Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập

Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang ký Quyết định số 229/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ công lập -0
Ảnh minh họa/ITN

Mục tiêu đến năm 2030 phát triển mạng lưới tổ chức khoa học và công nghệ (KHCN) công lập có cơ cấu hợp lý theo định hướng ưu tiên phát triển của quốc gia, ngành và lĩnh vực, nâng cao tiềm lực và hiệu quả hoạt động của các tổ chức KHCN công lập, tiếp cận với chuẩn mực quốc tế, làm nền tảng để tạo bứt phá về năng suất, chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế.

Nâng cao năng lực nghiên cứu của các tổ chức KHCN theo hướng tiếp cận với chuẩn quốc tế

Mục tiêu cụ thể là tiếp tục kiện toàn, sắp xếp các tổ chức KHCN công lập, thực hiện giảm đầu mối hợp lý song song với hình thành tổ chức KHCN mới phù hợp với xu thế phát triển KHCN của thế giới và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Đến năm 2025, phấn đấu giảm 10% đầu mối các tổ chức KHCN công lập so với thời kỳ 2016 - 2020. Đến năm 2030, bảo đảm giảm 20% đầu mối các tổ chức KHCN công lập so với thời kỳ 2016 - 2020.

Nâng cao năng lực nghiên cứu của các tổ chức KHCN theo hướng tiếp cận với chuẩn quốc tế. Năm 2025, có khoảng 25 - 30 tổ chức KHCN công lập được xếp hạng khu vực và thế giới. Đến năm 2030, có khoảng 40 - 50 tổ chức KHCN công lập được xếp hạng khu vực và thế giới.

Hình thành hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo và trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo công lập

Hình thành hệ thống trung tâm đổi mới sáng tạo và trung tâm khởi nghiệp đổi mới sáng tạo công lập trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nhằm thúc đẩy đổi mới sáng tạo ở các địa phương. Năm 2025, hình thành các trung tâm đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo tại 3 vùng Bắc, Trung, Nam; phấn đấu 40% địa phương hình thành tổ chức KHCN công lập có chức năng đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ việc kiện toàn tổ chức đối với các tổ chức KHCN công lập, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn. Đến năm 2030, 100% địa phương hình thành tổ chức KHCN công lập có chức năng đổi mới sáng tạo và khởi nghiệp đổi mới sáng tạo từ việc kiện toàn tổ chức đối với các tổ chức KHCN công lập, đơn vị sự nghiệp công lập trên địa bàn.

Đồng thời, nghiên cứu thành lập trung tâm tích hợp KHCN hiện đại, đạt trình độ tiên tiến, trước mắt thành lập tại Hà Nội, TP. Hồ Chí Minh, từng bước mở rộng đến các vùng kinh tế - xã hội trọng điểm.

Đến năm 2025, nhân lực nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ (quy đổi toàn thời gian) đạt 10 người trên một vạn dân, đến năm 2030 đạt 12 người trên một vạn dân.

Đến năm 2050, mạng lưới tổ chức KHCN công lập đủ năng lực đáp ứng yêu cầu hoạt động KHCN và đổi mới sáng tạo của đất nước; một số tổ chức KHCN công lập bắt kịp trình độ tiên tiến của thế giới, có năng lực cạnh tranh vượt trội ở một số ngành, lĩnh vực KHCN.

Cơ cấu mạng lưới tổ chức KHCN

Cơ cấu mạng lưới tổ chức KHCN gồm:

Hệ thống các tổ chức KHCN công lập ở Trung ương (gồm các tổ chức KHCN công lập thuộc thẩm quyền quản lý của các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ và các đại học quốc gia).

Hệ thống các tổ chức KHCN công lập ở địa phương (gồm các tổ chức KHCN công lập thuộc thẩm quyền quản lý của Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương).

Hệ thống các tổ chức KHCN công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công (gồm các tổ chức KHCN thuộc các tập đoàn, tổng công ty do Nhà nước nắm giữ 100% vốn).

Tinh gọn đầu mối các tổ chức KHCN nghiên cứu ứng dụng, dịch vụ KHCN thuộc các bộ, ngành

Đồng thời, đối với hệ thống các tổ chức KHCN công lập ở Trung ương: sẽ tiến hành rà soát, tinh gọn đầu mối các tổ chức KHCN nghiên cứu ứng dụng, dịch vụ KHCN thuộc các bộ, ngành, khắc phục tình trạng trùng lặp, chồng chéo về chức năng, nhiệm vụ, phù hợp với định hướng ưu tiên về phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo của quốc gia, ngành.

Đẩy mạnh phát triển các tổ chức nghiên cứu ứng dụng trong các ngành, lĩnh vực ưu tiên, then chốt để triển khai các hướng nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ mới; tập trung ưu tiên phát triển công nghệ có khả năng ứng dụng cao, nhất là công nghệ số, sinh học, trí tuệ nhân tạo, cơ điện tử, tự động hóa, điện tử y sinh, cơ khí chế tạo, năng lượng, môi trường. Nghiên cứu thành lập trung tâm tích hợp KHCN hiện đại, đạt trình độ tiên tiến, trước mắt thành lập tại Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh; tiếp tục duy trì mỗi bộ, ngành có 1 tổ chức KHCN thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu chiến lược và chính sách trong lĩnh vực phụ trách...

Tăng cường liên kết các tổ chức KHCN công lập với các doanh nghiệp KHCN, các đơn vị nghiên cứu, tư vấn trong nước và ngoài nước có thế mạnh, dẫn đầu về lĩnh vực KHCN để thúc đẩy kết nối, phát triển KHCN và đổi mới sáng tạo.

Duy trì mỗi tỉnh có ít nhất 1 tổ chức dịch vụ KHCN cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước

Đối với hệ thống các tổ chức KHCN công lập ở địa phương: Tiếp tục duy trì mỗi tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có ít nhất 1 tổ chức dịch vụ KHCN cung cấp dịch vụ sự nghiệp công sử dụng ngân sách nhà nước về tiêu chuẩn đo lường chất lượng, sở hữu trí tuệ, an toàn bức xạ và hạt nhân, thông tin và thống kê KHCN, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ KHCN, hỗ trợ đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo và các nhiệm vụ sự nghiệp trong lĩnh vực KHCN được giao trên địa bàn tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương...

Thúc đẩy hình thành và đầu tư nâng cao năng lực cho các tổ chức KHCN công lập hoạt động ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo, khởi nghiệp đổi mới sáng tạo gắn với lợi thế và ưu tiên phát triển của từng vùng kinh tế - xã hội.

Phát triển các tổ chức KHCN thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trở thành các viện nghiên cứu chuyên sâu

Đối với hệ thống các tổ chức KHCN công lập thuộc tổ chức do Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ thành lập mà không phải là đơn vị sự nghiệp công, theo quy hoạch sẽ tiếp tục duy trì các tổ chức KHCN thực hiện nhiệm vụ nghiên cứu và phát triển trong các tập đoàn, tổng công ty nhà nước.

Đồng thời, huy động nguồn lực để đầu tư, phát triển các tổ chức KHCN thuộc các tập đoàn, tổng công ty nhà nước trở thành các viện nghiên cứu chuyên sâu, cung cấp các công nghệ dẫn dắt, tạo lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Khoa học

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp
Khoa học - Công nghệ

Áp dụng TPM – giải bài toán cắt giảm chi phí bảo trì cho doanh nghiệp

Với các chi phí duy trì hoạt động cho máy móc thiết bị tăng dần qua các năm, chi phí bảo trì đã trở thành một bài toán cho các doanh nghiệp. Chính vì vậy, nhà sản xuất cần phải có một kế hoạch cụ thể để duy trì và bảo dưỡng máy móc khi gặp sự cố hoặc hỏng hóc và TPM đã trở thành một giải pháp được đưa ra nhằm giải đáp bài toán cắt giảm chi phí bảo trì hiệu quả cho doanh nghiệp.

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI
Khoa học

Tối ưu hóa hiệu quả trong lĩnh vực y tế nhờ AI

Trí tuệ nhân tạo có thể tối ưu hóa việc chẩn đoán bệnh, quản lý hồ sơ y tế, hỗ trợ điều trị, phân tích dữ liệu gene, đề xuất phương pháp điều trị ung thư cho bệnh nhân... Đó là chia sẻ về ứng dụng AI trong y tế - một chủ đề thu hút sự quan tâm của nhiều chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp... tại workshop "Ứng dụng AI trong lĩnh vực y tế" trong khuôn khổ AI4VN.

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển, ứng dụng AI tạo sinh
Khoa học

Việt Nam có nhiều lợi thế phát triển, ứng dụng AI tạo sinh

Thảo luận tại phiên AI Summit - AI4VN 2024, các chuyên gia cho rằng, để đón đầu làn sóng AI tạo sinh, Việt Nam cần chú trọng phát triển 3 trụ cột AI gồm con người, tài nguyên và công cụ. Trong đó, cần đào tạo nguồn nhân lực trình độ cao, khuyến khích, đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu và phát triển AI tạo sinh. Khai thác, xây dựng cơ sở dữ liệu để chia sẻ và chủ động kiểm soát nội dung, bảo đảm an toàn dữ liệu quốc gia.

Hợp tác, chia sẻ để phát triển hệ sinh thái AI bền vững
Khoa học

Hợp tác, chia sẻ để phát triển hệ sinh thái AI bền vững

Phát biểu tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2024 - AI4VN 2024, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Lưu Quang chia sẻ, Công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) đang góp phần nâng cao năng suất lao động, cải thiện chất lượng cuộc sống của con người. Ngày càng nhiều lĩnh vực kinh tế được hưởng lợi từ AI. Tuy nhiên, sự phát triển nhanh chóng của AI cũng đặt ra nhiều thách thức.

Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam “Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh”
Khoa học

Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam “Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh”

Ngày 23.8, tại Trung tâm hội nghị Quốc gia Hà Nội đã khai mạc Ngày hội trí tuệ nhân tạo Việt Nam  (AI4VN) 2024 với chủ đề "Mở khóa sức mạnh trí tuệ nhân tạo tạo sinh". Tham dự buổi lễ có Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Thủ tướng Chính phủ, Trưởng ban Kinh tế Trung ương Trần Lưu Quang; Ủy viên dự khuyết Trung ương Đảng, Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ Bùi Thế Duy.

Để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển bền vững
Khoa học

Để doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo phát triển bền vững

Mặc dù tình hình kinh tế khó khăn, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo và doanh nghiệp khởi nghiệp Việt Nam vẫn có những bước phát triển hết sức tích cực. Nhiều chuyên gia cho rằng, để nâng cao tỷ lệ các doanh nghiệp khởi nghiệp thành công, phát triển bền vững, cần những giải pháp hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo hiệu quả hơn.

titlecolor:4
Khoa học

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất

Hiện nay, Hà Nội có khoảng 160.000ha sản xuất lúa. Để phát triển sản xuất lúa theo tiêu chuẩn VietGAP, hữu cơ, thời gian qua, ngành nông nghiệp Thủ đô đã xây dựng vùng trồng lúa tập trung, quy mô lớn. 

Phát triển mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu
Khoa học

Phát triển mô hình sản xuất, chế biến và tiêu thụ cây dược liệu

Hà Nội là địa phương có nguồn cây dược liệu lớn, đa dạng. Hiện tại, Hà Nội có khoảng 213ha cây dược liệu, nằm rải rác ở một số địa phương như Ba Vì, Sơn Tây, Sóc Sơn, Thạch Thất... Các chủng loại cây dược liệu tương đối đa dạng như cà gai leo, kim ngân hoa, đinh lăng, chè hoa vàng, hoa nhài…

Hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm
Khoa học

Hướng dẫn nguyên tắc nghiên cứu, phát triển trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm

Bộ Khoa học và Công nghệ mới ban hành Quyết định số 1290/QĐ-BKHCN về việc hướng dẫn một số nguyên tắc về nghiên cứu, phát triển các hệ thống trí tuệ nhân tạo có trách nhiệm nhằm hướng đến một xã hội lấy con người làm trung tâm, mọi người được hưởng những lợi ích từ các hệ thống trí tuệ nhân tạo, bảo đảm sự cân bằng hợp lý giữa lợi ích và rủi ro của các hệ thống trí tuệ nhân tạo.

Vì sao cần có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen?
Khoa học

Vì sao cần có khung pháp lý cho cây trồng chỉnh sửa gen?

Công nghệ chỉnh sửa gen trên thực vật với ưu điểm nổi bật là tạo ra những tính trạng mong muốn dựa vào gen nội sinh của cây trồng (tức là hoàn toàn không có gen ngoại lai) hứa hẹn thúc đẩy phát triển nông nghiệp bền vững, thích ứng với biến đổi khí hậu. Tuy nhiên, Việt Nam hiện chưa có quy định về cây trồng chỉnh sửa gen và điều này có thể làm chậm lộ trình ứng dụng công nghệ sinh học trong nông nghiệp.