Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải Diên Hồng lần thứ Hai

Chiều 15.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn - Trưởng Ban Chỉ đạo Giải báo chí toàn quốc về Quốc hội và Hội đồng Nhân dân (Giải Diên Hồng) lần thứ hai - năm 2024 đã chủ trì phiên họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải.

Tham dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh - Phó Trưởng Ban Tổ chức Giải; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà - Phó Trưởng ban Chỉ đạo, Phó Trưởng ban Thường trực Ban Tổ chức Giải và các thành viên Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải.

Báo cáo tình hình triển khai Giải Diên Hồng lần thứ hai - năm 2024, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà cho biết, Ban Tổ chức đã tham mưu, ban hành các văn bản nhằm triển khai hiệu quả Giải Diên Hồng lần thứ hai gồm: Thể lệ Giải Diên Hồng lần thứ hai - năm 2024; Nghị quyết số 908/NQ-UBTVQH15 ngày 31.10.2023 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc kiện toàn nhân sự Ban Chỉ đạo Giải Diên Hồng; Quyết định số 171/QĐ-BCĐ ngày 1.11.2023 của Ban Chỉ đạo về việc kiện toàn nhân sự Ban Tổ chức Giải; Kết luận số 2016-KL/ĐĐQH15 ngày 2.11.2023 của Đảng đoàn Quốc hội về việc bổ sung đơn vị phối hợp tổ chức Giải Diên Hồng; Quy chế (sửa đổi) chấm Giải Diên Hồng (ban hành kèm theo Quyết định số 168/QĐ-BTC ngày 31.10.2023 của Ban Tổ chức); Kế hoạch số 170/KH-BTC ngày 31.10.2023 của Ban Tổ chức về tổ chức Giải Diên Hồng lần thứ hai - năm 2024; Kết luận số 169/KL-BCĐ ngày 31.10.2023 của Ban Chỉ đạo Giải Diên Hồng về giá trị giải thưởng Giải Diên Hồng lần thứ hai; Kế hoạch số 177/KH-BTC ngày 21.11.2023 về tổ chức Lễ trao Giải Diên Hồng lần thứ Hai; Quyết định số 174/QĐ-BTC ngày 15.11.2023 của Ban Tổ chức về thành lập Tổ giúp việc Ban Tổ chức; Quyết định số 178/QĐ-BTC ngày 29.11.2023 về việc thành lập Hội đồng chấm Giải, Ban Thư ký Giải Diên Hồng.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải Diên Hồng lần thứ Hai -0
Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp 

Về công tác tiếp nhận, phân loại tác phẩm tham dự Giải, Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội cho biết, sau 6 tháng phát động, Ban Tổ chức đã tiếp nhận 2.679 tác phẩm dự thi của 138 cơ quan báo chí Trung ương, địa phương, Văn phòng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐND, các cá nhân trong nước và nước ngoài…

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải Diên Hồng lần thứ Hai -0
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam, Tổng Biên tập Báo Nhân dân Lê Quốc Minh - Phó Trưởng Ban Tổ chức Giải phát biểu

Sau khi tiếp nhận, Thường trực Ban Tổ chức, Ban Thư ký Giải đã phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam hoàn thành công tác nhập dữ liệu tác phẩm tham dự, sàng lọc, phân loại và lựa chọn qua các nhiều vòng để chọn những tác phẩm bảo đảm đầy đủ điều kiện, chất lượng theo Thể lệ Giải để tiến hành Chấm Sơ khảo và Chung khảo, từ đó xác định các tác phẩm xuất sắc để trao: 1 Giải Đặc biệt (trị giá 150 triệu đồng); 8 Giải A, mỗi giải 95 triệu đồng; 15 Giải B, mỗi giải 45 triệu đồng; 20 Giải C, mỗi giải 30 triệu đồng; 40 Giải Khuyến khích, mỗi giải 10 triệu đồng.

Đối với tập thể, Ban Tổ chức sẽ trao Giải Xuất sắc cho 10 cơ quan báo chí tiêu biểu, mỗi giải 20 triệu đồng. Ngoài ra, xét tặng 2 Giải thưởng dành cho các cơ quan báo chí có các tác phẩm gây ấn tượng tốt theo bình chọn của Hội đồng chấm Giải (nếu có), mỗi giải trị giá 20 triệu đồng.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì họp Ban Chỉ đạo, Ban Tổ chức Giải Diên Hồng lần thứ Hai -0
Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, Trợ lý Chủ tịch Quốc hội Phạm Thái Hà báo cáo tại phiên họp 

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đánh giá cao kết quả triển khai công tác chuẩn bị, tổ chức Giải Diên Hồng lần thứ hai. Lễ trao Giải sẽ được tổ chức đúng vào dịp kỷ niệm 78 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam. Nhấn mạnh ý nghĩa thời điểm tổ chức Giải, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng nêu rõ, các hoạt động thông tin tuyên truyền cần tiếp tục bám sát Kế hoạch số 170/KH-BTC ngày 31.10.2023 về tổ chức Giải nhằm làm nổi bật ý nghĩa và hiệu quả lan toả của Giải; qua đó, làm nổi bật những đổi mới trong hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội ghi nhận, đánh giá cao các cơ quan, đơn vị, chủ thể tham gia tổ chức Giải thời gian qua đã nỗ lực, tích cực, chủ động phối hợp chặt chẽ trong triển khai các công việc tổ chức Giải; sự ủng hộ, hỗ trợ của các nhà tài trợ đồng hành với Ban Tổ chức Giải. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội khẳng định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và các Phó Chủ tịch Quốc hội rất quan tâm, chỉ đạo sát sao công tác chuẩn bị nhằm bảo đảm tổ chức Giải thành công, ấn tượng nhiều mặt, thu hút sự quan tâm của cả hệ thống chính trị và cử tri, Nhân dân cả nước, sự tham gia đông đảo của các cơ quan báo chí và nhà báo, qua đó, tạo sức lan toả mạnh mẽ về hoạt động của Quốc hội và HĐND các cấp.

Cơ bản thống nhất với báo cáo của Ban Tổ chức và các kiến nghị tại phiên họp, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội cũng đề nghị, Ban Tổ chức bám sát tiến độ công việc theo Kế hoạch số 170/KH-BTC ngày 31.10.2023 về tổ chức Giải Diên Hồng lần thứ hai; khẩn trương hoàn tất công tác tổ chức Giải. Hội đồng Chấm giải khẩn trương tiến hành chấm giải, bảo đảm công tâm, khách quan, minh bạch. Ban Tổ chức cần quan tâm tạo điều kiện, cơ sở vật chất thuận lợi, phù hợp để Hội đồng Chấm giải thực hiện nhiệm vụ. Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội đề nghị, cần đẩy mạnh công tác thông tin tuyên truyền trước, trong và sau Giải nhằm tạo hiệu ứng lan toả mạnh mẽ.

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Văn hóa vì hòa bình tại Hà Nội
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Ngày hội Văn hóa vì hòa bình tại Hà Nội

Nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10.10.1954 – 10.10.2024) và 25 năm Hà Nội được UNESCO trao danh hiệu “Thành phố vì hòa bình” (16.7.1999 – 16.7.2024), sáng 6.10, UBND TP.Hà Nội tổ chức chương trình “Ngày hội Văn hóa vì hòa bình” tại khu vực hồ Hoàn Kiếm. Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới dự chương trình.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp

Nhân dịp tham dự Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 và thăm chính thức Cộng hòa Pháp, tối 5.10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có cuộc gặp gỡ cộng đồng người Việt Nam tại Pháp tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam, thủ đô Paris.

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Tập đoàn Airbus và Safran
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp lãnh đạo Tập đoàn Airbus và Safran

Trong khuôn khổ Hội nghị cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19, tại Paris (Pháp), chiều 5.10 theo giờ địa phương, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tiếp Tổng Giám đốc Thương mại Toàn cầu, Phó Chủ tịch cấp cao, Thành viên Ban điều hành Tập đoàn Airbus, Benoit De Saint-Exupery và lãnh đạo Tập đoàn Safran.

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội
Chính trị

Thông cáo báo chí về Chương trình Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Theo dự kiến, Phiên họp thứ 38 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội sẽ diễn ra từ ngày 7 đến ngày 10.10.2024 và ngày 14.10.2024, tại phòng họp Tân Trào, Nhà Quốc hội. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc và cùng các Phó Chủ tịch Quốc hội thay phiên điều hành nội dung Phiên họp.

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam
Chính trị

Thủ tướng: Đề xuất cơ chế đặc thù, đặc biệt cho Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam

Sáng 5/10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và tình hình triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung tháo gỡ về thể chế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung tháo gỡ về thể chế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển

Nhấn mạnh yêu cầu tập trung tháo gỡ về thể chế để thúc đẩy kinh tế - xã hội phát triển, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nêu rõ, Đảng đoàn Quốc hội cơ bản thống nhất về chủ trương với các đề xuất của TP. Hồ Chí Minh về dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 4 TP. Hồ Chí Minh, Đề án đường sắt đô thị TP. Hồ Chí Minh và Đề án xây dựng Trung tâm tài chính quốc tế Việt Nam tại TP. Hồ Chí Minh.

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam
Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì họp về Dự án đường sắt tốc độ cao trục Bắc – Nam

Sáng 5.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Nhà nước các công trình, dự án quan trọng quốc gia, trọng điểm ngành Giao thông Vận tải chủ trì họp Thường trực Chính phủ với các bộ, ngành về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc – Nam và tình hình triển khai các dự án đường sắt kết nối với Trung Quốc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì và phát biểu mở đầu cuộc làm việc
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh

* Phó Bí thư Đảng đoàn Quốc hội, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định và các Phó Chủ tịch Quốc hội: Nguyễn Đức Hải, Trần Quang Phương và Nguyễn Thị Thanh tham dự

Sáng nay, 5.10, tại TP. Hồ Chí Minh, Đảng đoàn Quốc hội đã có cuộc làm việc với Ban Thường vụ Thành ủy TP. Hồ Chí Minh về kết quả triển khai Nghị quyết 57/2022/QH15 của Quốc hội về chủ trương đầu tư Dự án đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP. Hồ Chí Minh và Nghị quyết 98/2023/QH15 của Quốc hội về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP. Hồ Chí Minh; một số nội dung cần báo cáo Quốc hội trong thời gian tới... 

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ
Chính trị

Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tham dự Khai mạc Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ

Chiều 4.10 (theo giờ địa phương), tại Lâu đài Villers-Cotterêts, Pháp, đã diễn ra phiên khai mạc trọng thể Hội nghị Cấp cao Pháp ngữ lần thứ 19 với chủ đề “Sáng tạo, Đổi mới và Khởi nghiệp bằng tiếng Pháp” với sự tham dự của gần 100 nước thành viên Cộng đồng Pháp ngữ, các thể chế Pháp ngữ, tổ chức quốc tế và khu vực, trong đó gần 40 quốc gia tham dự ở cấp người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ.

Toàn cảnh Tọa đàm
Thời sự Quốc hội

Đã xử lý được nhiều vướng mắc

Chiều 4.10, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Kinh tế tổ chức Tọa đàm lấy ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật Đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu. Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Đình Việt chủ trì Tọa đàm. 

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước
Chính trị

Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước

Sáng 4.10, tại Nhà Quốc hội, Thường trực Ủy ban Văn hóa, Giáo dục làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Tài chính, Kiểm toán Nhà nước về tình hình thực hiện phân bổ, quản lý và sử dụng ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước năm 2025 đối với các lĩnh vực Ủy ban phụ trách. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Nguyễn Đắc Vinh chủ trì cuộc làm việc.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Bảo vệ nền tảng tư tưởng Đảng

Bài cuối: Đảng ta ngày càng xứng đáng là người lãnh đạo, đảm đương trọng trách dẫn dắt đất nước phát triển mạnh mẽ, bền vững, nhân văn trên con đường XHCN

TS. Nhị Lê - Nguyên Phó Tổng Biên tập Tạp chí Cộng sản

Một nội dung quan trọng trong đổi mới phương thức, lãnh đạo cầm quyền của Đảng ta hiện nay, đó là kiểm tra, kiểm soát, giám sát và thanh tra một cách dân chủ, chặt chẽ, cụ thể, phù hợp đối với quyền theo trách nhiệm. Kiểm soát quyền lực luôn là công việc trung tâm tuy rất khó khăn, luôn là nguy cơ sinh tử của mọi thể chế dân chủ. Quyền lực luôn thu hút những kẻ không có đạo đức. Sự nghiêng ngả, sụp đổ của một số thể chế chính trị trên thế giới, một trong những nguyên nhân là, do đánh mất vai trò kiểm soát, phá vỡ và đánh mất sự cân bằng quyền lực chính trị của đảng cầm quyền.