Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự lễ đón nhận 2 làng nghề là thành viên chính thức Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới

Tối 14.2, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã dự Lễ đón nhận làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và làng nghề Dệt lụa Vạn Phúc là thành viên chính thức của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới.

Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Lê Minh Hoan; Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam Nguyễn Thị Tuyến; Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh.

Tham dự còn có đại diện Hội đồng Thủ công thế giới, Thị trưởng một số thành phố của Uzbekistan, đại diện một số sở, ban, ngành của TP. Hà Nội và hai làng nghề Bát Tràng, Vạn Phúc…

pctqh-nguyen-thi-thanh1.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ đón nhận

Phát biểu khai mạc sự kiện, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Nguyễn Mạnh Quyền nhấn mạnh: Thăng Long - Hà Nội vốn nổi tiếng là vùng đất “Địa linh nhân kiệt”, là trung tâm văn hóa lớn nhất cả nước không chỉ bởi với các di tích lịch sử, di sản văn hóa mà còn bởi những làng nghề truyền thống vốn đã đi vào sử sách, thơ ca.

Trải qua biết bao thăng trầm, các làng nghề của Hà Nội vẫn giữ được nét đẹp riêng vốn có. Với bề dày lịch sử cùng câu chuyện ý nghĩa ẩn giấu trong từng sản phẩm, những làng nghề bền bỉ phát triển theo thời gian đã khắc sâu trong tâm hồn của mỗi người dân Hà Nội.

Từ những bàn tay khéo léo của các nghệ nhân, biết bao sản phẩm thủ công mỹ nghệ tinh xảo đã ra đời, vượt qua thời gian để tồn tại và phát triển cho đến ngày nay. Với sự giao thoa giữa truyền thống và hiện đại, các làng nghề tại Hà Nội đang dần khẳng định vị thế vững chắc trên thị trường quốc tế.

Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới Saad al-Qaddumi trao giấy chứng nhận cho hai làng nghề Vạn Phúc và Bát Tràng

Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới Saad al-Qaddumi trao giấy chứng nhận cho hai làng nghề Vạn Phúc và Bát Tràng

Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội cho biết, nhận thức sâu sắc về tiềm năng và giá trị của các làng nghề, Thành ủy Hà Nội đã ban hành Nghị quyết số 09 về phát triển công nghiệp văn hóa trên địa bàn Thủ đô, trong đó khẳng định ưu tiên phát triển làng nghề và sản phẩm thủ công truyền thống.

UBND TP. Hà Nội cũng đã ban hành Quy hoạch phát triển nghề, làng nghề đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2030; phê duyệt Đề án tổng thể phát triển làng nghề trên địa bàn Hà Nội giai đoạn 2025 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, đồng thời có nhiều cơ chế, chính sách để bảo tồn và phát triển làng nghề trên địa bàn Thủ đô.

Hiện nay, Hà Nội là nơi tập trung số lượng làng nghề và các nghệ nhân nhiều nhất cả nước với 1.350 làng nghề và làng có nghề, hội tụ 47/52 nghề truyền thống của cả nước. Mỗi làng nghề đều mang bản sắc riêng, với những sản phẩm độc đáo theo phong cách văn hóa địa phương; có sức cạnh tranh cao trên thị trường trong nước và quốc tế.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham quan sản phẩm làng nghề gốm sứ Bát Tràng

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham quan sản phẩm làng nghề gốm sứ Bát Tràng

Riêng đối với hai làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc, không chỉ là những biểu tượng của nghề thủ công truyền thống Việt Nam, mà còn là những tác phẩm nghệ thuật sáng tạo, kết tinh từ tài hoa cùng tâm huyết của các nghệ nhân, thợ giỏi.

“Hai làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc được Hội đồng Thủ công Thế giới công nhận là thành viên của Mạng lưới các thành phố thủ công sáng tạo thế giới không chỉ là niềm tự hào mà còn là minh chứng cho những nỗ lực bảo tồn, phát huy giá trị truyền thống đồng thời đáp ứng nhu cầu của thời đại hiện nay”, Phó Chủ tịch UBND TP. Hà Nội nhấn mạnh.

Trao chứng nhận cho hai làng nghề thủ công mỹ nghệ thế giới Bát Tràng và Vạn Phúc, ông Saad al-Qaddumi, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới nhấn mạnh, danh hiệu không chỉ là sự công nhận đối với kỹ nghệ tinh xảo của hai làng nghề mà còn là sự tôn vinh cho tinh thần kiên cường, sáng tạo và niềm tự hào văn hóa của các nghệ nhân Việt Nam nói chung, Hà Nội nói riêng.

Khi tôn vinh hai làng nghề Bát Tràng và Vạn Phúc, Hội đồng Thủ công Thế giới cũng đồng thời ghi nhận sự quyết tâm và nỗ lực của người dân Việt Nam, những người không chỉ gìn giữ bản sắc văn hóa mà còn đưa các ngành nghề truyền thống lên một tầm cao mới trên bản đồ thế giới.

pctqh-nguyen-thi-thanh2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tham quan sản phẩm làng nghề lụa Vạn Phúc

“Thành công của Bát Tràng và Vạn Phúc là nguồn cảm hứng to lớn cho các quốc gia khác, chứng minh rằng với sự đoàn kết, đầu tư và tâm huyết, các ngành thủ công không chỉ tồn tại mà còn phát triển mạnh mẽ, trở thành động lực kinh tế và niềm tự hào văn hóa…”, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới nói.

Đại diện Hội đồng Thủ công thế giới cam kết sẽ tiếp tục đồng hành, hợp tác chặt chẽ với các làng nghề, Chính phủ và nghệ nhân để xây dựng một cộng đồng thủ công toàn cầu, nơi tôn vinh truyền thống lâu đời nhưng cũng hướng tới một tương lai bền vững và thịnh vượng.

“Cùng nhau, chúng ta sẽ đảm bảo rằng thế giới sẽ tiếp tục trân trọng vẻ đẹp và giá trị của những sản phẩm thủ công, như chính chúng ta đang làm tại Hà Nội hôm nay…”, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới nhấn mạnh.

Tại buổi lễ, Chủ tịch Hội đồng Thủ công thế giới Saad al-Qaddumi đã trao bằng công nhận Làng nghề thủ công thế giới cho 2 làng nghề Gốm sứ Bát Tràng và Dệt lụa Vạn Phúc.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp - Ảnh H.Ngọc
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp chiều 15.3, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường
Chính trị

Hội nghị lần thứ hai, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Sáng 15.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương, Ban Chấp hành Đảng bộ Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường nhiệm kỳ 2020 - 2025 đã tổ chức Hội nghị lần thứ hai, công bố các quyết định về phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chấp hành Đảng bộ, Ban Thường vụ Đảng ủy Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường với sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Đảng ủy, Chủ nhiệm Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường Lê Quang Huy.

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công xóa nhà tạm, nhà dột nát
Thời sự Quốc hội

Đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công xóa nhà tạm, nhà dột nát

Cho ý kiến về Báo cáo công tác dân nguyện tháng 2.2025 tại Phiên họp thứ 43 của UBTVQH, có ý kiến đề nghị Chính phủ, Bộ Tài chính quan tâm đẩy nhanh vốn đầu tư công thực hiện xóa nhà tạm, nhà dột nát. Thực tế cho thấy, nhiều nơi phần vốn của địa phương đã giải ngân xong, chỉ chờ phần vốn của Trung ương để tập trung chỉ đạo, kết thúc sớm hơn thời gian quy định và báo cáo Trung ương.

Hoàn thiện đồng bộ pháp luật để giáo dục đại học phát huy vai trò then chốt đào tạo nhân lực
Chính trị

Hoàn thiện đồng bộ pháp luật để giáo dục đại học phát huy vai trò then chốt đào tạo nhân lực

Ngày 14.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Bộ Giáo dục và Đào tạo về tình hình thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc - Hồ Long
Chính trị

Tập trung cao độ, dành ưu tiên cao nhất cho công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín của Quốc hội

Sau 2,5 ngày làm việc, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã hoàn thành 12 nội dung trong chương trình Phiên họp thứ 43. Phát biểu bế mạc Phiên họp, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị, các cơ quan của Quốc hội tiếp tục phát huy tinh thần trách nhiệm, tập trung cao độ, nỗ lực hơn nữa, dành ưu tiên cao nhất cho công tác chuẩn bị Kỳ họp thứ Chín của Quốc hội sẽ diễn ra vào đầu tháng 5 tới. 

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ Marsha Blackburn
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp và làm việc với các Thượng nghị sỹ Hoa Kỳ

Ngày 13.3 (theo giờ địa phương), tiếp tục các hoạt động nhân chuyến công tác tới Hoa Kỳ dự Khóa họp lần thứ 69 của Ủy ban địa vị phụ nữ của Hội đồng kinh tế - xã hội Liên Hợp Quốc (LHQ), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã có các cuộc gặp với Thượng nghị sỹ Marsha Blackburn và Thượng nghị sỹ Peter Welch.

Có chính sách đủ mạnh để đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao
Thời sự Quốc hội

Có chính sách đủ mạnh để đào tạo, thu hút nhân lực chất lượng cao

Chiều 13.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương về việc thực hiện chính sách, pháp luật về phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa và Xã hội Nguyễn Đắc Vinh - Phó Trưởng đoàn Thường trực Đoàn giám sát chủ trì cuộc làm việc.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn chủ trì làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Thống nhất cao về quyết tâm chính trị, với những bước đi, hành động đúng, trúng, quyết liệt

"Phú Yên thống nhất cao về quyết tâm chính trị, với những bước đi, hành động đúng, trúng, quyết liệt để giải quyết hiệu quả những khó khăn, vướng mắc hiện nay. Lấy kết quả đầu ra cụ thể của công tác lãnh đạo, chỉ đạo và việc thực hiện nhiệm vụ chính trị cùng với sự hài lòng của nhân dân làm tiêu chí đánh giá", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong phát biểu kết luận cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Phú Yên vừa diễn ra chiều nay. 

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng tiếp Đoàn Ủy ban A về các vấn đề Hiến pháp và Tư pháp Timor-Leste
Chính trị

Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng tiếp Đoàn Ủy ban A về các vấn đề Hiến pháp và Tư pháp Timor-Leste

Chiều 13.3, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật và Tư pháp Hoàng Thanh Tùng đã tiếp Đoàn Ủy ban A về các vấn đề Hiến pháp và Tư pháp của Quốc hội Timor-Leste do Chủ nhiệm Ủy ban Patrocino Fernandes dos Reis làm Trưởng đoàn.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại Lễ công bố
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương dự Lễ công bố các quyết định về tổ chức và cán bộ Đảng bộ Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại

Chiều 13.3, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội - 22 Hùng Vương (Hà Nội), Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương tham dự Lễ công bố các quyết định về tổ chức và cán bộ của Đảng bộ Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại.

Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương
Chính trị

Đề nghị hỗ trợ tăng cường đầu tư cho cơ sở đào tạo nhân lực tại địa phương

Sáng 13.3, Đoàn giám sát của Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã làm việc với Trường Đại học Hải Dương cùng một số cơ sở giáo dục đại học, giáo dục nghề nghiệp trên đại bàn tỉnh Hải Dương, về việc thực hiện chính sách, pháp luật trong phát triển và sử dụng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao, giai đoạn 2021 - 2024.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cán bộ còn trông chờ, ỷ lại, dao động, không tin tưởng, ngại khổ, ngại khó thì phải sắp xếp Ảnh: Lâm Hiển
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Cán bộ còn trông chờ, ỷ lại, dao động, ngại khổ, ngại khó thì phải sắp xếp

"Cấp cơ sở là rất quan trọng. Trong bối cảnh hiện nay, nếu cán bộ không quyết liệt, quyết tâm, quyết làm, có tư tưởng trông chờ, ỷ lại, dao động, không tin tưởng hay còn ngại khổ, ngại khó thì phải sắp xếp. Chúng ta phải mạnh dạn, công tâm, vô tư, khách quan trong sắp xếp bộ máy", Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn nhấn mạnh trong cuộc làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bình Định vừa diễn ra.