Phiên họp lần thứ hai Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng

Sáng 10.3, tại Trụ sở Trung ương Đảng đã diễn ra Phiên họp lần thứ hai của Ban Chỉ đạo chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng (mở rộng) dưới sự chủ trì của Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú - Trưởng Ban Chỉ đạo.

Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc - Phó trưởng Ban Chỉ đạo dự và điều hành nội dung tham luận.

Tham dự phiên họp có các thành viên Ban Chỉ đạo; đại diện lãnh đạo các ban, bộ, ngành Trung ương.

Chuyển đổi số đến tận cấp xã

Phát biểu điều hành thảo luận, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương Nguyễn Duy Ngọc cho biết, chuyển đổi số trong các cơ quan đảng có 7 nhóm việc, 43 đầu việc; trong tháng 3 và tháng 4.2025 phải xây dựng xong hệ thống và hoàn thiện quy trình; đến tháng 5.2025, phải hoàn thiện để các văn bản của Trung ương chuyển tải đến cấp xã. Trong đó, những phần mềm như: Quản lý Đại hội Đảng, Sổ tay đảng viên… có thể đọc được trên thiết bị đầu cuối.

tran-cam-tu1.jpg
Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú - Trưởng Ban Chỉ đạo chủ trì Phiên họp thứ hai Ban chỉ đạo Chuyển đổi số các cơ quan đảng. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Tại phiên họp, các đại biểu đã nghe báo cáo về kết quả chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng; thảo luận, đề xuất ý kiến, biện pháp, cách làm để thực hiện chuyển đổi số đến tận cấp xã; nêu những thuận lợi, khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện; trả lời các yêu cầu của các đồng chí lãnh đạo và ý kiến của các đơn vị chức năng.

Phát biểu ý kiến, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú ghi nhận sự chuẩn bị nghiêm túc, kịp thời của Cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo và đánh giá cao những ý kiến đóng góp rất trách nhiệm tại phiên họp.

Nhấn mạnh sau hơn 3 tháng triển khai Đề án, việc thực hiện chuyển đổi số trong các cơ quan Đảng bước đầu có sự thay đổi tích cực, Thường trực Ban Bí thư cũng chỉ ra một số tồn tại, hạn chế cần sớm khắc phục.

Trong đó, công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành và nâng cao nhận thức, thay đổi tư duy về chuyển đổi số còn hạn chế, người đứng đầu cấp ủy, cơ quan chưa quan tâm chỉ đạo, coi trọng chuyển đổi số, chưa trực tiếp sử dụng các thiết bị điện tử, các phần mềm ứng dụng trong quản lý, điều hành và xử lý công việc.

Việc tham mưu hoàn thiện thể chế, ban hành các quy định, quy chế còn chưa kịp thời; công tác cải cách thủ tục và tái cấu trúc quy trình nghiệp vụ, số hóa thông tin, dữ liệu chưa được quan tâm; vẫn còn thói quen làm việc vẫn theo phương thức truyền thống, hồ sơ giấy...

Ứng dụng số phục vụ đại hội Đảng các cấp và thực hiện “Phòng họp không giấy”

Cơ bản thống nhất với các nhiệm vụ, giải pháp mà các đại biểu đã đề xuất tại phiên họp, phát biểu kết luận phiên họp và giao nhiệm vụ cho các cơ quan có liên quan, Thường trực Ban Bí thư Trần Cẩm Tú lưu ý thêm về quan điểm trong triển khai thực hiện trong thời gian tới.

Cụ thể, cần thống nhất phạm vi Đề án triển khai đến các Đảng ủy trực thuộc Trung ương (bao gồm cả các cấp ủy trực thuộc) và điều chỉnh đồng bộ với phương án sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã theo Kết luận số 127-KL/TW của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Khẩn trương hoàn thiện thể chế, quy định và cập nhật Kiến trúc chuyển đổi số thống nhất trong các cơ quan Đảng; cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục và tái cấu trúc quy trình công tác nghiệp vụ trong Đảng.

Xây dựng, hoàn thiện hạ tầng, nền tảng số, đặc biệt là Trung tâm dữ liệu của cơ quan Đảng và các cơ sở dữ liệu của Đảng; số hóa và làm sạch dữ liệu, kết nối, chia sẻ gắn với bảo đảm an toàn, bảo mật dữ liệu; ứng dụng công nghệ chiến lược như trí tuệ nhân tạo, dữ liệu lớn và công nghệ số...

Triển khai các phần mềm ứng dụng dùng chung trong các cơ quan Đảng phục vụ lãnh đạo, chỉ đạo và hoạt động trên môi trường số, bảo đảm nguyên tắc lấy người dùng làm trung tâm; đưa vào sử dụng các ứng dụng số phục vụ đại hội Đảng các cấp và thực hiện “Phòng họp không giấy”.

ph1.jpg
Ban Chỉ đạo Chuyển đổi số các cơ quan Đảng họp phiên thứ hai. Ảnh: Phương Hoa/TTXVN

Cùng với đó, Thường trực Ban Bí thư yêu cầu, cần bảo đảm nguồn lực triển khai và tăng cường công tác tập huấn, đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ, đảng viên để khai thác, sử dụng hiệu quả các sản phẩm ứng dụng công nghệ số; huy động các chuyên gia, cán bộ đang làm việc tại các cơ quan Trung ương và địa phương để hỗ trợ triển khai Đề án.

Ban Chỉ đạo tập trung định hướng, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát quá trình chuyển đổi số, bảo đảm triển khai nhất quán từ Trung ương đến cơ sở, kịp thời tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai; phát huy vai trò trách nhiệm của từng thành viên Ban Chỉ đạo; Cơ quan Thường trực và Tổ giúp việc tăng cường đôn đốc, hướng dẫn cấp ủy các cấp triển khai Đề án chuyển đổi số trong cơ quan Đảng.

Văn phòng Trung ương Đảng chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan rà soát, điều chỉnh Dự án theo hướng phù hợp với phương án tổ chức bộ máy ở Trung ương và địa phương.

Đối với các nhiệm vụ cụ thể, Thường trực Ban Bí thư đề nghị cần tập trung hoàn thành ngay các nhiệm vụ trong năm 2025, nhất là các nhiệm vụ trong tháng 3 và quý II.2025.

Về hoàn thiện nền tảng hoạt động của Ban Chỉ đạo, Thường trực Ban Bí thư đề nghị các thành viên Ban Chỉ đạo tham gia, cho ý kiến trực tiếp vào dự thảo Quy chế làm việc, phân công nhiệm vụ thành viên Ban Chỉ đạo và Chương trình công tác năm 2025. Văn phòng Trung ương Đảng - Cơ quan Thường trực Ban chỉ đạo nghiên cứu, tiếp thu ý kiến góp ý của các thành viên Ban Chỉ đạo để hoàn thiện, trình Trưởng Ban Chỉ đạo trước ngày 15.3.2025.

Tại phiên họp, Thường trực Ban Bí thư nhấn mạnh, chuyển đổi số là nhiệm vụ chính trị quan trọng, là quá trình liên tục, giúp nâng cao năng lực lãnh đạo, chỉ đạo, tổ chức, quản lý, điều hành, kiểm tra, giám sát của Đảng, của các cơ quan, đơn vị, đòi hỏi sự nỗ lực cố gắng rất lớn của cả hệ thống, của từng tổ chức, cơ quan, đơn vị, nhất người đứng đầu.

Trên tinh thần đó, Thường trực Ban Bí thư đề nghị thực hiện nghiêm chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm: Các cơ quan Đảng Trung ương phải tiên phong, gương mẫu, đi đầu trong việc chuyển đổi số; người đứng đầu các cơ quan Đảng phải gương mẫu sử dụng thiết bị điện tử, phần mềm ứng dụng trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, giải quyết các công việc của Đảng. Các cơ quan Đảng phát động phong trào học tập trên các nền tảng số, phong trào “Bình dân học vụ số” như chỉ đạo của Tổng Bí thư; thường xuyên phổ biến, cập nhật kiến thức, kỹ năng số, công nghệ số cơ bản cho cán bộ, công chức.

Việt Nam với kỷ nguyên mới

Viện trưởng IESS, Đại biểu Quốc hội Khóa XII, XIII Lê Bộ Lĩnh
Chính trị

Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, định hướng xã hội chủ nghĩa - điều kiện tiên quyết để kinh tế tư nhân phát triển

Nhấn mạnh việc hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường đầy đủ, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, hiện đại, năng động và hội nhập là điều kiện tiên quyết để khu vực kinh tế tư nhân phát triển nhanh và bền vững, PGS.TS LÊ BỘ LĨNH, Viện trưởng Viện nghiên cứu chiến lược kinh tế, đại biểu Quốc hội các Khóa XII, XIII, kỳ vọng, với những thông điệp hết sức quan trọng trong Bài viết của Tổng Bí thư Tô Lâm "Phát triển kinh tế tư nhân - Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng", tới đây, sẽ có những cơ chế, chính sách thực sự đột phá cho khu vực kinh tế được xác định là động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước.

Yếu tố then chốt là đội ngũ cán bộ
Chính trị

Yếu tố then chốt là đội ngũ cán bộ

Trong bối cảnh đất nước đang tích cực đổi mới và xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa, việc xây dựng một chính quyền cơ sở vững mạnh - chính quyền “của dân, do dân, vì dân” - là yêu cầu cấp thiết và có ý nghĩa then chốt. Chính quyền địa phương (CQĐP) không chỉ triển khai các chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước mà còn tiếp nhận và giải quyết tâm tư, nguyện vọng của người dân. Để hiện thực hóa khát vọng của Nhân dân, công tác cải cách tổ chức và hoạt động của CQĐP cần được đặt lên hàng đầu.

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH
Chính trị

TƯƠNG LAI CHO THẾ HỆ VƯƠN MÌNH

Lời Tòa soạn: Trong mọi thời kỳ cách mạng từ khi có Đảng lãnh đạo đến nay, thanh niên luôn là lực lượng tiên phong, đóng vai trò nòng cốt, từ đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến công cuộc đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội.
Nhân kỷ niệm 94 năm ngày thành lập Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh (26.3.1931 - 26.3.2025) và Tháng Thanh niên 2025, Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết quan trọng với tiêu đề: "Tương lai cho thế hệ vươn mình".

Người dân làm thủ tục hành chính tại Trung tâm Phục vụ hành chính công tỉnh Yên Bái
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tạo nền tảng hiến định cho việc sắp xếp, tinh gọn bộ máy

Việc tinh gọn bộ máy chính quyền địa phương theo hướng không tổ chức cấp huyện được cho là một bước đi quan trọng nhằm tạo đột phá trong quản lý, điều hành đất nước, phát huy sức mạnh của hệ thống chính trị, góp phần thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng và văn minh. Để thực hiện thành công chủ trương này, việc sửa đổi, bổ sung Hiến pháp là yêu cầu cấp thiết và cần thiết nhằm tạo nền tảng hiến định rõ ràng cho quá trình sắp xếp, tinh gọn bộ máy.

Bài cuối: Tiêu chuẩn cụ thể để bộ máy tinh - gọn - mạnh
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Tiêu chuẩn cụ thể để bộ máy tinh - gọn - mạnh

Để việc sắp xếp bộ máy đạt được hiệu quả như người đứng đầu Đảng ta xác định và kỳ vọng của Nhân dân là xây dựng bộ máy “tinh - gọn - mạnh - hiệu năng - hiệu lực - hiệu quả”, giải pháp quan trọng nhất chính là “không được vì nể nang hoặc cảm tình mà giữ lại trong bộ máy những người không đủ năng lực và phẩm chất; cũng không được lợi dụng việc sắp xếp lại tổ chức và biên chế đưa ra khỏi cơ quan những người có năng lực, những người trung thực, thẳng thắn phê bình khuyết điểm, đấu tranh chống tiêu cực”.

Cần tập trung chính sách hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân trong nước phát triển
Diễn đàn Quốc hội

Đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi để phát triển kinh tế tư nhân

Phó trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh Hải Dương Nguyễn Thị Việt Nga cho rằng, hiện nay là thời điểm chín muồi để thực hiện các giải pháp thúc đẩy phát triển, đưa kinh tế tư nhân trở thành động lực tăng trưởng quan trọng hàng đầu của đất nước. Chúng ta có đủ thế, đủ lực, đủ thuận lợi, có thể nói là thiên thời, địa lợi, nhân hòa, như Tổng Bí thư đã nói “đây chính là thời điểm để hành động, để kiến tạo một Việt Nam thịnh vượng, năng động”.

Bài 3: Chung một chữ đồng, quyết tâm
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 3: Chung một chữ đồng, quyết tâm

Theo lộ trình, đến tháng 6.2025, việc không tổ chức cấp huyện và sắp xếp cấp xã sẽ cơ bản hoàn thành để từ tháng 7, bộ máy hai cấp đi vào hoạt động. Cán bộ, công chức sẽ về đâu sau sắp xếp là bài toán “nóng” và “khó” đang được dư luận hết sức quan tâm và người trong cuộc cũng không khỏi trăn trở. Cuộc cách mạng nào để giành được thắng lợi cũng phải có những mất mát hy sinh, chỉ khi chung một chữ đồng, quyết tâm thì mới tạo đà cho đất nước nhẹ đôi cánh vươn mình bước vào kỷ nguyên mới.

Toàn cảnh Phiên khai mạc Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 2: Dự báo những nhân tố phi văn hóa, phản văn hóa trong xây dựng, thực hành văn hóa của đảng viên

“Đảng ta không phải từ trên trời sa xuống. Nó ở trong xã hội mà ra”(22). Hơn nữa, “Đảng ta là một Đảng rất to lớn, bao gồm đủ các tầng lớp trong xã hội. Vì vậy, có nhiều tính cách rất trung thành, rất kiên quyết, rất vĩ đại. Song cũng không tránh khỏi những tập tục, những tính nết, những khuyết điểm của xã hội bên ngoài, nó lây, ngấm vào trong Đảng”(23).

Bài 2: Giải tỏa nỗi lo mang tên thủ tục hành chính
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 2: Giải tỏa nỗi lo mang tên thủ tục hành chính

Việc không tổ chức cấp huyện được kỳ vọng sẽ giúp chính quyền gần dân hơn, tạo thuận lợi cho người dân trong thực hiện các thủ tục hành chính. Tuy nhiên, chuyển giao nhiệm vụ của cấp huyện sau khi bỏ như thế nào để giảm thiểu ảnh hưởng đến hoạt động của người dân, tổ chức, bảo đảm bộ máy hành chính mới hoạt động hiệu quả mà không gây áp lực quá lớn lên bất kỳ cấp nào (tỉnh và xã) là vấn đề đang được đặt ra. Riêng đối với người dân, giải quyết hồ sơ, thủ tục hành chính (TTHC) là vấn đề đang được quan tâm hàng đầu.

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Mỗi nhà khoa học nông nghiệp cũng là “một người nông dân”

Làm sao để những sản phẩm khoa học đến gần hơn với thực tiễn sản xuất, để “khoa học phải đến được ruộng đồng”. Nhiệm vụ của chúng ta không chỉ là nghiên cứu để tạo ra tri thức, mà quan trọng hơn, phải biến tri thức ấy thành sản phẩm, thành giải pháp thực tế, giúp người nông dân làm giàu ngay trên chính mảnh đất quê hương mình.

Toàn cảnh Hội nghị Trung ương 10 khóa XIII
Chính trị

Bài 1: Văn hóa Đảng - dòng chủ lưu và phát triển trong dòng chảy văn hóa dân tộc

Lời Tòa soạn: Trong bối cảnh đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới, việc xây dựng và phát triển văn hóa đảng viên không chỉ là yêu cầu cấp thiết, mà còn là nền tảng cho sự bền vững của Đảng và dân tộc. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu loạt bài của TS. Nhị Lê, Nguyên Phó Tổng biên tập Tạp chí Cộng sản với chủ đề “Dưới ngọn cờ tư tưởng Hồ Chí Minh – Phát triển văn hóa của đảng viên trong kỷ nguyên mới”.

Bài 1: Đích đến là hạnh phúc của người dân
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài 1: Đích đến là hạnh phúc của người dân

Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn lấy cuộc sống hạnh phúc của Nhân dân làm thước đo hiệu quả, căn cứ đánh giá công việc của Đảng và Nhà nước ta. Cuộc cách mạng tinh gọn tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị là một trong những yêu cầu cấp bách đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới. Tổng Bí thư Tô Lâm đã khẳng định: sắp xếp, tinh gọn bộ máy để đạt mục tiêu tăng trưởng kinh tế và nâng cao đời sống Nhân dân. Trong lộ trình sắp xếp ấy, đích đến của việc bỏ chính quyền cấp huyện chính là hạnh phúc của Nhân dân.

Tỉnh lỵ xứng tầm, chính quyền vững mạnh
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tỉnh lỵ xứng tầm, chính quyền vững mạnh

Định hướng của Trung ương sáp nhập một số đơn vị hành chính cấp tỉnh, không tổ chức cấp huyện, tiếp tục sáp nhập đơn vị hành chính cấp xã; thực hiện mô hình địa phương hai cấp đã tạo sự quan tâm sâu sắc của xã hội. Cử tri coi đây là một chủ trương sát đúng, phù hợp với quá trình và thời điểm phát triển mạnh mẽ của lực lượng sản xuất. Điều mong muốn lớn nhất của Nhân dân là công tác tổ chức thực hiện được khách quan, dân chủ để cơ sở mới xứng tầm và bộ máy mới thực sự vững mạnh.

Tạo đòn bẩy thị trường vốn để công nghệ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Tạo đòn bẩy thị trường vốn để công nghệ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số

Sáng 19.3, tại trụ sở Báo Nhân dân, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Biên tập Báo Nhân Dân, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Trung ương, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam Lê Quốc Minh, Báo Nhân dân phối hợp với Viện Chiến lược Phát triển Kinh tế số (IDS) tổ chức Tọa đàm “Tạo đòn bẩy thị trường vốn để các công ty công nghệ Việt Nam bứt phá trong kỷ nguyên số”.

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ
Chính sách và cuộc sống

XÓA BỜ BAO, MỞ RỘNG KHÔNG GIAN KINH TẾ

Trời miền Tây vào mùa nước nổi, những cánh đồng giờ đây chỉ còn lác đác vài gốc rạ sót lại. Con nước dâng lên, len lỏi qua từng bờ bao nhỏ hẹp, nơi ngày xưa người ta quen “mạnh ai nấy giữ”, mỗi nhà một đám ruộng riêng, cắt nhau bởi những con bờ chật hẹp.

toàn cảnh Hội thảo
Chính trị

Lý luận phải đồng hành, vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới

Tại Hội thảo quốc gia về Công tác lý luận của Đảng và những định hướng nghiên cứu quan trọng đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, các đại biểu nhấn mạnh, cần tiếp tục quán triệt nguyên tắc thống nhất giữa lý luận và thực tiễn, coi trọng tổng kết thực tiễn gắn với đẩy mạnh hoạt động nghiên cứu một cách thiết thực, khoa học, hiệu quả, bảo đảm lý luận phải đồng hành với thực tiễn và vươn lên dẫn đường cho thực tiễn trong kỷ nguyên mới.

Bài cuối: Hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Bài cuối: Hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo

Bỏ cấp huyện - một chủ trương lớn, bước chuyển mình mang tính lịch sử đang đặt ra những thách thức và cơ hội chưa từng có. Mỗi công dân không chỉ là đối tượng được hưởng lợi từ sự thay đổi này mà còn cần chủ động tìm hiểu, tham gia đóng góp ý kiến và giám sát quá trình chuyển giao quyền lực. Sự tham gia nhiệt tình và có trách nhiệm của cộng đồng chính là nền tảng vững chắc để hiện thực hóa tầm nhìn phát triển, hướng tới một chính quyền phục vụ, kiến tạo, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của người dân.

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá
Chính trị

Bài 1: Bước đi quyết liệt, đột phá

Trong Kết luận số 127-KL/TW ngày 28.2.2025 của Bộ Chính trị, Ban Bí thư về triển khai nghiên cứu, đề xuất tiếp tục sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị có yêu cầu nghiên cứu định hướng không tổ chức cấp huyện. Đây là một bước đi quyết liệt và mang tính đột phá, rất cần thiết trong tiến trình cải cách bộ máy hành chính ở nước ta, hướng tới xây dựng một bộ máy hành chính tinh gọn, hoạt động hiệu quả hơn, phục vụ Nhân dân tốt hơn.

Xây dựng một nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân, tạo động lực mới để đất nước phát triển
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Xây dựng nền hành chính hiện đại, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân

Châu Vũ - Phó Chánh Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu

Việc đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước theo hướng tinh gọn, hiệu quả là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển đất nước trong giai đoạn mới. Theo đó, việc sắp xếp, sáp nhập các tỉnh, bỏ cấp huyện là một bước đột phá mạnh mẽ, tiết kiệm ngân sách, xây dựng một nền hành chính hiện đại, với một bộ máy tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả, phục vụ tốt hơn cho Nhân dân, tạo động lực mới để đất nước phát triển.