Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương: Sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND

Phát biểu tại cuộc làm việc với các cơ quan hữu quan của Quốc hội về việc sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND sáng nay, 28.3, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đề nghị, về phạm vi điều chỉnh, các ý kiến thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, các cơ quan tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật hiện hành.

Chuyển giao cho Ủy ban Dân nguyện và Giám sát chủ trì và lùi thời gian thông qua

Trình bày Báo cáo một số vấn đề lớn về việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Cao Mạnh Linh nêu rõ, trên cơ sở tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ dự án Luật, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát nhận thấy, Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã phối hợp với Thường trực Hội đồng Dân tộc và cơ quan hữu quan khẩn trương, nghiêm túc tiếp thu ý kiến của các ĐBQH tại Kỳ họp thứ Tám để chỉnh lý dự thảo Luật. Đến nay, dự thảo Luật đã sửa đổi, bổ sung 51 điều/91 điều so với Luật hiện hành, chiếm 56,04%.

v2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại cuộc làm việc. Ảnh: H.Ngọc

Bên cạnh đó, thực hiện Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tại Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội sẽ xem xét việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp, Luật Tổ chức chính quyền địa phương và nhiều dự án luật khác. Trong đó, có nhiều nội dung liên quan trực tiếp đến Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, đặt ra yêu cầu tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý toàn diện, như: Việc không tổ chức cấp huyện dẫn tới phải nghiên cứu sửa đổi nhiều điều, khoản của dự thảo luật về giám sát của HĐND cấp huyện; nghiên cứu về cơ chế giám sát đối với Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân khu vực, cơ quan thi hành án dân sự.

“Ngoài ra, qua rà soát, dự thảo Luật còn một số quy định cụ thể về trình tự, thủ tục thực hiện các hoạt động giám sát, do đó, cần tiếp tục nghiên cứu, đề xuất việc sửa đổi để thực hiện đúng chủ trương luật chỉ quy định những vấn đề khung, những vấn đề có tính nguyên tắc…”, Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Dân nguyện và Giám sát nhấn mạnh.

Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: H. Ngọc

Quang cảnh cuộc làm việc. Ảnh: H. Ngọc

Căn cứ số điều dự thảo luật đã sửa đổi, bổ sung tính đến thời điểm hiện tại (51/91 điều) và dự kiến một số nội dung cần tiếp tục nghiên cứu, chỉnh lý, tại cuộc họp giữa Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát, đại diện Thường trực Ủy ban Pháp luật và Tư pháp, Hội đồng Dân tộc, các ý kiến cơ bản nhất trí việc mở rộng phạm vi sửa đổi toàn diện đối với dự án Luật.

Đồng thời, trên cơ sở báo cáo của Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đã có ý kiến chỉ đạo: “Việc chuyển giao cho Ủy ban Dân nguyện và Giám sát chủ trì và lùi thời gian thông qua là định hướng để tiếp tục chuẩn bị sửa đổi toàn diện chứ không còn sửa đổi, bổ sung một số điều…”.

Thực hiện ý kiến chỉ đạo của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát đã có văn bản gửi Ủy ban Pháp luật và Tư pháp để tổng hợp, đề xuất việc thay đổi Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh, đồng thời có văn bản báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định điều chỉnh phạm vi sửa đổi của Luật là sửa đổi toàn diện, thay thế Luật hiện hành (Báo cáo số 150/BC-UBDNGS15 ngày 26.3.2025).

Làm rõ bản chất của giám sát, hệ quả pháp lý

Tại cuộc làm việc, các đại biểu nhấn mạnh sự cần thiết phải sửa đổi toàn diện Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND. Đồng thời, cho ý kiến tập trung vào 8 vấn đề lớn: Khái niệm giám sát; thẩm quyền giám sát tối cao của Quốc hội; nguyên tắc hoạt động giám sát; bổ sung hoạt động giải trình tại phiên họp của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; bổ sung quy định về phối hợp giám sát thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế, dự án hợp tác với nước ngoài; quy định giám sát chung của các cơ quan dân cử các cấp; hoạt động giám sát của Tổ đại biểu HĐND; thời điểm Quốc hội, HĐND xem xét báo cáo.

ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Cao Mạnh Linh. Ảnh: H. Ngọc
ĐBQH hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Cao Mạnh Linh. Ảnh: H. Ngọc

Kết luận cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương đánh giá cao tính trách nhiệm, chủ động của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát khi tiếp nhận và nghiên cứu hồ sơ dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND, đề nghị Ủy ban Dân nguyện và Giám sát tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đặc biệt là Chủ tịch Quốc hội tiếp tục hoàn thiện Báo cáo một số vấn đề lớn và báo cáo Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Về phạm vi điều chỉnh, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, chúng ta thống nhất cao là sửa đổi toàn diện với tên gọi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND (sửa đổi). Trên cơ sở hồ sơ đã có với tư duy mới và cách làm mới, chúng ta sẽ tiếp tục nghiên cứu, sửa đổi Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND.

Đối với khái niệm giám sát, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý, phải hết sức dễ hiểu, trả lời cho được bản chất của giám sát, hệ quả pháp lý là gì? Chú trọng sửa đổi Luật phải phù hợp với phân cấp, phân quyền; cân nhắc bổ sung quy định khi cần thiết thực hiện phối hợp giám sát thực hiện các điều ước, thỏa thuận quốc tế, dự án hợp tác nước ngoài...

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Ủy ban Dân nguyện và Giám sát cố gắng tổ chức các hội thảo khoa học, mời các chuyên gia cùng đóng góp ý kiến để hoàn thiện dự thảo Luật, bắt kịp với xu thế phát triển mới của đất nước.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương phát biểu
Chính trị

Rà soát tài sản công để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn

Cho ý kiến về kết quả thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2024 tại Phiên họp sáng 24.4, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội nhấn mạnh, phải xem đây là nhiệm vụ hết sức quan trọng với những nội dung rất cụ thể để các bộ, ngành, địa phương, cơ quan thực hiện. Cần rà soát lại tất cả các dự án chậm triển khai để kịp thời tháo gỡ vướng mắc về cơ chế, chính sách để khơi thông nguồn lực; rà soát các tài sản công ở các địa phương để có giải pháp sử dụng có hiệu quả hơn.

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự
Chính trị

Thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự

Chiều 24.4, tại Nhà Quốc hội, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp đã thẩm tra dự án Luật Tổ chức cơ quan điều tra hình sự (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Bộ luật Tố tụng hình sự.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu chỉ đạo
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan chủ trì làm việc về 2 dự thảo Luật

Chiều 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan đã chủ trì cuộc làm việc với một số bộ, ngành, cơ quan, tổ chức về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật và dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc

Trưa 24.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt Đoàn ĐBQH các khóa tỉnh Vĩnh Phúc, nhân dịp Đoàn tổ chức về nguồn, thăm Nhà Quốc hội hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025) và 80 năm Ngày Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội Việt Nam (6.1.1946 - 6.1.2026).

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật
Chính trị

Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra 2 dự án luật

Sáng 24.4, tiếp tục Phiên họp toàn thể lần thứ 2, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng, Ủy ban Pháp luật và Tư pháp thẩm tra dự án Luật Thanh tra (sửa đổi) và dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Xử lý vi phạm hành chính.

toàn cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Lập định mức mà thiếu cơ sở, chưa đầy đủ thì dự toán sẽ không chính xác

Lưu ý thời điểm xây dựng phương án về định mức phân bổ như Tờ trình của Chính phủ là chưa phù hợp, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp thu ý kiến của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và ý kiến của cơ quan thẩm tra để hoàn thiện dự thảo Nghị quyết về nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ dự toán chi thường xuyên ngân sách nhà nước năm 2026. Đây là vấn đề rất quan trọng, nếu lập định mức mà thiếu cơ sở, chưa đầy đủ thì dự toán sẽ không chính xác.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành nội dung thảo luận
Chính trị

Sớm sửa đổi Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí

Trong phiên thảo luận sáng 24.4, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ tiếp tục triển khai Chỉ thị số 27-CT/TW ngày 25.12.2023 của Bộ Chính trị về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Sớm sửa đổi, bổ sung Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí để thể chế hóa chủ trương của Đảng, đưa công tác thực hành tiết kiệm, chống lãng phí sang giai đoạn mới thực chất, hiệu quả hơn.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp
Chính trị

Quản lý chặt chẽ nợ xấu

Cho ý kiến về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Các tổ chức tín dụng sáng 24.4, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn lưu ý, cần xác định phạm vi chính sách để xác định khoản nợ vay đúng quy định, tránh việc tổ chức tín dụng nới lỏng điều kiện cho vay; Ngân hàng Nhà nước Việt Nam phải quản lý chặt chẽ nợ xấu.

Góp ý dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I
Chính trị

Góp ý dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I

Sáng 24.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Hà Nội, Ban Tuyên giáo và Dân vận, Đảng ủy Quốc hội đã lấy ý kiến về dự thảo Kế hoạch tuyên truyền Đại hội đảng bộ các cấp, Đại hội đại biểu Đảng bộ Quốc hội lần thứ I, nhiệm kỳ 2025 - 2030, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng.

Đại diện các nước thành viên AIPA tham dự Phiên họp chụp ảnh lưu niệm
Chính trị

Đoàn Việt Nam tham dự Phiên họp của Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ AIPA tại Malaysia

Nhận lời mời của Chủ tịch Hạ viện Malaysia kiêm Chủ tịch Đại hội đồng Liên nghị viện Hiệp hội Các quốc gia Đông Nam Á 2025 (AIPA 2025), Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đã tham dự Phiên họp lần thứ 4 của Ủy ban Điều phối Nữ nghị sĩ AIPA (WAIPA), diễn ra từ ngày 21- 24.4.2025 tại thành phố Kuching, bang Sarawak, Malaysia.