Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định: Thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam

Phát biểu tại phiên thảo luận Tổ 10 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Thái Bình, Đắk Nông, Tiền Giang) Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định nhấn mạnh, thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương không chỉ là niềm tự hào của người Huế mà sẽ là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam, chung sức xây dựng một thành phố cố đô, thành phố di sản văn hóa theo hướng bảo tồn, phát huy di sản cổ, bản sắc văn hóa cổ.

Phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế

Cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết về tổ chức chính quyền đô thị tại Thành phố Hải Phòng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định cho biết, hiện nay trong hệ thống pháp luật có 2 thuật ngữ là “cấp chính quyền” và “chính quyền”. Cấp chính quyền là ở những nơi có cả HĐND, UBND; còn nơi không có HĐND mà chỉ có UBND thì gọi là chính quyền.

Hiện nay nước ta có nhiều mô hình về cấp chính quyền, trong đó, ở nông thôn bao gồm 3 cấp là cấp tỉnh, cấp huyện, cấp xã. Cấp chính quyền ở đô thị thì có mô hình thứ nhất là chính quyền đô thị một cấp, tức là chỉ có ở cấp tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và mô hình này đang áp dụng cho TP. Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh. Mô hình thứ hai là mô hình chính quyền đô thị hai cấp bao gồm cấp tỉnh/thành phố và cấp quận, không có HĐND cấp phường, mô hình này đang áp dụng ở TP. Hà Nội theo Luật Thủ đô.

z5984801923921-ac1c43483f5a56b4562188d436036d77.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Minh Trang

Theo Phó Chủ tịch Quốc hội, Thành phố Hải Phòng hiện đang áp dụng mô hình chính quyền ba cấp, tức là cấp tỉnh, cấp quận/huyện và cấp xã/phường. Nếu Nghị quyết này được ban hành thì TP. Hải Phòng sẽ lựa chọn mô hình chính quyền đô thị một cấp giống như TP. Đà Nẵng, mô hình này cũng thể hiện được sự năng động và phù hợp với quy mô của TP. Hải Phòng.

Về cơ cấu tổ chức HĐND, theo Tờ trình của Chính phủ, số lượng đại biểu HĐND chuyên trách cấp thành phố tăng nhưng giảm toàn bộ đại biểu HĐND cấp quận và cấp phường.

Như vậy, tổng số biên chế sẽ giảm rất nhiều nhưng chức năng, nhiệm vụ giám sát của cơ quan dân cử và vai trò giám sát của Nhân dân đối với hoạt động của chính quyền vẫn được bảo đảm.

z5984802068955-b8490b1ca5ad8b2eebce9b905707e576.jpg
Quang cảnh thảo luận tại Tổ 10. Ảnh: Minh Trang

Đối với số lượng Phó Chủ tịch UBND cấp quận, cấp phường, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị quy định như áp dụng với Hà Nội, Đà Nẵng và TP. Hồ Chí Minh, tức là theo phân loại đơn vị hành chính.

Điểm e khoản 1 Điều 2 trong dự thảo Nghị quyết quy định HĐND TP. Hải Phòng được điều chỉnh các quy định về trình tự, thủ tục trong các văn bản quy phạm pháp luật có liên quan để thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định tại Nghị quyết.

Cho rằng quy định như vậy là chưa phù hợp về thẩm quyền, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trình tự, thủ tục nhiều nội dung được luật quy định nhưng cũng nhiều nội dung Chính phủ quy định, bây giờ giao cho HĐND có quyền điều chỉnh là bị vượt quyền.

Vì vậy, Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị không quy định điểm này trong dự thảo Nghị quyết.

Đối với Đề án thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương, Phó Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, Nghị quyết số 54-NQ/TW ngày 10.12.2019 của Bộ Chính trị về “Xây dựng và phát triển tỉnh Thừa Thiên Huế đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045” đề ra mục tiêu đến năm 2025 Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương trên nền tảng bảo tồn, phát huy giá trị di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế với đặc trưng văn hóa, di sản sinh thái, cảnh quan, thân thiện với môi trường và thông minh.

Theo Đề án, sẽ cơ cấu lại Thành phố Huế hiện tại (trực thuộc tỉnh Thừa Thiên Huế) để thành lập hai quận Thuận Hóa và quận Phú Xuân. Đồng thời, thành lập thị xã Phong Điền trên cơ sở huyện Phong Điền và tách nhập một số thị trấn, thị xã. Như vậy, tổng cộng sẽ liên quan đến 4/9 đơn vị cấp huyện phải tiến hành sắp xếp, 21/141 đơn vị hành chính cấp xã được sắp xếp lại. Sau khi sắp xếp lại, thành phố Huế trực thuộc Trung ương sẽ có 2 quận, 3 thị xã và 4 huyện và 133 đơn vị hành chính cấp xã (gồm 78 xã, 48 phường và 7 thị trấn). So với hiện hành thì giảm được 8 đơn vị hành chính cấp xã.

Thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương, theo Phó Chủ tịch Quốc hội, không chỉ là niềm tự hào của người Huế mà sẽ là niềm tự hào của cả dân tộc Việt Nam, chung sức xây dựng một thành phố cố đô, thành phố di sản văn hóa theo hướng bảo tồn, phát huy di sản cổ, bản sắc văn hóa cổ.

Cần năng lực tổ chức bộ máy tốt, hiện đại

Cũng tán thành việc thành lập Thành phố Huế trực thuộc Trung ương, ĐBQH Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang) nêu rõ, để xứng tầm với ý nghĩa lịch sử, văn hóa xã hội của Thành phố Huế, khi thành lập thành phố trực thuộc Trung ương cần đặc biệt quan tâm tạo sinh kế, hướng dẫn đào tạo nghề nghiệp cho nhóm người dân không còn đất do chuyển đổi cơ cấu; quan tâm việc làm đối với nhóm lao động phi chính thức.

Đại biểu Nguyễn Thanh Cầm cũng cho rằng, thành lập thành phố trực thuộc Trung ương tất yếu dẫn đến sự chuyển đổi về cơ cấu xã hội, nghề nghiệp, đặc biệt với nhóm nông dân. Thực tiễn trong nước và quốc tế đã cho thấy quá trình chuyển đổi này sẽ xuất hiện một nhóm “nông dân không đất” (do đô thị hóa) sinh sống trong thành phố song chưa được đào tạo nghề hoặc chưa đủ khả năng tham gia thị trường lao động của một đô thị lớn, hiện đại. Do đó, cần quan tâm nghiên cứu kỹ lưỡng và có giải pháp cụ thể, căn cơ để giải quyết việc làm bền vững cho nhóm nông dân không có đất sản xuất, lao động phi chính thức.

z5984803553123-66708555f42f503efc7c6e4babc910c4.jpg
ĐBQH Nguyễn Thanh Cầm (Tiền Giang) phát biểu. Ảnh: Minh Trang

Mặt khác, các thành phố trực thuộc Trung ương luôn thu hút một lượng di dân lớn cũng như khách du lịch, gây áp lực không nhỏ lên cơ sở hạ tầng xã hội (đặc biệt là nhà ở, y tế, giáo dục và vệ sinh môi trường...). Huế là nơi có nhiều công trình kiến trúc và nhiều di sản văn hóa, trong khi đó, hồ sơ Đề án chưa trình bày cụ thể được những nội dung này trong phần định hướng phát triển văn hóa xã hội.

Thành phố trực thuộc Trung ương và các quận trực thuộc sau khi được thành lập sẽ tăng khối lượng thủ tục hành chính liên quan đến kê khai, thay đổi địa chỉ, giấy tờ tùy thân...

Việc phát triển lên đô thị trực thuộc Trung ương cần nguồn lực đầu tư rất lớn, trong khi nguồn thu ngân sách của tỉnh Thừa Thiên Huế còn hạn chế.

Để giải quyết những vấn đề này, đại biểu Nguyễn Thanh Cầm nhấn mạnh, cần năng lực tổ chức bộ máy tốt, hiện đại cũng như chú trọng đến việc đào tạo, nâng cao năng lực cán bộ; tăng cường ứng dụng chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin.

Đồng thời, Đề án cũng cần đặc biệt quan tâm đến vấn đề bình đẳng giới.

Thời sự Quốc hội

Tổng bí thư Tô Lâm phát biểu tại phiên thảo luận tổ 12
Thời sự Quốc hội

Tổng Bí thư Tô Lâm: Cần tiếp tục tinh giản bộ máy, biên chế, giảm chi thường xuyên, dành nguồn lực cho đầu tư phát triển

Phát biểu tại phiên thảo luận ở Tổ 12 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Hưng Yên, Ninh Bình, Quảng Bình và Bắc Kạn) sáng nay, 31.10, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh, không tinh gọn bộ máy sẽ không phát triển được, do đó, cần bảo đảm tinh gọn, giảm chi tiêu thường xuyên để dành nguồn lực cho đầu tư phát triển.

Chính sách đặc thù sẽ tạo động lực mới cho Hải Phòng phát triển bền vững
Thời sự Quốc hội

Chính sách đặc thù sẽ tạo động lực mới cho Hải Phòng phát triển bền vững

Phát biểu tại phiên thảo luận tổ sáng 31.10, Bí thư Thành ủy Hải Phòng, ĐBQH Lê Tiến Châu cho rằng, sự phát triển của Hải Phòng trước hết là cho chính thành phố, đồng thời đóng góp vào sự phát triển chung của đất nước. Do vậy, “nếu được đại biểu Quốc hội ủng hộ, chúng tôi có hệ thống cơ chế chính sách đặc thù sẽ tạo nguồn năng lượng mới, động lực mới để thành phố phát triển một cách bền vững”.

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang
Thời sự Quốc hội

Cần sớm thống nhất mô hình chính quyền đô thị

Sáng 31.10, thảo luận tại Tổ 3 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Quảng Nam, Vĩnh Phúc, Lào Cai và Kiên Giang), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, Chính phủ cần khẩn trương nghiên cứu, đánh giá một cách toàn diện, tổng thể kết quả thực hiện tổ chức mô hình chính quyền đô thị tại các địa phương. Qua đó, đề xuất việc sửa đổi, bổ sung Luật Tổ chức chính quyền địa phương để tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức mô hình chính quyền đô thị một cách thống nhất trên phạm vi cả nước.

 Quang cảnh buổi thảo luận tại tổ của Đoàn ĐBQH TP. HCM - T.Chi
Thời sự Quốc hội

Sớm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức chính quyền đô thị

Thảo luận tại Tổ về Đề án của Chính phủ về thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về tổ chức chính quyền đô thị tại thành phố Hải Phòng, các đại biểu thuộc Đoàn ĐBQH TP. Hồ Chí Minh đề nghị, cần sớm nghiên cứu xây dựng Luật về tổ chức chính quyền đô thị và Luật về đô thị đặc biệt nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc tổ chức chính quyền đô thị trên phạm vi cả nước.

ĐBQH Thái Văn Thành (Nghệ An)
Thời sự Quốc hội

Tạo lập không gian kinh tế, động lực phát triển mới cho thành phố Huế

Thảo luận tại Tổ 3 (gồm các Đoàn ĐBQH Nghệ An, Quảng Ngãi, Bắc Giang), sáng nay, 31.10, các đại biểu bày tỏ sự thống nhất cao với việc thành lập thành phố Huế trực thuộc trung ương. Đây không chỉ là sự chuyển dịch về không gian đô thị mà còn tạo lập không gian kinh tế, động lực phát triển mới cho địa phương, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống, kiến tạo hình ảnh đô thị khang trang, xanh, sạch, đẹp, bảo đảm thực hiện tốt hơn nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị di sản cố đô và bản sắc văn hóa Huế.

Quang cảnh Tổ 14 thảo luận Tổ
Thời sự Quốc hội

Bảo đảm cân bằng giữa phát triển gắn với giữ gìn bản sắc

Thảo luận tại Tổ 14 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh: Hải Dương, Khánh Hòa, Đồng Tháp) sáng 31.10, một số ĐBQH cho rằng, khi phát triển Huế thành trung tâm sẽ thu hút lớn lượng người di dân đến, tạo nên áp lực về an sinh xã hội, y tế, giáo dục, việc làm… Điều này đòi hỏi cần có sự chuẩn bị kỹ lưỡng để bảo đảm cân bằng giữa phát triển gắn với giữ gìn bản sắc của Thừa Thiên Huế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự phiên họp tại Tổ 13 sáng 31.10
Thời sự Quốc hội

Cần cơ chế đột phá để Huế gìn giữ, bảo tồn và phát huy di sản, bản sắc văn hóa

Các đại biểu Quốc hội nhấn mạnh, di sản Cố đô và bản sắc văn hóa Huế là 2 yếu tố có vai trò quyết định trong việc đưa tỉnh Thừa Thiên Huế trở thành thành phố trực thuộc Trung ương. Do đó, cần có chính sách, cơ chế đột phá để Huế gìn giữ di sản và phát huy bản sắc văn hóa. Đây cũng là trọng trách mà Đảng, Quốc hội và Nhân dân giao cho TP Huế.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị
Thời sự Quốc hội

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Khẩn trương tổng kết, hướng tới xây dựng luật về tổ chức chính quyền đô thị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn yêu cầu khẩn trương nghiên cứu, đánh giá tổng kết toàn diện mô hình tổ chức chính quyền đô thị đang được thực hiện tại một số địa phương, tiến tới đề xuất sửa đổi Luật Tổ chức chính quyền địa phương hoặc ban hành luật về tổ chức chính quyền đô thị nhằm tạo cơ sở pháp lý đầy đủ, đồng bộ cho việc thực hiện thống nhất trên phạm vi cả nước.

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư
Thời sự Quốc hội

Quy định tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để đánh giá năng lực nhà đầu tư

Luật Đầu tư năm 2020 quy định những tài liệu chứng minh năng lực tài chính của nhà đầu tư nhưng không làm rõ tỷ lệ vốn chủ sở hữu tối thiểu để bảo đảm khả năng huy động vốn thực hiện dự án nên không có cơ sở thẩm định. Do vậy, khi sửa đổi Luật Đầu tư, cần bổ sung quy định về tỷ lệ vốn này, ĐBQH Ma Thị Thúy (Tuyên Quang) đề xuất.

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nội hàm hoạt động chỉ đạo phòng không nhân dân

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, chiều nay, 30.10, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Quốc hội làm việc tại hội trường, nghe Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật Phòng không nhân dân và thảo luận về những nội dung còn ý kiến khác nhau của dự luật này. 

Toàn cảnh phiên họp tổ 12
Chính trị

Đánh giá tác động cụ thể việc áp dụng quy định về đấu thầu trước

Để góp phần đẩy nhanh tiến độ thực hiện các dự án, thúc đẩy giải ngân, các đại biểu Quốc hội đề nghị xem xét, bổ sung quy định áp dụng hình thức chỉ định thầu đối với các gói thầu tư vấn, thi công di dời các công trình thủy lợi, công trình đường điện và trạm biến áp để phục vụ công tác giải phóng mặt bằng.

Thảo luận tổ 15 sáng 30.10. Ảnh: Hạnh Nhung
Thời sự Quốc hội

Rà soát kỹ hơn căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự, thủ tục rút gọn

Sáng 30.10, thảo luận về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, các đại biểu Quốc hội Tổ 15 (gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Yên Bái, Quảng Trị, Bình Phước, Bình Thuận) đề nghị rà soát kỹ hơn các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục rút gọn để bảo đảm phân biệt được với các căn cứ điều chỉnh quy hoạch theo trình tự thủ tục thông thường. 

Quang cảnh thảo luận tại Tổ 2 sáng 30.10 - ảnh T. Chi
Chính trị

Xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng

Sáng 30.10, thảo luận tại tổ, các đại biểu Quốc hội TP Hồ Chí Minh cơ bản nhất trí sự cần thiết xây dựng dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm xử lý vật chứng, tài sản trong quá trình điều tra, tố tụng và xét xử một số vụ án hình sự; đồng thời nhấn mạnh, việc xử lý vật chứng ở giai đoạn tiền tố tụng cần rất thận trọng. 

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán
Thời sự Quốc hội

Đề nghị giới hạn chuyển nhượng tài sản sau khi nộp tiền bảo đảm để tránh tẩu tán

Việc cho phép nộp tiền bảo đảm để hủy bỏ thu giữ, phong tỏa tài sản là cách giải quyết linh hoạt. Tuy nhiên, theo ĐBQH Nguyễn Tâm Hùng (Bà Rịa – Vũng Tàu), cần cân nhắc quy định rõ hơn về quyền sử dụng tài sản sau khi đã nộp tiền bảo đảm, đặc biệt là giới hạn về việc chuyển nhượng hoặc giao dịch tài sản trong giai đoạn này, để tránh tẩu tán.

toàn cảnh Phiên thảo luận Tổ 3
Thời sự Quốc hội

Thủ tục gọn nhẹ, công khai, minh bạch chính là chống lãng phí, tiêu cực, tham nhũng

Thảo luận tại Tổ 3 gồm Đoàn ĐBQH các tỉnh Bắc Giang, Nghệ An, Quảng Ngãi sáng 30.10, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Nguyễn Hòa Bình nhấn mạnh, tinh thần của Chính phủ trong dự án Luật là thủ tục phải đơn giản nhất có thể. Đích hướng đến là tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp, công khai, minh bạch được trình tự, thủ tục thì cũng bảo đảm xây dựng Chính phủ liêm chính, hạn chế xin - cho, nhũng nhiễu, phòng ngừa tham nhũng. Thủ tục gọn nhẹ chính là chống lãng phí.