Phép màu Làng Nủ: 8 người được cho là mất tích đã trở về an toàn

Thông tin mới nhất, vui nhất ở Làng Nủ những ngày qua là 2 hộ với 8 khẩu vẫn được cho là mất tích đã trở về an toàn. 

Câu chuyện này tựa một phép màu, bừng sáng thêm niềm hy vọng ở nơi đây.

Ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên, Lào Cai cho biết, hai gia đình trên là hộ ông Hoàng Văn Tiện và Hoàng Văn Duân.

Hộ ông Hoàng Văn Tiện có 3 người ở nhà và 1 người con làm việc ở Bắc Ninh. Hộ ông Hoàng Văn Duân, hai vợ chồng cùng hai con sang chăm bố cách khu vực bị lũ quét khoảng 200m về phía bên kia sườn đồi.

Đến rạng sáng 10.9, gia đình ông Duân đi về đến gần bờ suối thì nghe có tiếng nổ, nước đang lên, đã kịp thời hô hào nhiều người chạy. Ông Hoàng Văn Tiện cứu được 1 cháu bé bị lũ cuốn trôi.

z5825365648001-fecbd1ecd5f9b577665a2d75b43dec44-5444.jpg
Trưởng Thôn Hoàng Văn Diệp cho biết, có 2 hộ với 8 khẩu vẫn được cho là mất tích đã trở về an toàn (Ảnh: Báo Lào Cai)
hoa-7257.jpg
Hộ ông Hoàng Văn Duân, hai vợ chồng cùng hai con sang chăm bố cách khu vực bị lũ quét khoảng 200m về phía bên kia sườn đồi (Ảnh: Báo Lào Cai)

Ông Hoàng Văn Diệp, Trưởng thôn Làng Nủ khẳng định sự việc 2 hộ 8 khẩu còn sống là chắc chắn và đang được sơ tán ở nơi an toàn, cách hiện trường xảy ra khoảng 1km.

Ban Chỉ đạo hiện trường của tỉnh Lào Cai và huyện Bảo Yên đề nghị lãnh đạo xã Phúc Khánh và Trưởng thôn Làng Nủ tiếp tục thông báo những người trong khu vực liên hệ với địa phương để xác định rõ còn ai chưa có mặt tại địa phương và tìm cách liên lạc, xác minh những hộ nào còn đủ người, hộ nào mất tích. Hiện công tác tìm kiếm vẫn đang tiếp tục.

Trưởng thôn Hoàng Văn Diệp cho biết thêm, khả năng vẫn còn nhiều hộ đã kịp thời chạy đi lánh nạn nhưng chưa thông báo lại nên con số người thiệt mạng, mất tích do trận lũ quét có thể giảm nhiều so với thống kê ban đầu.

Đến 9 giờ sáng nay, số người được xác định mất tích ở Làng Nủ giảm xuống còn 41 người, 46 người đã tử vong.

nang-2-5986.jpg
Công tác tìm kiếm nạn nhân mất tích vẫn đang tiếp tục (Ảnh: Báo Lào Cai)

Những ngày trước, lực lượng chức năng tìm kiếm chủ yếu ở những nơi có dòng nước chảy, bùn. Một số khu vực rác trôi về tập kết khó tìm kiếm do nhiều gốc tre gai hoặc khúc gỗ có nhiều đinh. Đến hôm nay, đất lèn cứng hơn, người và máy xúc có thể di chuyển vào khu vực sình lầy dọn rác ra để tìm kiếm nạn nhân.

Sau nhiều ngày ngâm nước và thời tiết khắc nghiệt, môi trường ở Làng Nủ đã có những biến đổi. Để đảm bảo an toàn cho người dân và lực lượng tìm kiếm Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh (CDC Lào Cai) và Trung tâm Y tế huyện Bảo Yên đã cử nhiều cán bộ xuống hiện trường thực hiện việc phun khử khuẩn.

Trước đó, chiều 12.9, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tới Lào Cai để thị sát tình hình, thăm hỏi đời sống người dân; kiểm tra, động viên các lực lượng đang làm nhiệm vụ ứng phó mưa lũ, cứu hộ, cứu nạn, khắc phục hậu quả thiên tai, tiếp tế nhu yếu phẩm cho người dân.

Địa điểm đầu tiên Thủ tướng tới thị sát là hiện trường vụ sạt lở tại Làng Nủ, xã Phúc Khánh, huyện Bảo Yên.

Thủ tướng thay mặt Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm gửi lời chia sẻ, thăm hỏi với nhân dân vùng bão lũ, đồng thời gửi lời chia buồn sâu sắc nhất tới những gia đình có người thân tử vong, mất tích trong trận lũ lụt, trôi mất gần như cả bản này.

Thủ tướng yêu cầu cấp ủy, chính quyền các cấp và các bộ, cơ quan, lực lượng liên quan tập trung 7 nhiệm vụ trọng tâm trong khắc phục hậu quả vụ sạt lở, ổn định đời sống nhân dân.

Theo đó, tìm kiếm người mất tích; cứu chữa, chăm sóc y tế những người bị thương, bị bệnh; dọn dẹp vệ sinh, môi trường, phòng chống dịch bệnh; khôi phục lại giao thông với tinh thần Trung ương lo đường lớn, tỉnh lo tỉnh lộ, huyện lo huyện lộ, xã lo xã lộ; nhanh chóng khôi phục trường lớp để các cháu trở lại trường sớm nhất có thể; khôi phục sản xuất kinh doanh, việc làm sinh kế cho người dân, nắm chắc tình hình, những khó khăn của người dân để giải quyết.

Thủ tướng cũng yêu cầu khảo sát, quy hoạch địa điểm an toàn với sự tham gia ý kiến khoa học của các cơ quan chuyên môn, để xây dựng lại, khôi phục bản Làng Nủ, bảo đảm các hộ dân có nơi ở an toàn với hạ tầng phù hợp, chậm nhất 31.12.2024 phải hoàn thành.

Tỉnh Lào Cai chủ trì triển khai, nếu thiếu báo cáo Chính phủ; vận dụng cơ chế trong trường hợp đặc biệt để xử lý các vấn đề liên quan, như huy động lực lượng công binh xây dựng lại bản làng.

"Đến ngày 31.12, tất cả người còn sống, các hộ dân phải có chỗ ở, nơi sinh sống ổn định, có điện nước, nơi vui chơi, cây xanh... đảm bảo môi trường sống an toàn, lành mạnh. Không để ai bị đói, rét, thiếu ăn thiếu mặc, thiếu chỗ ở, thiếu nước sạch", Thủ tướng nhấn mạnh.

Xã hội

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024
Môi trường

Hà Nội: Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá vận hành thử nghiệm từ 1.12.2024

Thông tin từ Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật và nông nghiệp thành phố Hà Nội cho biết, gói thầu số 1 xây dựng Nhà máy xử lý nước thải Yên Xá và gói thầu số 2 xây dựng hệ thống cống bao cho sông Tô Lịch và cống chính cơ bản đã hoàn thành và đưa vào vận hành thử vào ngày 1.12 tới.

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số
Xã hội

Tổng kết dự án tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số

Ngày 22.11, tại Thành phố Điện Biên Phủ, World Vision International tại Việt Nam đã tổ chức hội thảo tổng kết dự án "Tăng cường khả năng chống chịu rủi ro thiên tai cho đồng bào dân tộc thiểu số tỉnh Điện Biên" (IREM). Dự án do Liên minh cứu trợ Đức (ADH) tài trợ và được triển khai bởi World Vision trong 14 tháng (10.2023-11.2024).

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị
Xã hội

Nỗ lực, tăng cường các biện pháp phát triển, bảo vệ cây xanh đô thị

Cây xanh luôn giữ vai trò quan trọng, được ví như những “lá phổi” của thành phố. Chính vì vậy, trước những thiệt hại nặng nề về cây xanh sau cơn bão số 3 vừa qua, lãnh đạo TP. Hà Nội khi chỉ đạo công tác khắc phục hậu quả của bão đều nhấn mạnh phải cứu cây, nhất là những cây cổ thụ, cây cần bảo tồn, cây quý hiếm.