Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì họp Ban soạn thảo Nghị quyết liên tịch về tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND các cấp

Chiều 5.8, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh - Trưởng Ban soạn thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri (TXCT) của đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp đã chủ trì phiên họp Ban soạn thảo.

,Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì họp Ban soạn thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì họp Ban soạn thảo Nghị quyết liên tịch quy định chi tiết việc tổ chức tiếp xúc cử tri của đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp

Cùng dự có: Ủy viên Trung ương Đảng, Trưởng Ban Công tác đại biểu, Phó Trưởng Ban Tổ chức Trung ương Nguyễn Thanh Hải - Phó Trưởng Ban soạn thảo; Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Đoàn Thị Thanh Mai; Phó Trưởng Ban Công tác đại biểu Tạ Thị Yên; lãnh đạo HĐND, MTTQ một số địa phương…

Phát biểu mở đầu cuộc làm việc, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh nhấn mạnh: Thực tế hiện nay, trong quá trình tổ chức để đại biểu HĐND TXCT đã bộc lộ những khó khăn, bất cập, như: hoạt động TXCT chủ yếu tập trung vào trước các kỳ họp; nhiều cuộc tiếp xúc chưa thực sự sâu, rộng; hình thức tiếp xúc chủ yếu là tiếp xúc chung theo Tổ đại biểu… Trong khi đó, do yêu cầu của thời kỳ mới, cử tri ngày càng nhận thức rõ hơn về quyền và trách nhiệm và quan tâm đến hoạt động của HĐND, đại biểu HĐND nói chung, hoạt động TXCT nói riêng. Vì vậy, việc xây dựng dự thảo Nghị quyết là thực sự cần thiết nhằm thể chế hóa, bám sát yêu cầu thực tiễn, phát huy dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện để đại biểu HĐND thực hiện tốt chức năng, nhiệm vụ được giao.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu chỉ đạo cuộc họp - ảnh Trọng Hiếu
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu tại cuộc họp

Khi được ban hành, Nghị quyết sẽ là cơ sở pháp lý để Thường trực HĐND, đại biểu HĐND, Tổ đại biểu HĐND, Ủy ban MTTQ các cấp và các cơ quan, tổ chức, đơn vị hữu quan tổ chức thực hiện hoạt động TXCT của đại biểu thuận lợi, hiệu quả, thống nhất trong phạm vi cả nước.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng lưu ý, các thành viên Ban soạn thảo cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết đã bảo đảm tính thống nhất của hệ thống pháp luật hay chưa? Bố cục của dự thảo Nghị quyết đã hợp lý chưa? Đồng thời, cho ý kiến cụ thể về phạm vi điều chỉnh; điều kiện bảo đảm cho hoạt động TXCT…

Toàn cảnh cuộc họp
Toàn cảnh cuộc họp

Tại cuộc làm việc, các đại biểu đã nghe báo cáo tình hình triển khai xây dựng dự thảo Nghị quyết. Đến nay, dự thảo Nghị quyết đã được tiếp thu, chỉnh sửa (lần 3) gồm 6 chương, 44 điều… Đáng chú ý, một số điểm mới trong dự thảo Nghị quyết đã quy định về hoạt động TXCT ngoài đơn vị ứng cử của đại biểu HĐND, hoạt động TXCT trên nền tảng số; việc gặp gỡ, tiếp xúc với cá nhân cử tri, nhóm cử tri; hoạt động TXCT nhiều cấp…

Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải phá biểu tại cuộc họp
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thanh Hải phát biểu tại cuộc họp

Các đại biểu cơ bản đồng tình với nội dung dự thảo Nghị quyết, đồng thời nêu rõ, để bảo đảm việc thực hiện đúng quy định của pháp luật và tình hình thực tế, dự thảo Nghị quyết tiếp tục quy định về nội dung TXCT sau kỳ họp thường lệ của HĐND. Tuy nhiên, không quy định bắt buộc phải TXCT sau kỳ họp HĐND mà có thể đa dạng hình thức báo cáo với cử tri; việc lựa chọn hình thức báo cáo Thường trực HĐND quyết định.

Có ý kiến cho rằng, đối với TXCT nhiều cấp, nên ghép cuộc tiếp xúc của đại biểu HĐND cấp tỉnh và cấp huyện. Bên cạnh đó, việc TXCT trên nền tảng số là một nội dung mới, tiên tiến, song cần đánh giá kỹ lưỡng tác động, trong đó cần quy định rõ những loại hình và cách thức TXCT trên nền tảng số...

Đại biểu đóng góp ý kiến vào dự thảo Nghị quyết
Phó Chủ nhiệm Ủy ban Pháp luật Ngô Trung Thành phát biểu tại cuộc họp

Phát biểu kết luận cuộc họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đánh giá cao và cơ bản đồng tình với quá trình xây dựng dự thảo Nghị quyết và các ý kiến phát biểu sâu sắc, cụ thể tại cuộc họp; đề nghị cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp thu tối đa, hoàn thiện dự thảo Nghị quyết trên tinh thần đây là văn bản hướng dẫn chi tiết nên cần rõ ràng, dễ hiểu, dễ thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội cũng yêu cầu cơ quan chủ trì soạn thảo tiếp tục lấy ý kiến cơ quan liên quan theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật; tham khảo dự thảo Nghị quyết quy định chi tiết về hoạt động TXCT của ĐBQH (do Ban Dân nguyện chủ trì soạn thảo) để bảo đảm tính đồng bộ, hợp lý, rõ ràng. Rà soát kỹ nội hàm của các cụm từ “tiếp xúc”, “cử tri”, “Nhân dân”, “giải trình”, “giám sát”... để làm rõ phạm vi điều chỉnh của dự thảo Nghị quyết.

Nhấn mạnh hoạt động TXCT trên nền tảng số là ý tưởng ban đầu, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị cần tiếp tục nghiên cứu, tham khảo quá trình triển khai trong thực tiễn ở một số địa phương, các ý kiến góp ý để quy định rõ hình thức này, bảo đảm chặt chẽ, hiệu quả. Cân nhắc quy định về giải trình và giám sát để không chồng lấn với hoạt động giám sát theo Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và HĐND…

Chính trị

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Thúc đẩy chuyển đổi số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng, vượt lên

Chủ trì sự kiện “Chào mừng ngày Chuyển đổi số Quốc gia năm 2024” được tổ chức trực tiếp tại Trụ sở Chính phủ, trực tuyến với đầu cầu 63 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số nhấn mạnh: Phải đẩy mạnh 3 đột phá chiến lược số gồm: thể chế số, hạ tầng số, nguồn nhân lực số để Việt Nam bắt kịp, tiến cùng và vươn lên trong kỷ nguyên mới.

Các đại biểu dự buổi lễ
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự Lễ trao giải thưởng Phụ nữ Việt Nam năm 2024

Sáng 12.10, tại Hà Nội, Hội Liên hiệp Phụ nữ Việt Nam tổ chức Lễ trao Giải thưởng Phụ nữ Việt Nam và Chuỗi sự kiện Chung kết Toàn quốc Cuộc thi “Phụ nữ khởi nghiệp sáng tạo và chuyển đổi xanh” năm 2024. Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải dự và phát biểu tại buổi lễ.

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính: Chuyển đổi số một cách sâu rộng, toàn diện, thực chất và hiệu quả

Ngày 12.10, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về chuyển đổi số, chủ trì sự kiện Chào mừng ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024 nhằm điểm lại thành tựu, ghi nhận kết quả hoạt động của Tổ công nghệ số cộng đồng, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số quốc gia, nâng cao chất lượng phục vụ cộng đồng, người dân, doanh nghiệp.

Ông Hà Sỹ Huân giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tỉnh Bắc Kạn
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn ký ban hành 2 Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã ký ban hành Nghị quyết số 1218/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về việc phê chuẩn thôi giữ chức vụ Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV tỉnh Bắc Kạn và Nghị quyết số 1219/NQ-UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phê chuẩn kết quả bầu Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội chuyên trách Khóa XV tỉnh Bắc Kạn.