Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát

Chiều tối 18.2, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Phiên họp toàn thể lần thứ Nhất của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu

Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình và Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ nhiệm Thường trực Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Lê Thị Nga đồng chủ trì Phiên họp.

Tại Phiên họp, các đại biểu đã nghe công bố Nghị quyết số 178/2025/QH15 về tổ chức các cơ quan của Quốc hội; Nghị quyết số 186/2025/QH15 bầu Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội khóa XV và Nghị quyết số 1431/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn danh sách Phó Chủ nhiệm, các Ủy viên là ĐBQH hoạt động chuyên trách và Ủy viên là ĐBQH hoạt động kiêm nhiệm của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát của Quốc hội khóa XV.

Phát biểu tại Phiên họp, Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình nêu rõ, chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban là thẩm tra các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội; về trưng cầu ý dân; thực hiện dân chủ ở cơ sở; tiếp công dân, giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân; kiến nghị các vấn đề về tổ chức và nâng cao hiệu quả hoạt động giám sát của Quốc hội; về giải quyết khiếu nại, tố cáo, kiến nghị, phản ánh của công dân, các biện pháp cần thiết nhằm bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của công dân; giám sát việc thi hành Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội; giám sát hoạt động của Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước trong lĩnh vực Ủy ban phụ trách…

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình phát biểu

Chủ nhiệm Ủy ban Dân nguyện và Giám sát Dương Thanh Bình phát biểu

Chủ nhiệm Ủy ban nhấn mạnh, với nhóm nhiệm vụ mới, Ủy ban có thêm cơ sở để chú trọng hơn công tác giám sát về khiếu nại, tố cáo của công dân, bảo vệ quyền lợi hợp pháp của nhân dân, góp phần bảo đảm mọi tiếng nói, nguyện vọng của cử tri và nhân dân đều được lắng nghe, giải quyết kịp thời. Ủy ban cũng sẽ luôn lắng nghe các đại biểu Quốc hội, các tổ chức xã hội và người dân đóng góp ý kiến, phản ánh các vấn đề quan trọng liên quan đến quốc kế, dân sinh; chú trọng phát triển các mối quan hệ phối hợp với các cơ quan hữu quan nhằm bảo đảm công tác giám sát được thực hiện một cách hiệu quả, toàn diện và đồng bộ.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tặng hoa chúc mừng Lãnh đạo và thành viên Ủy ban Dân nguyện và Giám sát

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tặng hoa chúc mừng Lãnh đạo và thành viên Ủy ban Dân nguyện và Giám sát

Phát biểu tại Phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương cho rằng, việc Quốc hội quyết định thành lập Ủy ban Dân nguyện và Giám sát là dấu mốc có ý nghĩa lịch sử, đánh dấu một bước tiến trong quá trình hoàn thiện bộ máy của Quốc hội, thể hiện tinh thần đổi mới trong thực hiện Nghị quyết số 18 của Trung ương, qua đó, góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động của Quốc hội và công tác dân nguyện, giám sát của Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Ủy ban Dân nguyện và Giám sát nhanh chóng ổn định tổ chức, biên chế để bắt tay vào công việc với tinh thần đổi mới; làm tốt công tác tư tưởng, công tác tổ chức cán bộ để xây dựng Đảng ủy, Đảng bộ Ủy ban trong sạch, vững mạnh.

Quang cảnh phiên họp

Quang cảnh phiên họp

Các đại biểu tham dự phiên họp

Các đại biểu tham dự phiên họp

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị Ủy ban nghiên cứu kỹ lưỡng để thực hiện hiệu quả 8 nhiệm vụ, quyền hạn đã được giao đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ mới. Đồng thời, phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của khối hành pháp, tư pháp và địa phương để triển khai các nhiệm vụ có hiệu quả, được nhân dân ngày càng tín nhiệm.

Về lâu dài, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý cần tiếp tục nghiên cứu các cơ sở lý luận, đường lối, pháp lý và thực tiễn để tổng kết, bổ sung hoàn thiện mô hình cũng như chức năng, nhiệm vụ của Ủy ban Dân nguyện và Giám sát; tin tưởng, Ủy ban sẽ là cầu nối giữa Quốc hội với cử tri và nhân dân, góp phần để Quốc hội ngày càng thực hiện hiệu quả các chức năng lập pháp, giám sát, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước và các nhiệm vụ mà Đảng, Nhà nước và nhân dân giao phó.

Thời sự Quốc hội

Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế và Tài chính làm việc tại Đồng Nai

Chiều 26.3, Đoàn công tác của Ủy ban Kinh tế và Tài chính do Phó Chủ nhiệm Ủy ban Đoàn Thị Thanh Mai làm Trưởng đoàn đã có cuộc làm việc với UBND tỉnh Đồng Nai về kết quả thực hiện quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất; tình hình triển khai ban hành các văn bản thi hành Luật Đất đai năm 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn hội kiến Thủ tướng Cộng hòa Singapore Lawrence Wong
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tạo môi trường pháp lý thuận lợi, thúc đẩy hợp tác Việt Nam - Singapore

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn khẳng định, Quốc hội Việt Nam sẽ tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật, tạo môi trường pháp lý cho hợp tác giữa Việt Nam và Singapore, tạo điều kiện thúc đẩy kết nối, hợp tác kinh tế, thương mại và đầu tư giữa hai nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan
Thời sự Quốc hội

Không vì lợi nhuận riêng của doanh nghiệp để đánh đổi chất lượng sản phẩm

Cho ý kiến về dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Chất lượng sản phẩm, hàng hóa tại phiên họp sáng nay, 26.3, có ý kiến cho rằng, hàng hóa muốn lưu hành trên đất nước ta phải bảo đảm hợp quy, hợp chuẩn. Nhà nước kiểm tra, nếu làm không đúng hoặc làm thấp hơn thì sẽ có chế tài xử phạt. Đây là câu chuyện mặc định, doanh nghiệp phải tự chịu trách nhiệm. 

ĐBQH Thạch Phước Bình (Trà Vinh)
Thời sự Quốc hội

Đề xuất áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí

Cho ý kiến về dự thảo Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp (sửa đổi), sáng 26.3, có ý kiến đại biểu đề xuất, áp dụng mức thuế suất 10% cho toàn bộ cơ quan báo chí, không phân biệt báo in hay báo điện tử. Giải pháp này nhằm tạo sự công bằng giữa các loại hình báo chí, phù hợp với xu hướng chuyển đổi số. Khuyến khích báo chí phát triển bền vững, giúp các tòa soạn có thêm nguồn lực để đầu tư vào nội dung, đặc biệt là đầu tư vào công nghệ.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải
Thời sự Quốc hội

Tăng thuế tiêu thụ đặc biệt với rượu, bia nhưng phải có lộ trình phù hợp

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, 26.3, các đại biểu cho rằng, những mặt hàng rượu, bia, thuốc lá đều tác động đến sức khỏe người dân, liên quan đến hành vi người tiêu dùng, về lâu dài chắc chắn có hại và phải có giải pháp hành chính, giải pháp về thuế để điều tiết. Nhưng mức độ, lộ trình như thế nào, phải có dự báo để các doanh nghiệp điều chỉnh không chỉ về sản xuất mà còn liên quan đến các hộ nông dân cung cấp nguyên vật liệu.

Đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Cần có chế tài xử lý khi doanh nghiệp không báo cáo hàng năm

Dự thảo Luật Hóa chất (sửa đổi) quy định, trong thời hạn 5 năm kể từ ngày hóa chất mới được đăng ký, hằng năm, tổ chức, cá nhân có hoạt động hóa chất liên quan đến hóa chất mới phải báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền về quá trình hoạt động với hóa chất mới. Do đó, đại biểu Quốc hội Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề nghị, cần bổ sung vào dự thảo Luật quy định về việc giao Chính phủ quy định chế tài xử lý với trường hợp không báo cáo hàng năm.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

ĐBQH Trần Văn Khải (Hà Nam) phát biểu
Chính trị

Biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số

Thảo luận về dự án Luật Việc làm (sửa đổi) chiều nay, 25.3, các đại biểu Quốc hội cho rằng, việc sửa đổi Luật Việc làm lần này là cơ hội vàng để thể chế hoá các định hướng chiến lược của Nghị quyết 57 về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia, biến chính sách việc làm thành lợi thế cạnh tranh quốc gia trong kỷ nguyên số.

Đại biểu Lê Thị Thanh Lam (Hậu Giang) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Hài hòa trong quản lý nhà nước về chất lượng sản phẩm, hàng hóa

Thảo luận dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Tiêu chuẩn và quy chuẩn kỹ thuật sáng nay, 25.3, một số đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục rà soát các quy định nhằm bảo đảm kiểm soát chặt chẽ sản phẩm, hàng hóa, song đồng thời cũng cần tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp sớm được lưu thông hàng hóa ra thị trường.

Đại biểu Tô Ái Vang (Sóc Trăng) phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Chính trị

Bảo đảm các yêu cầu về an toàn hoá chất

Thảo luận dự án Luật Hóa chất (sửa đổi) tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7 sáng nay, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, tiếp tục rà soát các quy định liên quan đến ưu đãi đối với lĩnh vực công nghiệp hóa chất trọng điểm; quảng cáo hóa chất, hóa chất nguy hiểm trong sản phẩm hàng hóa…

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan điều hành phiên thảo luận. Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Cần trao quyền cho Chính phủ tạm thời cho phép thí điểm công nghệ, mô hình mới mà luật chưa điều chỉnh

Thảo luận về dự án Luật Công nghiệp công nghệ số tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, một số đại biểu đề nghị tiếp tục nghiên cứu nhằm có những chính sách thật sự đột phá về phát triển công nghệ số, thúc đẩy kinh tế dữ liệu, thu hút nhân tài... nhằm tạo lợi thế cạnh tranh cho Việt Nam trong lĩnh vực này.