Phí giữ chỗ vào lớp 10 của nhiều trường THPT tư thục tại Hà Nội lên tới 25 triệu đồng

Năm học 2025 - 2026, phí giữ chỗ (hay còn gọi là phí ghi danh, phí đặt cọc) của nhiều trường THPT tư thục tại TP. Hà Nội cao "ngất ngưởng", dao động từ vài triệu cho đến vài chục triệu đồng.

Năm 2025 là năm đầu tiên học sinh lớp 9 ôn thi vào lớp 10 theo Chương trình GDPT 2018 (GDPT mới). Dự kiến, toàn TP. Hà Nội có khoảng 127.000 học sinh xét tốt nghiệp THCS. Trong đó, chỉ có khoảng 60% thí sinh vào trường THPT công lập với khoảng 79.000 học sinh. Số còn lại, khoảng 48.000 thí sinh vào các trường THPT tư thục, trung tâm giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Hiện nay, nhiều trường THPT tư thục trên địa bàn đã bắt đầu thông báo tuyển sinh theo hình thức xét tuyển học bạ THCS. Ngoài học phí và các khoản thu dự kiến như dịch vụ bán trú, xe đưa đón,..., không ít trường thông báo phụ huynh nộp thêm một khoản phí, được gọi với nhiều tên khác nhau như: Phí nhập học, phí đặt chỗ, phí ghi danh, phí tuyển sinh. Mức phí do từng trường tự quy định.

Thực tế, bản chất của các khoản phí giữ chỗ là đóng một lần duy nhất tại thời điểm đăng ký nhập học, với mục đích giữ chỗ. Nếu học sinh nhập học, Nhà trường sẽ khấu trừ khoản tiền này vào các chi phí trong năm. Nếu không nhập học, tùy từng trường, phụ huynh có thể nhận lại một phần, toàn bộ hoặc không được hoàn trả.

Theo ghi nhận của Báo Đại biểu Nhân dân, phí giữ chỗ của các trường THPT tư thục tại Hà Nội năm 2025 đang ở mức dao động từ 1 - 10 triệu đồng, thậm chí có trường lên đến vài chục triệu đồng.

Cụ thể, phí giữ chỗ của các trường tư thục tại Hà Nội như sau:

STT Trường Phí giữ chỗ
1 Trường Archimedes (Đông Anh) 23 triệu đồng
2 Trường THPT Lương Thế Vinh 15 triệu đồng
3 Trường Ngôi sao Hoàng Mai 24 triệu đồng
4 Trường liên cấp Newton 12 triệu đồng
5 Trường Phổ thông liên cấp Phenikaa 5 triệu đồng
6 Trường Phổ thông liên cấp Olympia - 3,1 triệu đồng (phí ghi danh)
- 15 triệu đồng (phí giữ chỗ)
7 Trường Quốc tế Nhật Bản 25 triệu đồng
8 Trường liên cấp Việt - Úc Hà Nội - 5 triệu đồng (hệ SEP)
- 10,5 triệu đồng (hệ Cambridge)
9 Hệ thống giáo dục Everest 10 triệu đồng
10 Trường Phổ thông liên cấp H.A.S (Hà Đông) 10 triệu đồng
11 Trường Nguyễn Siêu 6-8 triệu đồng
12 Trường Sentia 15 triệu đồng
13 Trường Song ngữ Quốc tế Horizon 25 triệu đồng
14 Trường Brighton College 10 triệu đồng

Qua nhiều mùa tuyển sinh, "phí giữ chỗ" hay còn gọi là tiền cọc vào các trường tư thục luôn là một vấn đề gây tranh cãi trên nhiều diễn đàn. Các trường tư thục lý giải, việc thu phí giữ chỗ nhằm giảm tỷ lệ học sinh "ảo" và đảm bảo sự ổn định trong công tác tuyển sinh. Phí giữ chỗ cao sẽ giúp trường lọc được các học sinh, phụ huynh thực sự mong muốn học và gắn bó.

Về phía phụ huynh lại chia thành hai luồng ý kiến khác nhau. Một số phụ huynh đồng tình, việc 'đặt cọc' để đảm bảo suất học cho con em mình, đặc biệt trong cuộc đua vào lớp 10 với tính cạnh tranh cao. Mặc khác, nhiều phụ huynh lại cho rằng khoản phí này không công bằng, bởi họ không được hoàn lại tiền nếu học sinh không nhập học.

Tại Hội nghị hướng dẫn tuyển sinh năm học 2024-2025, Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội Trần Thế Cương cho rằng, việc trường tư thu phí đặt cọc là thiếu nhân văn, làm mất đi tính mô phạm trong nhà trường.

Các trường giải thích rằng, khoản này nhằm đảm bảo sự ổn định, tránh việc phụ huynh nộp, rút hồ sơ, gây xáo trộn. Tuy nhiên, Giám đốc Sở GD-ĐT không đồng ý và đề nghị các trường tư rút kinh nghiệm, không nên thu phí giữ chỗ và tạo điều kiện tối đa cho học sinh.

Giáo dục

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam
Giáo dục

Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải ký kết hợp tác toàn diện với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam

Ngày 27.3, tại Trường ĐH Công nghệ Giao thông Vận tải (UTT) đã diễn ra lễ ký kết thoả thuận hợp tác với Công ty Cổ phần vận tải Đường sắt Việt Nam (TRV), mở ra hướng đi mới trong việc đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ ngành đường sắt, đặc biệt là lĩnh vực đường sắt tốc độ cao. 

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học
Giáo dục

Thực hiện Nghị quyết 57: Cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin cho các nhà khoa học

Ngày 27.3, tại chương trình đối thoại chính sách khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo lần thứ nhất của Đại học Quốc gia Hà Nội, các nhà khoa học kiến nghị cần xây dựng cơ chế tài chính ổn định để tạo niềm tin và điều kiện cho việc lập kế hoạch nghiên cứu dài hạn. Việc thu hút nhà khoa học giỏi vẫn vướng mắc do hạn chế nguồn lực, trong khi mức học phí hiện hành chưa đủ đảm bảo cho đào tạo chất lượng cao và thuê chuyên gia quốc tế.

 “Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh
Giáo dục

“Phủ Xanh Trường học" giúp học sinh hiểu và sống xanh

Dưới góc nhìn của các thầy cô giáo, chuỗi sự kiện “Phủ Xanh Trường học” do VinFast tổ chức mang ý nghĩa to lớn khi giúp học sinh hiểu được ý nghĩa của việc sống xanh ngay từ những bước đi đầu đời, từ đó định hình hành động trong tương lai của thế hệ trẻ theo hướng bền vững hơn.

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp
Giáo dục

Lan tỏa thông điệp bảo vệ môi trường từ khuôn viên xanh Trường Đại học Lâm nghiệp

Ngày 26.3, Trường Đại học Lâm nghiệp phối hợp cùng ActionAid Quốc tế tại Việt Nam và Quỹ Hỗ trợ Chương trình Dự án An sinh Xã hội Việt Nam (AFV) đã tổ chức sự kiện “Đi bộ vì Con người và Hành tinh”, với hơn 1.200 sinh viên, học sinh, giảng viên, chuyên gia, nhà quản lý đến từ nhiều tổ chức trong và ngoài nước tham dự.

Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu
Sự kiện nổi bật

Thủ tướng Phạm Minh Chính dự Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”

Chiều 26.3, tại Hà Nội, Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số (Ban Chỉ đạo) đã tổ chức Lễ phát động phong trào và ra mắt nền tảng “Bình dân học vụ số”. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo, dự và phát biểu chỉ đạo.

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế
Giáo dục

Tìm giải pháp hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp trong khu vực công sau tinh giản biên chế

Ngày mai (27.3), tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại học Quốc gia Hà Nội sẽ diễn ra Hội thảo khoa học và thực tiễn “Hỗ trợ chuyển đổi nghề nghiệp cho người lao động ở khu vực công sau tinh giản biên chế”, quy tụ nhiều chuyên gia, nhà nghiên cứu và đại diện doanh nghiệp.

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị
Giáo dục

Thúc đẩy phát triển khoa học công nghệ: Các trường đại học cần nâng cao năng lực quản trị

Nhấn mạnh tầm quan trọng của phát triển khoa học công nghệ trong kỷ nguyên mới, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Văn Phúc cho rằng, các cơ sở giáo dục đại học cần chuẩn bị rốt ráo ngay từ bây giờ, nâng cao năng lực quản trị, quản lý nhằm triển khai các kết quả nghiên cứu và ứng dụng hiệu quả vào thực tiễn.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh phát biểu
Chính trị

Đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm

Tại Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách lần thứ 7, các ý kiến đề nghị tiếp tục nghiên cứu, đánh giá kỹ lưỡng câu chuyện dạy thêm, học thêm, đặc biệt là triển khai Thông tư số 29/2024/TT-BGDĐT quy định về dạy thêm, học thêm để quy định nội dung này trong dự thảo Luật Nhà giáo.

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?
Giáo dục

Dự án giải nhất khoa học kỹ thuật quốc gia bị tố giống sản phẩm nước ngoài: Bộ GD-ĐT nói gì?

Theo thông tin được đăng tải trên một số diễn đàn, dự án của nhóm học sinh Trường THPT Nguyễn Siêu, Hưng Yên rất giống sản phẩm được Samuel Alexander, chuyên gia Indonesia đã công bố trên cộng đồng Hackaday.io - một nền tảng trực tuyến dành cho những người yêu công nghệ từ trước đó.