Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan: Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm

Phát biểu tại cuộc gặp gỡ các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp chiều 15.3, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan nêu rõ, Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để Nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Hãy cùng nhau làm khoa học vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”

Khoa học phải đến được ruộng đồng

Tại cuộc gặp, đại diện các nhà khoa học, cơ sở đào tạo đã báo cáo với Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan về tình hình triển khai thực hiện Nghị quyết số 57 - NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

2.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan phát biểu tại cuộc gặp các nhà khoa học khối nông - lâm - ngư nghiệp. Ảnh: H.Ngọc

Phát biểu với các nhà khoa học, Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan bày tỏ xúc động khi trở lại Học viện Nông nghiệp Việt Nam - không chỉ là cái nôi đào tạo biết bao thế hệ nhà khoa học, mà còn là nơi nuôi dưỡng khát vọng đổi mới của nền nông nghiệp nước ta.

Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, 4 năm qua, trên cương vị Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, ông đã có cơ hội đồng hành với các viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học và những người làm nông nghiệp trên khắp mọi miền đất nước. "Giờ đây, với nhiệm vụ mới - xây dựng và triển khai chính sách phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo - tôi mong muốn tiếp tục được cùng các anh chị em mang khoa học đến gần hơn với thực tiễn sản xuất, để "khoa học phải đến được ruộng đồng", như tinh thần mà chúng ta vẫn luôn theo đuổi”, Phó Chủ tịch Quốc hội nói.

Nhấn mạnh thế giới đang bước vào kỷ nguyên mới, nơi khoa học và công nghệ không chỉ là một phần của cuộc sống mà còn là yếu tố quyết định tương lai của mỗi quốc gia, Phó Chủ tịch Quốc hội trích dẫn nhà bác học Albert Einstein từng nói “chúng ta không thể giải quyết vấn đề bằng chính cách tư duy đã tạo ra nó” và cho rằng, nếu chúng ta chỉ dựa vào kinh nghiệm truyền thống, chỉ bằng đôi tay và thói quen canh tác cũ, thì nền nông nghiệp nước ta khó có thể cạnh tranh và phát triển bền vững trong bối cảnh toàn cầu hóa và biến đổi khí hậu.

Vừa qua, Nghị quyết số 57-NQ/TW về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia của Bộ Chính trị đã khẳng định "Phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia là đột phá quan trọng hàng đầu, là động lực chính để phát triển nhanh lực lượng sản xuất hiện đại, hoàn thiện quan hệ sản xuất, đối mới phương thức quản trị quốc gia, phát triển kinh tế - xã hội, ngăn chặn nguy cơ tụt hậu, đưa đất nước phát triển bứt phá, giàu mạnh trong kỷ nguyên mới".

“Điều này cho thấy, nếu chúng ta không tận dụng sức mạnh của khoa học và công nghệ, chúng ta sẽ bị bỏ lại phía sau”, Phó Chủ tịch Quốc hội lưu ý.

z6409368623938-f32def618adf142ed00dff544fd0882c.jpg
Toàn cảnh cuộc gặp mặt. Ảnh: H.Ngọc

Nhắc lại yêu cầu của Tổng Bí thư Tô Lâm tại Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học công nghệ "khoa học phải đi vào cuộc sống, phải phục vụ nhân dân, phải trở thành động lực phát triển đất nước", Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là nghiên cứu để tạo ra tri thức, mà quan trọng hơn, phải biến tri thức ấy thành sản phẩm, thành giải pháp thực tế, giúp người nông dân làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Đừng để những rào cản hành chính làm chậm sự đổi mới sáng tạo

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, trí tuệ nhân tạo (AI) đang mở ra những cơ hội chưa từng có cho nông nghiệp. Từ việc phân tích dữ liệu lớn (Big Data), dự báo thời tiết chính xác, tối ưu hóa quy trình sản xuất, đến giám sát dịch bệnh cây trồng - tất cả đều đang được AI hỗ trợ một cách hiệu quả.

Phó Chủ tịch Quốc hội nói “hãy thử tưởng tượng một người nông dân có thể dùng ứng dụng trên điện thoại để quét hình ảnh lá cây, ngay lập tức biết được cây có bị sâu bệnh hay không. Một trang trại nuôi tôm có thể tự động điều chỉnh lượng thức ăn, nhiệt độ nước nhờ vào hệ thống AI thông minh. Một nhà khoa học có thể phân tích hàng triệu mẫu đất chỉ trong vài phút, tìm ra loại giống phù hợp nhất với điều kiện tự nhiên từng vùng”.

Như lời của Stephen Hawking: "Trí tuệ nhân tạo có thể là điều tốt nhất hoặc tồi tệ nhất từng xảy ra với nhân loại. Chúng ta phải đảm bảo rằng nó được sử dụng đúng cách”, Phó Chủ tịch Quốc hội cho biết, điều đó có nghĩa là, AI không phải là thứ thay thế con người, mà là công cụ hỗ trợ con người, giúp chúng ta đưa ra quyết định tốt hơn, nhanh hơn, chính xác hơn.

z6409368628486-405e8c98a6e169350307933098ce6628.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan trao khăn tặng lãnh đạo, cán bộ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Ảnh: H.Ngọc
z6409368638863-789198e5167baab3f1cabce442f0dc72.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan trao khăn tặng lãnh đạo, cán bộ các cơ sở đào tạo, bồi dưỡng của Bộ Nông nghiệp và Môi trường. Ảnh: H.Ngọc

Thực tế, một nghiên cứu dù xuất sắc đến đâu, nếu chỉ nằm trên giấy, chỉ tồn tại trong các tạp chí khoa học, thì vẫn chưa thể gọi là thành công. Khoa học chỉ thực sự có ý nghĩa khi nó giúp ích cho cuộc sống, khi người nông dân có thể áp dụng và hưởng lợi từ nó.

Nhà khoa học Louis Pasteur từng nói, khoa học không có biên giới, vì tri thức thuộc về nhân loại, và là ngọn đèn soi sáng thế giới.

pho-chu-tich-quoc-hoi-trao-tranh-tang-lanh-dao-truong-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-anh-hngoc.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan trao tranh tặng lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Ảnh: H.Ngọc

"Vậy làm sao để khoa học không bị mắc kẹt trong phòng thí nghiệm? Làm sao để nông dân không thấy khoa học là thứ xa vời?". Đặt vấn đề này, Phó Chủ tịch Quốc hội mong muốn, các nhà khoa học cần lắng nghe nhiều hơn - hiểu nhu cầu thực tế của nông dân, hợp tác chặt chẽ với doanh nghiệp để đưa nghiên cứu vào sản xuất.

Các chính sách khoa học phải thực tiễn hơn - đừng để những rào cản hành chính làm chậm lại sự đổi mới sáng tạo. Các trường đại học, viện nghiên cứu cần đào tạo thế hệ trẻ thực tiễn hơn. Sinh viên ra trường không chỉ giỏi lý thuyết mà phải biết cách biến tri thức thành giá trị kinh tế. Như câu nói của Marie Curie, nữ khoa học gia vĩ đại "không có gì trong cuộc sống là đáng sợ, chỉ có những điều cần được hiểu rõ hơn mà thôi".

“Chúng ta không sợ đổi mới, không sợ công nghệ, không sợ những thử thách phía trước - chúng ta chỉ cần hiểu rõ hơn, hành động nhanh hơn và quyết tâm mạnh mẽ hơn”, Phó Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.

Nghị quyết 57-NQ/TW đã đặt ra những định hướng lớn, nhưng điều quan trọng hơn là làm sao để nghị quyết này đi vào cuộc sống, tạo ra bước ngoặt thực sự trong nghiên cứu khoa học và đổi mới sáng tạo. Hãy nhớ rằng, mọi thành tựu vĩ đại đều bắt đầu từ những hành động nhỏ hôm nay. Nếu hôm nay chúng ta đặt nền móng vững chắc, thì ngày mai nền nông nghiệp Việt Nam sẽ đứng vững trên đôi chân của chính mình, vươn xa ra thế giới.

lanh-dao-truong-hoc-vien-nong-nghiep-viet-nam-trao-cay-tang-pho-chu-tich-quoc-hoi-le-minh-hoan-anh-hngoc.jpg
Lãnh đạo Học viện Nông nghiệp Việt Nam trao cây tặng Phó Chủ tịch Quốc hội Lê Minh Hoan. Ảnh: H.Ngọc

Phó Chủ tịch Quốc hội đề nghị, “hãy cùng nhau làm khoa học không phải vì những trang báo cáo đẹp, mà vì một nền nông nghiệp bền vững, vì người nông dân no ấm, vì tương lai con cháu chúng ta.”

Nhấn mạnh thông điệp của Tổng Bí thư Tô Lâm - Nghị quyết 57 - NQ/TW là Nghị quyết của hành động, Nghị quyết của Nghị quyết - Phó Chủ tịch Quốc hội mong muốn, các nhà khoa học phải "sống" với Nghị quyết 57 - NQ/TW và Nghị quyết 193/2025/QH15 của Quốc hội "thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số quốc gia. Các viện nghiên cứu, các trường đại học, các nhà khoa học và những người làm nông nghiệp trên khắp mọi miền đất nước cần tiếp tục hưởng ứng tinh thần của hai Nghị quyết quan trọng này, chuyển hóa tinh thần Nghị quyết thành “sản phẩm nghiên cứu khoa học”, đưa vào từng môn học về khoa học công nghệ.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Trần Quang Phương chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy nhận Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng

Chiều tối 23.4, tại Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương đã đến thăm, chúc mừng nguyên Phó Chủ tịch Quốc hội Đặng Quân Thụy vừa được trao tặng Huy hiệu 80 năm tuổi Đảng.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu tại phiên họp.
Thời sự Quốc hội

Tập trung giám sát công tác chuẩn bị bầu cử, bảo đảm minh bạch, dân chủ, công khai

Cần giám sát việc thành lập Hội đồng bầu cử quốc gia, tổ chức bầu cử đại biểu Quốc hội Khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026 - 2031, bảo đảm minh bạch, dân chủ, công khai. Chú ý đánh giá việc thực hiện Đề án đổi mới bầu cử, bảo đảm quyền lợi của cử tri, tính công bằng trong bầu cử. Đây là đề nghị của Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn tại Phiên họp thứ 44 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương điều hành phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Cử tri và Nhân dân phấn khởi khi cuộc cách mạng tinh gọn bộ máy được thực hiện quyết liệt

Sáng 23.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Báo cáo tổng hợp ý kiến, kiến nghị của cử tri và nhân dân gửi đến Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội khóa XV.

Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới phát biểu khai mạc
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc

Chiều 23.4, tại trụ sở Văn phòng Quốc hội (22 Hùng Vương, Hà Nội), tiếp tục chương trình Phiên toàn thể lần thứ nhất, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại, Trung tướng Lê Tấn Tới, Ủy ban Quốc phòng, An ninh và Đối ngoại tiến hành thẩm tra dự án Luật Tham gia lực lượng gìn giữ hòa bình của Liên Hợp Quốc.

 Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương phát biểu tại phiên họp. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Bổ sung nội dung giám sát về chuẩn bị bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XVI và đại biểu HĐND các cấp nhiệm kỳ 2026-2031

Sáng 23.4, tiếp tục thực hiện chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội, Thượng tướng Trần Quang Phương, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về Báo cáo kết quả thực hiện Chương trình giám sát năm 2024 và những tháng đầu năm 2025, dự kiến Chương trình giám sát năm 2026 của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh điều hành phiên họp
Chính trị

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi)

Chiều 23.4, tiếp tục phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã cho ý kiến về dự án Luật Bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân (sửa đổi).

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà chủ trì cuộc làm việc - ảnh: Thanh Chi
Chính trị

Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà chủ trì làm việc về biên soạn cuốn sách “50 năm quan hệ giữa Quốc hội Việt Nam và Quốc hội Lào

Sáng 23.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Bí thư Đảng ủy Quốc hội Vũ Hải Hà -Trưởng Ban Chỉ đạo, Ban Biên soạn và xuất bản cuốn sách “50 năm quan hệ giữa Quốc hội nước CHXHCN Việt Nam và Quốc hội nước CHDCND Lào - Hợp tác toàn diện và phát triển” đã chủ trì cuộc làm việc với Đoàn công tác của Quốc hội Lào do Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Lào Sanya Praseuth - Trưởng Ban phụ trách cuốn sách làm Trưởng đoàn, về việc biên soạn, xuất bản cuốn sách.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu. Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tăng cường minh bạch, công khai, bảo đảm kỷ luật, kỷ cương

Sáng 23.4, tiếp tục chương trình Phiên họp thứ 44, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 71/2022/QH15 ngày 15.11.2022 của Quốc hội ban hành Nội quy kỳ họp Quốc hội.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu bế mạc Hội nghị
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Phối hợp chặt chẽ, đồng hành, chia sẻ cao nhất để hoàn thành trọng trách lịch sử với đất nước

Tại hội nghị diễn ra chiều nay, 22.4, Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội và Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ đã cơ bản đồng thuận, thống nhất cao về các nhóm vấn đề trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Chín tới. Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị hai bên và các cơ quan liên quan tiếp tục phối hợp chặt chẽ, đồng hành, chia sẻ cao nhất để hoàn thành trọng trách lịch sử với đất nước. 

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn phát biểu khai mạc Hội nghị
Chính trị

Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV

* Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đồng chủ trì

Chiều 22.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn và Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đồng chủ trì Hội nghị Ban Thường vụ Đảng ủy Quốc hội với Ban Thường vụ Đảng ủy Chính phủ về Kỳ họp thứ Chín, Quốc hội Khóa XV.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh cùng các đại biểu chụp ảnh lưu niệm
Chính trị

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh gặp mặt Hội Liên hiệp Phụ nữ huyện Mê Linh

Sáng 22.4, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã gặp mặt Đoàn đại biểu Hội Liên hiệp phụ nữ huyện Mê Linh nhân dịp Đoàn tổ chức về nguồn, vào viếng Lăng Chủ tịch Hồ Chí Minh và thăm Nhà Quốc hội, hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng Miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 – 30.4.2025). Cùng dự buổi gặp mặt có: Phó Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế và Tài chính Phạm Thúy Chinh; Phó Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Thu Hà.