Phó Hiệu trưởng Đại học Kinh tế Quốc dân là 1 trong 4 tân giáo sư ngành kinh tế

PGS.TS Nguyễn Thành Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân vừa trở thành 1 trong 4 ứng viên giáo sư ngành kinh tế được công nhận đạt chuẩn chức danh giáo sư năm nay.

Danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 được Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố sáng 4.11.

Ông Nguyễn Thành Hiếu sinh năm 1976, quê xã Hưng Thủy, huyện Lệ Thủy, Quảng Bình. Ông tốt nghiệp cử nhân chuyên ngành Quản trị kinh doanh công nghiệp & Xây dựng tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân năm 1998; đến năm 2003 nhận bằng Thạc sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh quốc tế, Trường UTCC, Thái Lan.

Năm 2010, ông Hiếu nhận bằng Tiến sĩ chuyên ngành Quản trị kinh doanh tại Trường Đại học East Anglia, Anh Quốc. Năm 2016, ông được bổ nhiệm chức danh Phó giáo sư ngành Kinh tế.

dsc-1506.jpg
Ông Nguyễn Thành Hiếu, Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân - tân giáo sư ngành Kinh tế

Ông Nguyễn Thành Hiếu đã có gần 26 năm thực hiện nhiệm vụ đào tạo tại Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Năm 1998, ông bắt đầu công tác tại trường với vị trí giảng viên Khoa Quản trị kinh doanh. Sau đó, ông làm Phó trưởng Khoa Quản trị kinh doanh, Trưởng Khoa Quản trị kinh doanh rồi Viện trưởng Viện Đào tạo Quốc tế, trước khi được bổ nhiệm làm Phó Hiệu trưởng Trường Đại học Kinh tế Quốc dân từ năm 2023 tới nay.

Ông đã có nhiều đóng góp trong việc xây dựng và mở rộng quan hệ hợp tác đào tạo, nghiên cứu khoa học cho Khoa Quản trị kinh doanh, Viện đào tạo quốc tế và Trường Đại học Kinh tế Quốc dân.

Cụ thể, phát triển các chương trình đào tạo cử nhân Quản trị điều hành thông minh bằng tiếng Anh (ESOM); chương trình đào tạo cử nhân Quản trị chất lượng và đổi mới (EMQI), thực hiện các dự án nghiên cứu khoa học với các Bộ, Ngành liên quan, cũng như nâng cao chất lượng các chương trình đào tạo hiện có (như chương trình đào tạo cử nhân chính quy ngành Quản trị kinh doanh và chương trình đào tạo thạc sĩ ngành Quản trị kinh doanh).

Tới nay, ông Nguyễn Thành Hiếu đã công bố 51 báo cáo khoa học trên các tạp chí và kỷ yếu hội thảo khoa học trong nước và quốc tế. Trong đó, có 14 bài là tác giả chính trong số 19 bài báo được đăng trên các tạp chí quốc tế có uy tín thuộc danh mục ISI/Scopus (với 11 bài có IF >2). Ông là chủ nhiệm 1 đề tài nghiên cứu khoa học cấp Nhà nước, đồng chủ nhiệm 1 đề tài cấp Bộ, chủ nhiệm 6 đề tài cấp Bộ và tương đương.

Ông cũng là chủ biên, đồng chủ biên và tham gia biên soạn 11 cuốn sách phục vụ đào tạo bậc đại học trở lên. Trong đó, chủ biên 1 giáo trình, đồng chủ biên 5 giáo trình; chủ biên 3 sách chuyên khảo; tham gia biên soạn 1 giáo trình phục vụ cho đào tạo đại học và sau đại học; là tác giả chính 1 chương sách phục vụ đào tạo do nhà xuất bản có uy tín trên thế giới (Springer) xuất bản.

Ngoài ra, ông đã hướng dẫn chính 3 trên 4 nghiên cứu sinh đã bảo vệ thành công luận án Tiến sĩ; tham gia xây dựng 4 chương trình đào tạo bậc đại học và sau đại học của Trường Đại học Kinh tế Quốc dân. Ông đã được cấp 5 bằng độc quyền, sáng chế, giải pháp hữu ích (Chứng nhận đăng ký kết quả thực hiện nhiệm vụ khoa học và công nghệ sử dụng ngân sách nhà nước).

Các nghiên cứu của tân giáo sư Nguyễn Thành Hiếu tập trung vào 3 hướng chính gồm: Nghiên cứu về quản trị chuỗi cung ứng (Tăng cường liên kết & hợp tác, quản trị rủi ro và phát triển bền vững chuỗi cung ứng); Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI): các yếu tố tác động đến FDI và tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế Việt Nam; Quản trị và Khởi sự kinh doanh.

Với những đóng góp của mình trong công tác giáo dục đào tạo, ông Nguyễn Thành Hiếu đã có 2 lần nhận Bằng khen của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT, 2 lần nhận danh hiệu Chiến sĩ thi đua cấp Bộ.

Theo danh sách ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm 2024 do Hội đồng Giáo sư Nhà nước công bố, Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế có 100 ứng viên đạt chuẩn chức danh giáo sư, phó giáo sư năm nay. Trong đó, có 4 ứng viên giáo sư, 96 ứng viên phó giáo sư.

Ngoài ông Nguyễn Thành Hiếu, 3 tân giáo sư còn lại của Hội đồng Giáo sư ngành Kinh tế gồm: ông Đặng Văn Dân, Trường Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh; ông Đào Văn Hùng, Học viện Chính sách và Phát triển và bà Trần Thị Thanh Tú, Ban Khoa học - Công nghệ, Đại học Quốc gia Hà Nội.

Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng
Giáo dục

“Siết” chỉ tiêu xét tuyển sớm: Những trường áp dụng tỷ lệ lớn xét tuyển học bạ sẽ bị ảnh hưởng

Ông Nguyễn Quang Trung, Phó Trưởng phòng Truyền thông và Tuyển sinh, Trường Đại học Thương mại cho rằng những trường đại học vốn áp dụng tỷ lệ rất lớn cho phương thức xét tuyển bằng học bạ sẽ bị ảnh hưởng bởi quy định ràng buộc chỉ tiêu xét tuyển sớm không vượt quá 20%, đặc biệt là các trường tốp dưới.

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển
Giáo dục

Học viện Ngoại giao tròn 65 năm thành lập và phát triển

Ngày 2.12, Học viện Ngoại giao tổ chức lễ Kỷ niệm 65 năm thành lập. Trong suốt 65 năm xây dựng và phát triển Học viện là cơ sở nghiên cứu khoa học, đào tạo về quan hệ quốc tế hàng đầu Việt Nam, góp phần đắc lực vào sự nghiệp đối ngoại và hội nhập quốc tế của đất nước.

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo
Giáo dục

Tổng giảng viên dạy tiến sĩ phải công bố ít nhất 50 bài báo khoa học để mở ngành đào tạo

Đây là một trong những điểm mới trong Thông tư số 16/2024/TT-BGDĐT sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 02/2022/TT-BGDĐT ngày 18.1.2022 của Bộ trưởng Bộ GD-ĐT quy định điều kiện, trình tự, thủ tục mở ngành đào tạo, đình chỉ hoạt động của ngành đào tạo trình độ đại học, thạc sĩ, tiến sĩ.