ngừng tiến bộ".

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"
Kinh tế - Xã hội

PGS.TS Trần Thành Nam trả lời tất tật thông tin về "Những ngành học nào hot trong lĩnh vực giáo dục"

Năm 2025, những ngành học nào đang thu hút sự quan tâm của các thí sinh cũng như có tiềm năng phát triển trong thời gian tới? thí sinh cần làm gì để có thể chọn được ngành học, trường học phù hợp nhất?, phương án tuyển sinh của Trường Đại học Giáo dục - Đại học Quốc gia Hà Nội có điểm gì mới?... trong chương trình “Tư vấn tuyển sinh”  của Báo Đại biểu Nhân dân, PGS.TS Trần Thành Nam, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Giáo dục, Đại học Quốc gia Hà Nội đã giải đáp thắc mắc những vấn đề trên.

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ
Giáo dục

"Cơ hội vàng" cho đào tạo nhân lực khoa học, công nghệ

Bước vào kỷ nguyên mới, khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là những yếu tố sống còn, quyết định năng lực cạnh tranh quốc gia. Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao không còn là nhiệm vụ riêng của ngành giáo dục mà của toàn xã hội, gắn với trọng trách phát triển bền vững đất nước.