Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tiếp xúc cử tri ngành giáo dục tỉnh Quảng Ngãi

Chiều 5.12, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cùng Đoàn ĐBQH tỉnh Quảng Ngãi đã tiếp xúc cử tri chuyên đề với ngành giáo dục và đào tạo tỉnh Quảng Ngãi.

Thay mặt Đoàn ĐBQH tỉnh, Phó Trưởng Đoàn ĐBQH chuyên trách Huỳnh Thị Ánh Sương đã báo cáo kết quả Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV cũng như hoạt động của Đoàn tại kỳ họp.

Tại buổi tiếp xúc, các cử tri kiến nghị nhiều nội dung liên quan đến dự thảo Luật Nhà giáo; chế độ chính sách dành cho đội ngũ giáo viên; vấn đề dạy thêm – học thêm; phân luồng học sinh; mức lương tối thiểu; chế độ dành cho nhân viên cấp dưỡng, bảo vệ trong nhà trường…

pct-phuong-2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại buổi tiếp xúc cử tri

Cụ thể, đối với dự thảo Luật Nhà giáo, cử tri đặt vấn đề: theo quy định tại mục 1, khoản b, Điều 16 dự thảo Luật Nhà giáo quy đinh việc tuyển dụng nhà giáo thông qua xét tuyển hoặc thi tuyển, trong đó phải có thực hành sư phạm là chưa phù hợp với Nghị định số 115/2020/NĐ CP, Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.

Vì theo quy định tại khoản 2 Điều 9 Nghị định số 85/2023/NĐ-CP, nếu xét tuyển viên chức thi vòng 2, người đứng đầu cơ quan có thẩm quyền tuyển dụng lựa chọn một trong ba hình thức thi: Vấn đáp hoặc thực hành hoặc viết.

Như vậy nếu phải thực hành thì các hình thức vấn đáp và viết là không được áp dụng. Do đó nên điều chỉnh cụm từ trên là: “…. lựa chọn một trong ba hình thức thi: Vấn đáp hoặc thực hành hoặc viết (ưu tiên hình thức thực hành sư phạm chứ không bắt buộc)”.

Tại khoản 3 Điều 16 về đối tượng được đặc cách, ưu tiên trong tuyển dụng nhà giáo cần quy định rõ cụm từ đặc cách là như thế nào (điều kiện đặc cách thì có phải thi hoặc sát hạch không?); Tại mục b khoản 4 Điều 16: Chính sách thu hút nhà giáo trong tuyển dụng quy định: “Thực hiện thông qua tiếp nhận để trở thành nhà giáo", cử tri đề nghị quy định rõ tiếp nhận có thi không, cần điều kiện gì (văn bằng, thời gian công tác…) để tiếp nhận.

pct-phuong-2-a2.jpg
Cử tri ngành giáo dục Quảng Ngãi kiến nghị nhiều nội dung quan trọng

Tại mục b, khoản 2 và khoản 3 Điều 23 quy định các trường hợp không được thuyên chuyển: “Công tác chưa đủ 3 năm tính từ thời điểm được tuyển dụng và bổ nhiệm chức danh nhà giáo trừ trường hợp tự nguyện, tình nguyện thuyên chuyển công tác về cơ sở giáo dục ở nơi đặc biệt khó khăn vùng đồng bào dân tộc thiểu số, miền núi, vùng bãi ngang, ven biển và hải đảo”.

Tuy nhiên, quy định phải đủ 3 năm trở lên kể từ khi tuyển dụng mới được thuyên chuyển là chưa phù hợp với Luật Viên chức và thực tế. Vì hàng năm cơ quan quản lý phải tuyển dụng giáo viên thay thế cho người nghỉ hưu, nghỉ việc, thuyên chuyển công tác…

Nhưng nếu tuyển số giáo viên mới thay thế cho những giáo viên trên thuộc vùng thuận lợi, đồng bằng vì nghiễm nhiên số giáo viên công tác tại miền núi, vùng sâu không có cơ hội (sau 3 năm, cơ sở giáo dục có nhu cầu không còn vị trí việc làm vì đã tuyển giáo viên mới). Do đó, cử tri đề nghị chỉ quy định 12 tháng (trong thời gian tập sự) theo quy định tại Luật Viên chức và Nghị định số 115/2020/NĐ-CP, Nghị định số 85/2023/NĐ-CP.

Tại khoản 1 Điều 24 quy định Nhà giáo dạy liên trường, liên cấp trong cơ sở giáo dục công lập: “Dạy liên trường, liên cấp là việc nhà giáo được cơ quan quản lý giáo dục phân công giảng dạy đồng thời từ 2 cấp học trong cơ sở giáo dục có nhiều cấp học hoặc trình độ đào tạo; từ 2 cơ sở giáo dục trở lên cùng cấp học hoặc khác cấp học”. Theo cử tri, quy định dạy liên cấp như vậy là chưa phù hợp quy định đối với các môn cơ bản (trừ môn năng khiếu).

Lý do là vì đều tốt nghiệp cử nhân nhưng khi tuyển dụng giáo viên các bậc học, cấp học đề khác nhau và mã chức danh nghề nghiệp, vị trí việc làm cũng khác nhau. Giáo viên tiểu học không thể dạy cấp THCS hoặc cấp THPT và ngược lại. Vì vậy, cử tri đề nghị chỉ quy định dạy liên trường theo đơn vị hành chính phân cấp quản lý theo môn dạy, cấp dạy.

ĐBQH, Phó Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Ngãi Vũ Thị Liên Hương đã trao đổi, trả lời các ý kiến, kiến nghị của cử tri. Trong đó, có những vấn đề thuộc thẩm quyền của ngành giáo dục tỉnh đã được giải đáp cụ thể về phương án xử lý cũng kết luận các nội dung kiến nghị liên quan; đối với các vấn đề không thuộc thẩm quyền sẽ được chuyển cho cơ quan Trung ương xem xét, giải quyết.

k-02.jpg
Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Ngọc Huy phát biểu

Phát biểu tại buổi tiếp xúc, Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Đặng Ngọc Huy thông tin về việc sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Trong đó, dự kiến sẽ chuyển lĩnh vực dạy nghề về Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lý để tạo sự liên thông trong đào tạo, quản lý. Hiện nay, tỉnh đã có kế hoạch triển khai thực hiện sắp xếp từng sở, ban, ngành đến đơn vị hành chính cấp xã, cấp huyện trong giai đoạn 2026-2030. Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy Quảng Ngãi mong muốn các thầy cô giáo ủng hộ chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước.

Ghi nhận những đóng góp của đội ngũ giáo viên trong việc nâng cao chất lượng đào tạo, tạo nguồn nhân lực cho tỉnh, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương cũng chia sẻ những khó khăn của các thầy cô giáo. Đối với các ý kiến, kiến nghị của cử tri ngành giáo dục sẽ được Văn phòng tổng hợp để chuyển đến các cơ quan chuyên môn liên quan xem xét, xử lý.

Nhân dịp này, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng thông tin đến các thầy, cô giáo về những đổi mới của Quốc hội từ việc xây dựng pháp luật đến giám sát và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước. Trong những “điểm nghẽn thể chế”, có nhiều vấn đề liên quan đến lĩnh vực giáo dục và đào tạo, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Quốc hội và Chính phủ sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ để tháo gỡ kịp thời.

Chính trị

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện
Sự kiện nổi bật

Trong bối cảnh tình hình mới rất khẩn trương, cần sự đột phá, quyết đoán, quyết liệt, đoàn kết, thống nhất từ khâu đề xuất chính sách tới triển khai thực hiện

Lời Tòa soạn: Chiều 23.1, Hội nghị Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XIII đã khai mạc trọng thể tại Thủ đô Hà Nội. Tổng Bí thư Tô Lâm chủ trì và phát biểu khai mạc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Pháp luật họp thẩm tra sơ bộ

Sáng 23.1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật (sửa đổi) và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội quy định về xử lý một số vấn đề liên quan đến sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải gặp gỡ các đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị APF tại Cần Thơ
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải gặp gỡ các đơn vị phối hợp tổ chức Hội nghị APF tại Cần Thơ

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã gặp gỡ 11 đơn vị phối hợp tổ chức tốt Hội nghị APF.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp đoàn nghị sĩ Pháp
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải tiếp đoàn nghị sĩ Pháp

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đã tiếp Đoàn nghị sĩ Pháp do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Pháp Bruno Fuchs làm Trưởng đoàn. 

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng
Sự kiện nổi bật

Tổng Bí thư Tô Lâm thăm, làm việc tại Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng

Chiều 22.1, trong không khí phấn khởi toàn Đảng, toàn quân, toàn dân đang thi đua lập thành tích chào mừng kỷ niệm 95 năm ngày thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (3.2.1930-3.2.2025), chuẩn bị đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025, tại Trụ sở Bộ Tư lệnh Bộ đội Biên phòng, Tổng Bí thư Tô Lâm, Bí thư Quân ủy Trung ương đã đến thăm, làm việc và chúc Tết cán bộ, chiến sỹ Bộ đội Biên phòng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia

Trong khuôn khổ Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu và Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF), chiều 22.1, tại Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Phó Chủ tịch thứ nhất Thượng viện Campuchia Ouch Borithp.

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng phát biểu tại phiên họp
Thời sự Quốc hội

Thường trực Ủy ban Pháp luật họp thẩm tra sơ bộ 2 dự án Luật

Chiều 22.1, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Hoàng Thanh Tùng, Thường trực Ủy ban Pháp luật tổ chức phiên họp để thẩm tra sơ bộ dự án Luật Tổ chức Chính phủ (sửa đổi) và dự án Luật Tổ chức chính quyền địa phương (sửa đổi).

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo

Trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, chiều 22.1, tại thành phố Cần Thơ, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tiếp Chủ tịch Quốc hội Cộng hòa Dân chủ Congo Vital Kamerhe.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì tham quan mô hình nông nghiệp xanh tại Cần Thơ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải chủ trì tham quan mô hình nông nghiệp xanh tại Cần Thơ

Ngày 22.1, tại TP. Cần Thơ, trong khuôn khổ Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) và Diễn đàn Nghị viện Hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững, an ninh lương thực và ứng phó với biến đổi khí hậu, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dẫn đầu đoàn đại biểu tham quan thực tế tại Công ty Nông nghiệp công nghệ cao Trung An; Hợp tác xã Nông trại xanh - New Green Farm và Sông Hậu Fram.

Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ
Thời sự Quốc hội

Việt Nam luôn chia sẻ, ủng hộ các giá trị và mục tiêu cao cả của Cộng đồng Pháp ngữ

Lời Tòa soạn: Chiều 22.1, Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) đã diễn ra tại TP. Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và APF. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu toàn văn:

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự và phát biểu tại Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Chiều 22.1, tại TP. Cần Thơ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã dự, phát biểu tại phiên khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) - một trong hai cơ chế quan trọng nhất của APF (sau Đại hội đồng tổ chức vào tháng 7). Đây là sự kiện do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, là hoạt động đầu tiên của APF sau khi Cộng đồng Pháp ngữ tổ chức thành công Hội nghị Thượng đỉnh lần thứ 19 tại Paris, Pháp vào tháng 10.2024, qua đó, khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động của APF và Cộng đồng Pháp ngữ. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và các đại biểu dự diễn đàn nghị viện hợp tác Pháp ngữ về nông nghiệp bền vững
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ dự Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ

Chiều nay, 22.1, Hội nghị Ban Chấp hành Liên minh Nghị viện Pháp ngữ (APF) sẽ diễn ra tại TP. Cần Thơ. Đây là sự kiện quan trọng do Quốc hội Việt Nam đăng cai tổ chức, khẳng định vai trò dẫn dắt của Việt Nam trong các hoạt động của Cộng đồng Pháp ngữ, Tổ chức Quốc tế Pháp ngữ và APF. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn sẽ tham dự và có bài phát biểu quan trọng tại phiên khai mạc Hội nghị.