Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh hội đàm cùng Chủ tịch Quốc hội New Zealand và Phó Chủ tịch Quốc hội New Zealand

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh hội đàm cùng Chủ tịch Quốc hội New Zealand và Phó Chủ tịch Quốc hội New Zealand

Sáng 10.9, giờ địa phương, Lễ đón Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam thăm làm việc tại New Zealand đã được tổ chức trang trọng tại Nhà Quốc hội New Zealand, Thủ đô Wellington, theo nghi thức truyền thống Mihi Whakatau.

Ngay sau lễ đón, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã hội đàm cùng Chủ tịch Quốc hội New Zealand Gerry Brownlee và Phó Chủ tịch Quốc hội Babara Kuriger.

Chủ tịch Quốc hội Gerry Brownlee và Phó Chủ tịch Quốc hội Babara Kuriger bày tỏ chia sẻ sâu sắc trước những tổn thất của Việt Nam do bão Yagi gây ra; mong Nhà nước, Nhân dân Việt Nam sớm khắc phục hậu quả của bão lũ, ổn định cuộc sống của người dân.

thi-thanh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chào Chủ tịch Quốc hội New Zealand Garry Brownlee
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh hội đàm cùng Chủ tịch Quốc hội New Zealand và Phó Chủ tịch Quốc hội New Zealand.JPG
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh hội đàm cùng Chủ tịch Quốc hội New Zealand và Phó Chủ tịch Quốc hội New Zealand

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trân trọng cảm ơn sự chia sẻ của lãnh đạo Quốc hội New Zealand; đồng thời cho biết, bão số 3 là bão lớn nhất trong 30 năm trở lại đây ở Biển Đông, vì vậy, khi đổ bộ vào Việt Nam gây thiệt hại hết sức nặng nề. Hiện nay, Đảng, Nhà nước và các địa phương của Việt Nam đều tập trung cao nhất cho công tác khắc phục hậu quả bão lũ, chỉ đạo cả hệ thống chính trị và Nhân dân tăng cường cảnh giác, chủ động các phương án đối phó với diễn biến bất thường, nguy hiểm của thời tiết; huy động tối đa các nguồn lực để bảo đảm an toàn và ổn định đời sống của Nhân dân.

1_Đoàn chụp ảnh lưu niệm cùng Chủ tịch QH NZ Garry Brownlee và Phó CT QH NZ Babara Kuriger.JPG
Chủ tịch Quốc hội Gerry Brownlee cùng Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và Đoàn Việt Nam

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cũng bày tỏ vui mừng lần đầu tiên dẫn đầu Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam đến thăm đất nước New Zealand tươi đẹp, thanh bình với cương vị là Phó Chủ tịch Quốc hội; trân trọng chuyển tới Chủ tịch Quốc hội Gerry Brownlee lời thăm hỏi thân tình và lời chúc tốt đẹp nhất của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn.

Chủ tịch Quốc hội Gerry Brownlee và Phó Chủ tịch Quốc hội Babara Kuriger đánh giá cao chuyến thăm làm việc của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam, thể hiện mong muốn của cả hai bên trong việc thúc đẩy quan hệ hai nước và hai Quốc hội.

1_Chủ tịch QH NZ Garry Brownee tiếp Phó CT QH Nguyễn Thị Thanh và Đoàn.JPG
Chủ tịch Quốc hội Garry Brownee tiếp Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh và Đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam

Vui mừng nhận thấy quan hệ hai nước, hai Quốc hội phát triển tốt đẹp thời gian qua và đang hướng tới kỷ niệm 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao vào năm 2025, Chủ tịch Quốc hội Gerry Brownlee chia sẻ rất ngưỡng mộ những thành tựu Việt Nam đạt được, đóng vai trò quan trọng trong khu vực và châu Á, trở thành đối tác quan trọng của New Zealand và các quốc gia khác trong khu vực.

Hai bên vui mừng nhận thấy, sau gần 50 năm thiết lập quan hệ ngoại giao (1975 - 2025), quan hệ hai nước đã có những tiến bộ vượt bậc với việc nâng cấp lên quan hệ Đối tác Chiến lược vào năm 2020, duy trì hiệu quả, đều đặn các cơ chế hợp tác song phương ở các lĩnh vực chủ chốt, đem lại nhiều kết quả tích cực. Tin cậy chính trị, hiểu biết, tôn trọng lẫn nhau ngày càng được củng cố, đặc biệt thông qua việc duy trì thường xuyên trao đổi đoàn và tiếp xúc cấp cao trên tất cả các kênh, trong đó có kênh Nghị viện.

Hợp tác trong các lĩnh vực kinh tế có sự phát triển tích cực; đặc biệt, kim ngạch thương mại hai chiều tăng trưởng tốt, đạt 1,3 tỷ USD năm 2023 và đang hướng tới mục tiêu 2 tỷ USD năm 2024 và 3 tỷ USD trong năm 2026.

Cùng với đà phát triển tốt đẹp của quan hệ hai nước, hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội New Zealand không ngừng được mở rộng và đi vào thực chất. Các chuyến thăm của lãnh đạo Quốc hội hai nước đã góp phần tạo động lực mạnh mẽ cho quan hệ giữa hai cơ quan lập pháp.

Phó CT QH Nguyễn Thị Thanh tặng quà CT QH New Zealand Garry Brownlee..JPG
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao quà tặng Chủ tịch Quốc hội Gerry Brownlee

Chủ tịch Quốc hội Gerry Brownlee, Phó Chủ tịch Quốc hội Babara Kuriger và Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí một số định hướng lớn về hợp tác giữa hai Quốc hội và hai cơ quan giúp việc của Quốc hội thời gian tới như: nghiên cứu, thúc đẩy việc ký kết Thỏa thuận hợp tác giữa Quốc hội Việt Nam với Quốc hội New Zealand, Văn phòng Quốc hội Việt Nam với Văn phòng cố vấn Quốc hội New Zealand, tạo cơ sở để hai bên tăng cường và làm sâu sắc hơn nữa quan hệ hợp tác giữa Cơ quan lập pháp hai nước.

Hai bên nhất trí tăng cường tiếp xúc cấp cao và các Ủy ban của Quốc hội, giữa các nghị sỹ hai nước, giữa hai Nhóm Nghị sĩ hữu nghị nhằm trao đổi thông tin, chia sẻ kinh nghiệm trong tổ chức hoạt động nghị viện, nhất là trong việc xây dựng thể chế, hoàn thiện hệ thống pháp luật và giám sát triển khai việc thực thi pháp luật.

Tiếp tục phát huy vai trò cơ quan lập pháp hai nước trong thúc đẩy quan hệ song phương; xây dựng hành lang pháp lý thuận lợi, giám sát, thúc đẩy các bộ, ngành, địa phương, các doanh nghiệp tích cực triển khai hiệu quả các hiệp định, thỏa thuận đã ký kết; phát huy hiệu quả các cơ chế về hợp tác kinh tế; tạo điều kiện tốt cho hàng hóa hai bên tiếp cận thị trường của nhau.

Đẩy mạnh hợp tác của hai cơ quan giúp việc Quốc hội là Văn phòng Quốc hội New Zealand và Văn phòng Quốc hội Việt Nam, nhất là trong lĩnh vực đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, trao đổi kinh nghiệm trong công tác nghiên cứu, tham mưu tổng hợp và tổ chức phục vụ các hoạt động của Nghị viện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao quà tặng Phó Chủ tịch Quốc hội New Zealand Babara Kuriger

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh trao quà tặng Phó Chủ tịch Quốc hội New Zealand Babara Kuriger

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nêu rõ, Việt Nam đánh giá cao New Zealand ủng hộ vai trò trung tâm của ASEAN và tham gia tích cực, đóng góp hiệu quả trong các cơ chế do ASEAN dẫn dắt; đề nghị hai bên cùng tiếp tục thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin và hợp tác cùng có lợi, cùng nhau ứng phó hiệu quả các thách thức chung tại khu vực. Với vai trò nước điều phối quan hệ ASEAN - New Zealand giai đoạn 2024-2027, Việt Nam sẽ tích cực thúc đẩy các chương trình hợp tác thực chất giữa ASEAN và New Zealand.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng đề nghị hai bên phát huy cơ chế phối hợp tại các diễn đàn đa phương, các cơ chế Tiểu vùng Mekong, nhất là các lĩnh vực phòng ngừa và giảm thiểu rủi ro, thiên tai, năng lượng tái tạo. Tăng cường tham vấn, trao đổi thông tin, phối hợp lập trường về các vấn đề khu vực cùng quan tâm, ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn liên nghị viện đa phương khu vực và quốc tế.

Chủ tịch Quốc hội Gerry Brownlee đánh giá cao các đề xuất trên của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh; cho biết sẽ cố gắng thúc đẩy hợp tác trong những lĩnh vực này. Trong đó, về quan hệ với ASEAN, Chủ tịch Quốc hội Gerry Brownlee cho biết, New Zealand là quốc gia gần gũi với ASEAN, việc thắt chặt mối quan hệ với khu vực này có ý nghĩa quan trọng đối với New Zealand; tin tưởng, Việt Nam với vai trò là quốc gia điều phối quan hệ ASEAN – New Zealand trong giai đoạn 2024 - 2027 sẽ luôn ủng hộ New Zealand thắt chặt hơn mối quan hệ với ASEAN.

Chủ tịch Quốc hội Gerry Brownlee cũng đề nghị, hai nước phối hợp với nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là Liên Hợp Quốc; ủng hộ cam kết mạnh mẽ xây dựng một thế giới dựa trên luật pháp quốc tế, bảo đảm lợi ích quốc gia của các nước.

Nhất trí với các đề nghị của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh về việc tạo điều kiện thuận lợi cho cộng đồng người Việt Nam tại New Zealand, Chủ tịch Quốc hội Gerry Brownlee nhấn mạnh, cộng đồng người Việt Nam ở New Zealand đều là những người làm việc chăm chỉ, tham gia khởi nghiệp tại New Zealand. Tất cả mọi người ở New Zealand hầu như đều có mối liên hệ với người Việt Nam hoặc người gốc Việt. New Zealand là một quốc gia đa văn hoá, sẽ cố gắng thúc đẩy các văn hóa, ngôn ngữ của nhiều cộng đồng, quốc gia

Chính trị

Phiên họp toàn thể của Quốc hội về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi)
Theo dòng sự kiện

Thượng tôn Hiến pháp

Nguyễn Văn Phúc, Nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế, Phó Ban biên tập sửa đổi Hiến pháp

Sinh thời, khi còn hoạt động cách mạng để giành độc lập cho Dân tộc, Bác Hồ đã từng “cầu cho Hiến pháp ban hành, trăm điều phải có thần linh pháp quyền”. Ước mong của Bác, tư tưởng của Bác đã được thể hiện tuyệt vời trong bản Hiến pháp năm 1946 làm nền tảng cho các bản Hiến pháp sau này.

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực
Chính trị

Tổ chức xóa nhà tạm, nhà dột nát phải đồng bộ, đa dạng hóa nguồn lực

Sáng 10.11, chủ trì Phiên họp thứ nhất của Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo), Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo cho rằng, Chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát là chương trình nhân văn sâu sắc, phải được triển khai với tinh thần trách nhiệm cao, cảm xúc mạnh mẽ, với tư duy đổi mới; nhấn mạnh thời gian, trí tuệ và sự quyết tâm, quyết liệt là yếu tố mang tính quyết định của Phong trào.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Tập trung thực hiện tinh gọn bộ máy, tăng cường giám sát của Nhân dân

Khẳng định "Dân là gốc", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị tỉnh Hà Nam tiếp tục thực hiện tốt quy chế dân chủ ở cơ sở, phát huy tối đa quyền làm chủ của Nhân dân, đồng thời, tập trung triển khai hiệu quả chủ trương tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị, tăng cường vai trò giám sát của Nhân dân trong thực hiện chủ trương này. 

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, dột nát
Chính trị

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo xóa nhà tạm, dột nát

Sáng 10.11, tại Trụ sở Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương triển khai xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi cả nước (Ban Chỉ đạo) họp Phiên thứ nhất của Ban Chỉ đạo để đánh giá tình hình, kết quả thực hiện chương trình xóa nhà tạm, nhà dột nát và nhiệm vụ thời gian tới.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, tỉnh Hà Nam
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại thôn Lời, Hà Nam

Sáng 10.11, trong không khí cả nước phấn khởi kỷ niệm 94 năm Ngày thành lập Mặt trận Dân tộc thống nhất Việt Nam (18.11.1930 – 18.11.2024), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã về dự, chung vui Ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc cùng cán bộ, bà con Nhân dân thôn Lời, xã Thanh Hương, huyện Thanh Liêm, tỉnh Hà Nam.

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile
Chính trị

Chủ tịch nước Lương Cường thăm Đại sứ quán và cộng đồng người Việt Nam tại Chile

Nhân dịp thăm chính thức Cộng hoà Chile, tối 9.11 theo giờ địa phương, tại thủ đô Santiago de Chile, Chủ tịch nước Lương Cường và đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới thăm, nói chuyện với cán bộ, nhân viên Đại sứ quán và đại diện cộng đồng người Việt Nam đang sinh sống, làm việc và học tập tại Chile.

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen
Chính trị

Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng dự Ngày hội Đại đoàn kết tại xã Bản Sen

Chiều 9.11, Ủy viên Bộ Chính trị Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng lý luận Trung ương dự Ngày hội “Đại đoàn kết toàn dân tộc ở khu dân cư” gắn với Ngày hội “Văn hóa quân - dân” với nhân dân xã Bản Sen, huyện Vân Đồn (Quảng Ninh).

Tổ trưởng Tổ thảo luận 17
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành

Thảo luận về Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu tại Tổ 17 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Cao Bằng, Gia Lai và An Giang) tán thành với sự cần thiết xây dựng, song cũng lưu ý đây là dự án luật mới, liên quan đến nhiều luật chuyên ngành khác; do đó, cơ quan soạn thảo cần tiếp tục rà soát kỹ lưỡng, bảo đảm sự thống nhất với hệ thống pháp luật hiện hành, giải quyết những vấn đề xung đột pháp lý nếu phát sinh.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Thời sự Quốc hội

Luật Nhà giáo: Bảo đảm sự đồng bộ và tương thích với các luật khác

Thảo luận tại Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình, Bắc Kạn) về dự án Luật Nhà giáo, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhất trí cần có chính sách đặc thù đối với nhà giáo và phải có ưu đãi đặc biệt để thực hiện những chủ trương của Đảng, Nhà nước. Tuy nhiên, Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, cần bảo đảm sự đồng bộ và phải tương thích giữa Luật Nhà giáo với các luật khác.

Tổng Bí thư Tô Lâm phát biểu tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Luật Nhà giáo phải giải quyết tốt mối quan hệ giữa thầy và trò

Phát biểu tại Tổ 1 (Đoàn ĐBQH TP. Hà Nội) về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, trước hết, phải quán triệt rất sâu sắc chiến lược, vị trí xây dựng đất nước của những người thầy. Phải xác định vai trò quan trọng của giáo dục và đặc biệt trong giáo dục đào tạo thì người thầy là chủ thể chính.

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 1 về dự án Luật Nhà giáo, các ĐBQH thành phố Hà Nội khẳng định dự thảo luật đã thể chế hóa được quan điểm, chủ trương của Đảng về vị trí, vai trò của đội ngũ nhà giáo trong sự nghiệp phát triển đất nước, qua đó, hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đặc biệt, dự luật đã đề xuất một số chính sách đặc thù, đột phá để phát triển và nâng tầm, tôn vinh nghề giáo, khắc phục các bất cập trong quản lý nhà nước về nhà giáo hiện nay.

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo
Thời sự Quốc hội

Tạo cơ sở pháp lý vững chắc để xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo

Trong phiên thảo luận tổ sáng 9.11 về dự án Luật Nhà giáo, các đại biểu tại Tổ 9 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Ninh, Bến Tre, Phú Yên, Hòa Bình) cho rằng, việc ban hành Luật Nhà giáo nhằm hoàn thiện hệ thống pháp luật về nhà giáo. Đồng thời tạo cơ sở pháp lý để thực hiện các chính sách về xây dựng và phát triển đội ngũ nhà giáo trong giai đoạn hiện nay.

Quang cảnh Tổ 14 họp tổ
Thời sự Quốc hội

Xử lý thấu đáo, triệt để hành vi "lệch chuẩn" của nhà giáo

Thảo luận tại Tổ 14 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp về dự án Luật Nhà giáo sáng 9.11, đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, xã hội đặc biệt quan tâm đến các chuẩn mực của nhà giáo, từ đạo đức, phong cách cho đến quy tắc ứng xử… Do đó, với những giáo viên có các hành vi "lệch chuẩn" thì cần xử lý thấu đáo, triệt để.

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù
Thời sự Quốc hội

Nên có chính sách hỗ trợ vay vốn cho lao động chấp hành xong hình phạt tù

Dự thảo Luật Việc làm (sửa đổi) quy định đối tượng vay vốn là “người lao động” mang tính phổ quát. Trong đối tượng “người lao động” có dạng đặc biệt là “người lao động đã chấp hành xong hình phạt tù”. Nếu dự thảo Luật có chính sách hỗ trợ vay vốn sẽ giúp họ có cơ hội tìm việc làm, trở thành công dân có ích cho xã hội, ĐBQH Nguyễn Thị Yến (Bà Rịa – Vũng Tàu) nêu ý kiến.

Toàn cảnh thảo luận tại Tổ 5
Thời sự Quốc hội

Phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập

Thảo luận về dự án Luật Nhà giáo sáng nay, 9.11, các đại biểu Quốc hội tại Tổ 5 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang nhất trí quy định cho phép cơ quan quản lý giáo dục chủ trì hoặc phân cấp, ủy quyền tuyển dụng nhà giáo trong cơ sở giáo dục công lập.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Tiếp tục rà soát, bảo đảm tinh thần Luật chỉ quy định những vấn đề thuộc thẩm quyền Quốc hội

Phát biểu tại phiên thảo luận tại Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) sáng nay, 9.11, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, những đặc điểm mang tính đặc thù của nhà giáo cần có chính sách ưu đãi, hỗ trợ riêng, song, ưu đãi, chính sách riêng cũng phải đặt trong tổng thể chung, bảo đảm sự cân đối, hài hòa. Vì vậy, cần tiếp tục rà soát, nghiên cứu hoàn thiện quy định về đối tượng áp dụng, chính sách tiền lương, phụ cấp đối với nhà giáo, bảo đảm phù hợp, thống nhất với hệ thống pháp luật.