Phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước

Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà vừa ký Quyết định 140/QĐ-TTg phê duyệt Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050.

lach-huyen-port.jpg
Cảng Lạch Huyện, Hải Phòng. Ảnh: ITN

Theo Quy hoạch có 5 nhóm cảng biển gồm:

Nhóm cảng biển số 1: gồm 5 cảng biển là cảng biển Hải Phòng, cảng biển Quảng Ninh, cảng biển Thái Bình, cảng biển Nam Định, cảng biển Ninh Bình.

Nhóm cảng biển số 2: gồm 6 cảng biển là cảng biển Thanh Hóa, cảng biển Nghệ An, cảng biển Hà Tĩnh, cảng biển Quảng Bình, cảng biển Quảng Trị và cảng biển Thừa Thiên Huế.

Nhóm cảng biển số 3: gồm 8 cảng biển là cảng biển Đà Nẵng (bao gồm cả huyện đảo Hoàng Sa), cảng biển Quảng Nam, cảng biển Quảng Ngãi, cảng biển Bình Định, cảng biển Phú Yên, cảng biển Khánh Hòa (bao gồm cả huyện đảo Trường Sa), cảng biển Ninh Thuận và cảng biển Bình Thuận.

Nhóm cảng biển số 4: gồm 5 cảng biển là cảng biển Thành phố Hồ Chí Minh, cảng biển Bà Rịa Vũng Tàu, cảng biển Đồng Nai, cảng biển Bình Dương và cảng biển Long An.

Nhóm cảng biển số 5: gồm 12 cảng biển là cảng biển Cần Thơ, cảng biển Tiền Giang, cảng biển Bến Tre, cảng biển Đồng Tháp, cảng biển An Giang, cảng biển Hậu Giang, cảng biển Vĩnh Long, cảng biển Trà Vinh, cảng biển Sóc Trăng, cảng biển Bạc Liêu, cảng biển Cà Mau và cảng biển Kiên Giang.

Quyết định nêu rõ mục tiêu và nội dung quy hoạch đối với từng nhóm cảng biển nêu trên. Trong đó, đối với nhóm cảng biển số 1, mục tiêu đến năm 2030, hàng hóa thông qua từ 322 triệu tấn đến 384 triệu tấn (trong đó hàng container từ 13 triệu TEU đến 16 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế); hành khách từ 281 nghìn lượt khách đến 302 nghìn lượt khách. Về kết cấu hạ tầng: có tổng số từ 111 bến cảng đến 120 bến cảng (gồm174 cầu cảng đến 191 cầu cảng).

Nhóm cảng biển số 2 mục tiêu đến 2030, hàng hóa thông qua từ 182 triệu tấn đến 251 triệu tấn (trong đó hàng container từ 0,4 triệu TEU đến 0,6 triệu TEU); hành khách từ 374 nghìn lượt khách đến 401 nghìn lượt khách. Về kết cấu hạ tầng: có tổng số từ 69 bến cảng đến 82 bến cảng (gồm 173 cầu cảng đến 207 cầu cảng).

Nhóm cảng biển số 3 mục tiêu đến 2030, hàng hóa thông qua từ 160 triệu tấn đến187 triệu tấn (trong đó hàng container từ 2,5 triệu TEU đến 3,1 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế); hành khách từ 3,4 triệu lượt khách đến 3,9 triệu lượt khách. Về kết cấu hạ tầng: có tổng số từ 80 bến cảng đến 83 bến cảng (gồm 176 cầu cảng đến 183 cầu cảng).

Nhóm cảng biển số 4 mục tiêu đến 2030, hàng hóa từ 500 triệu tấn đến 564 triệu tấn (trong đó hàng container từ 29 triệu TEU đến 33 triệu TEU, chưa bao gồm hàng container trung chuyển quốc tế); hành khách từ 2,8 triệu lượt khách đến 3,1 triệu lượt khách. Về kết cấu hạ tầng: có tổng số từ 146 bến cảng đến 152 bến cảng (gồm 292 cầu cảng đến 306 cầu cảng).

Nhóm cảng biển số 5 mục tiêu đến 2030, hàng hóa từ 86 triệu tấn đến 108 triệu tấn (trong đó hàng container đến năm 2030 từ 1,3 triệu TEU đến 1,8 triệu TEU); hành khách từ 10,5 triệu lượt khách đến 11,2 triệu lượt khách.Về kết cấu hạ tầng: có tổng số 85 bến cảng (gồm 160 cầu cảng đến 167 cầu cảng).

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 351.500 tỷ đồng

Nhu cầu vốn đầu tư hệ thống cảng biển đến năm 2030 khoảng 351.500 tỷ đồng gồm vốn đầu tư cho hạ tầng hàng hải công cộng khoảng 72.800 tỷ đồng và nhu cầu vốn đầu tư cho bến cảng khoảng 278.700 tỷ đồng (chỉ bao gồm các bến cảng kinh doanh dịch vụ xếp dỡ hàng hóa).

Tổng nhu cầu sử dụng đất theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 33.800 ha (bao gồm các khu vực phát triển cảng biển, khu bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ và các khu công nghiệp, logistics… gắn liền với cảng), trong đó cảng biển là 17.300 ha.

Tổng nhu cầu sử dụng mặt nước theo quy hoạch đến năm 2030 khoảng 606.000 ha (chưa bao gồm diện tích vùng nước khác trong phạm vi quản lý không bố trí công trình hàng hải là 900.000 ha).

Các dự án ưu tiên đầu tư

Quy hoạch nêu rõ, về kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, sẽ đầu tư xây dựng luồng sông Văn Úc - Nam Đồ Sơn và hệ thống đê chỉnh trị (giai đoạn khởi động); nâng cấp, mở rộng luồng hàng hải Hải Phòng (mở rộng kênh Hà Nam, đoạn luồng Lạch Huyện bao gồm vũng quay tàu); thiết lập, nạo vét luồng vào các cảng khu vực Cẩm Phả và khu neo chuyển tải Hòn Nét cho tàu 200.000 DWT; nâng cấp luồng hàng hải vào các bến cảng khu vực Nam Nghi Sơn, Thanh Hóa; cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Vũng Áng cho tàu đến 50.000 DWT và hệ thống đê chắn sóng (giai đoạn 2); cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Cửa Việt cho tàu đến 5.000 DWT và hệ thống đê chắn cát; cải tạo, nâng cấp luồng hàng hải Chân Mây cho tàu đến 70.000 DWT; đầu tư mở rộng đoạn cong chữ “S” luồng Cái Mép - Thị Vải.

Bên cạnh đó, đầu tư xây dựng hệ thống đê chắn cát luồng Diêm Điền, Cửa Gianh; đầu tư hoàn thiện kè bảo vệ bờ kênh Quan Chánh Bố bao gồm kè chỉnh trị; đầu tư xây dựng hạ tầng công cộng bến cảng ngoài khơi Trần Đề (luồng tàu, đê chắn sóng, cầu vượt biển); đầu tư các đèn biển tại các đảo, quần đảo thuộc chủ quyền Việt Nam, kết cấu hạ tầng phục vụ công tác bảo đảm an toàn hàng hải như: khu neo đậu tránh, trú bão, đài thông tin duyên hải, hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS), tàu chuyên dụng tìm kiếm cứu nạn hoạt động xa bờ; đầu tư xây dựng bến công vụ, cơ sở vật chất phục vụ nhiệm vụ quản lý nhà nước chuyên ngành.

Về bến cảng biển, sẽ đưa vào khai thác từ bến cảng số 3 đến bến cảng số 8 tại khu bến Lạch Huyện; các bến tại khu bến Liên Chiểu, các bến cảng chính thuộc cảng biển loại I; các bến cảng khách du lịch, bến khách quốc tế và các bến du thuyền gắn với các vùng động lực phát triển du lịch; các bến cảng quy mô lớn gắn trung tâm điện lực than, khí, xăng dầu, luyện kim; các bến phục vụ khu kinh tế ven biển; kêu gọi đầu tư các bến cảng tại các cảng biển tiềm năng Vân Phong và Trần Đề. Đầu tư bến khởi động khu bến Nam Đồ Sơn (Hải Phòng), các bến cảng tại khu vực Cái Mép hạ; bến cảng trung chuyển quốc tế Cần Giờ (Thành phố Hồ Chí Minh) và khu bến Trần Đề (Sóc Trăng).

Giải pháp thực hiện Quy hoạch

Quyết định nêu rõ, thực hiện các giải pháp quy hoạch theo Quyết định số 1579/QĐ-TTg ngày 22.9.2021, trong đó tập trung thực hiện các giải pháp sau:

Hoàn thiện cơ chế, chính sách về quản lý đầu tư, khai thác kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng, chuyên dùng từ nguồn vốn ngoài ngân sách nhà nước nhằm đảm bảo an toàn, an ninh hàng hải, khai thác có hiệu quả, đáp ứng nhu cầu phát triển chung của các cảng biển.

Xây dựng, ban hành cơ chế, chính sách sử dụng nguồn thu từ việc cho thuê khai thác kết cấu hạ tầng bến cảng biển được đầu tư bằng nguồn ngân sách nhà nước để xây dựng kết cấu hạ tầng hàng hải công cộng.

Rà soát, bổ sung, sửa đổi các quy định cụ thể về thu phí sử dụng hạ tầng cảng biển theo hướng không thu phí hạ tầng đối với việc gom, rút hàng bằng đường thủy nội địa nhằm đẩy mạnh năng lực vận tải thủy nội địa, giảm áp lực cho vận tải bằng đường bộ.

Hoàn thiện cơ chế tổ chức giám sát thực hiện quy hoạch theo hướng tăng cường vai trò của cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành trong hoạt động đầu tư cảng biển nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý quy hoạch.

Rà soát, sửa đổi, bổ sung hoàn thiện các quy định hiện hành về thống kê hàng hải đảm bảo tính khoa học, thống nhất, phục vụ kịp thời cho công tác quản lý nhà nước chuyên ngành, đáp ứng nhu cầu sử dụng thông tin của các tổ chức, cá nhân và yêu cầu hội nhập quốc tế. Nghiên cứu hình thành trung tâm dữ liệu chuyên ngành hàng hải, tăng cường ứng dụng khoa học, công nghệ thông tin để nâng cao hiệu quả, chất lượng công tác thống kê.

Rà soát, điều chỉnh các quy hoạch ngành có liên quan nhằm tận dụng tối đa việc sử dụng bãi sông phù hợp với những thay đổi về điều kiện tự nhiên, thủy hải văn, mực nước, lưu lượng lũ, khả năng thoát lũ hiện nay để mở rộng, gia tăng quỹ đất đầu tư xây dựng các dự án, công trình giao thông có mục đích công cộng (cảng đường thủy nội địa, cảng biển, cảng cạn và công trình phụ trợ như kho, bãi, nhà điều hành...); đáp ứng sự tăng trưởng về nhu cầu vận tải thông qua hệ thống đường thủy, hàng hải; phát huy lợi thế, tiềm năng của hệ thống sông kết nối đến các cảng biển, giảm tải cho hệ thống giao thông vận tải đường bộ.

Nghiên cứu cơ chế quản lý đầu tư, khai thác các khu vực chứa chất nạo vét tại các cảng biển. Ưu tiên các khu vực định hướng quy hoạch cảng biển để chứa chất nạo vét, tạo mặt bằng cảng biển nhằm tận dụng tối đa tài nguyên.

Rà soát, sửa đổi và ban hành chính sách khuyến khích đầu tư cảng biển có mô hình cảng xanh, thông minh, sử dụng công nghệ và nhiên liệu sạch, các bến cảng, bến cảng du lịch (bến khách, bến du thuyền) gắn kết chặt chẽ với vùng động lực về du lịch và hệ thống khu du lịch. Ứng dụng công nghệ tiên tiến, giảm phát thải theo quy định. Nghiên cứu và phát triển công nghệ sử dụng điện, năng lượng xanh, giảm phát thải. Nâng cao khả năng thu gom nước thải, rác thải tại các cảng bến, cơ sở đóng mới và sửa chữa tàu, phương tiện vận tải thích ứng với biến đổi khí hậu và cam kết phát thải ròng về "0" vào 2050.

Nghiên cứu, xem xét nhà nước đầu tư một số bến cảng chính, quan trọng cần thiết phải nắm giữ, quản lý trong quá trình kêu gọi, thu hút, xem xét chủ trương đầu tư các dự án đầu tư xây dựng cảng biển.

Giao thông

Phòng Cảnh sát giao thông (Công an TP. Huế) lắp đặt biển tuyên truyền về mức xử phạt mới theo Nghị định 168.
Giao thông

Thay đổi rõ ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông

Sau hơn 2 tuần thực hiện Nghị định 168, trên địa bàn các tỉnh, thành phố như: Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng, Quảng Nam, cùng với đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật, lực lượng chức năng các địa phương đã ra quân tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông… ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông đã thay đổi rõ rệt; tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược chiều hay số vụ tai nạn giao thông đường bộ đều giảm xuống.

TP. Hồ Chí Minh không để bến xe ách tắc dịp Tết
Giao thông

TP. Hồ Chí Minh không để bến xe ách tắc dịp Tết

Để đáp ứng nhu cầu đi lại của người dân dịp cận Tết Nguyên đán Ất Tỵ 2025, cũng như bảo đảm tình hình giao thông, các bến xe liên tỉnh trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh đã chuẩn bị sẵn sàng phương án phục vụ hành khách, không để ách tắc.

Cử tri Nguyễn Thế Dân
Giao thông

Xây dựng văn hóa tham gia giao thông văn minh

Sau 2 tuần áp dụng thực hiện Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực trật tự, an toàn giao thông đường bộ cho thấy, ý thức chấp hành của người dân tốt hơn: tình trạng người điều khiển phương tiện vượt đèn đỏ, đi trên vỉa hè, đi ngược chiều; tai nạn giao thông đã giảm rõ rệt. Cử tri cho rằng: Nghị định số 168 đã tạo ra hiệu ứng tích cực, giúp cho ý thức chấp hành tín hiệu đèn giao thông của người dân tăng lên, từ đó hình thành thói quen tham gia giao thông văn minh.

Thay đổi thái độ, hành vi của người tham gia giao thông
Giao thông

Thay đổi thái độ, hành vi của người tham gia giao thông

Theo Phó Chủ tịch chuyên trách Ủy ban An toàn giao thông Quốc gia Lê Kim Thành, các văn bản quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ, Luật Đường bộ đồng loạt được ban hành, có hiệu lực từ 1.1.2025 có tác động rất lớn, rộng khắp trên toàn quốc; làm thay đổi thái độ, hành vi của người tham gia giao thông theo hướng tích cực…

Nghị định số 168 - vì lợi ích toàn xã hội và hạnh phúc người dân
Giao thông

Nghị định số 168 - vì lợi ích toàn xã hội và hạnh phúc người dân

ThS. Nguyễn Vân Hậu

Dư luận cử tri và Nhân dân rất đồng tình, ủng hộ việc ban hành và thi hành Nghị định số 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ nhằm lập lại trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ, giảm thương vong và thiệt hại tài sản của dân, của Nhà nước; kiến nghị các cơ quan chức năng tăng cường đầu tư, nâng cấp đồng bộ các kết cấu hạ tầng giao thông. Đồng thời, có cơ chế giám sát chặt chẽ, xử lý nghiêm, thông tin minh bạch các hành vi tiêu cực, tham nhũng của cả lực lượng thực thi pháp luật và người đưa hối lộ, mãi lộ.

Nghị định 168: Giải pháp quan trọng xây dựng nền giao thông văn minh, hiện đại
Giao thông

Nghị định 168: Giải pháp quan trọng xây dựng nền giao thông văn minh, hiện đại

Sau hơn hai tuần kể từ khi Luật Trật tự an toàn giao thông đường bộ có hiệu lực, đặc biệt là triển khai Nghị định 168/2024/NĐ-CP của Chính phủ, tình hình giao thông trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh đã có nhiều chuyển biến tích cực, ý thức tham gia giao thông của người dân đã nâng cao rõ rệt.

Đà Nẵng: Nghị định 168 mang hiệu ứng tích cực, kéo giảm số vụ tai nạn giao thông
Xã hội

Đà Nẵng: Nghị định 168 mang hiệu ứng tích cực, kéo giảm số vụ tai nạn giao thông

Sau hơn 2 tuần triển khai thực hiện Nghị định 168 trên địa bàn TP. Đà Nẵng, ý thức chấp hành luật của người tham gia giao thông đã có sự thay đổi rõ rệt. Tình trạng vượt đèn đỏ, đi ngược chiều hay số vụ tai nạn giao thông đường bộ đều giảm. Cùng với việc tăng cường tuần tra kiểm soát, xử lý vi phạm trật tự an toàn giao thông thì lực lượng chức năng còn đẩy mạnh việc tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về trật tự an toàn giao thông nhằm nâng cao nhận thức cho người dân.

TP. Hà Nội: Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người tham gia giao thông
Giao thông

TP. Hà Nội: Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật về giao thông đường bộ của người tham gia giao thông

Theo số liệu của Phòng Cảnh sát giao thông (CSGT) Công an TP. Hà Nội, sau nửa tháng thực hiện Nghị định 168/2024/NĐ-CP (từ ngày 1.1.2025 đến ngày 15.1.2025), lực lượng CSGT Thủ đô đã xử lý 12.267 trường hợp, phạt tiền trên 30,5 tỷ đồng; tạm giữ 3.525 phương tiện, tước 609 giấy phép lái xe (GPLX); trừ điểm GPLX 1.261 trường hợp...

Hải Dương: Bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị dịp Tết Nguyên đán 2025
Giao thông

Hải Dương: Bảo đảm an toàn giao thông, mỹ quan đô thị dịp Tết Nguyên đán 2025

UBND tỉnh Hải Dương vừa ban hành công văn số 224/UBND-VP yêu cầu Sở Tài nguyên và Môi trường; UBND các huyện, thị xã, thành phố; Ban Quản lý dự án đầu tư xây dựng tỉnh; Các chủ đầu tư dự án bảo đảm trật tự an toàn giao thông, mỹ quan đô thị trong dịp Tết Nguyên đán năm 2025 đối với các dự án đầu tư xây dựng.

Nghệ An: Nghị định 168 và những tác động bước đầu đến trật tự, an toàn giao thông
Giao thông

Nghệ An: Nghị định 168 và những tác động bước đầu đến trật tự, an toàn giao thông

Sau hai tuần thực hiện Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ và Nghị định số 168/2024/NĐ-CP, tỉnh Nghệ An đã đạt những kết quả tích cực khi phần lớn người dân nghiêm túc chấp hành các quy định về bảo đảm an toàn giao thông (ATGT). Đây được coi là bước khởi đầu quan trọng trong việc nâng cao ý thức của người dân.