Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương:

Phát triển văn hóa gắn với đặc thù đô thị di sản

Các đại biểu thống nhất với sự cần thiết thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương và nhấn mạnh, việc phát triển kinh tế - xã hội TP. Huế phải đặt trong yêu cầu bảo tồn giá trị di sản, giá trị văn hóa. Do vậy, có ý kiến đề nghị, xem xét thiết kế trong Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu phát triển văn hóa gắn với đặc thù đô thị di sản để quá trình phát triển không phá vỡ không gian di sản.

khac-dinh.jpg
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định điều hành phiên họp. Ảnh: Quang Khánh

Chiều nay, 21.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định, Quốc hội đã cho ý kiến về Đề án thành lập thành phố Huế trực thuộc Trung ương.

Bảo tồn phải là cốt lõi

ĐBQH Dương Văn Phước (Quảng Nam) nêu rõ, với tính chất là đô thị di sản, là vùng đất có bề dày lịch sử văn hóa, việc nâng thành phố Huế trực thuộc Trung ương là cơ hội để địa phương phát triển, nhưng vẫn giữ được nét riêng có của xứ Huế.

van-phuoc.jpg
Đại biểu Quốc hội Dương Văn Phước (Quảng Nam) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Đại biểu cho biết, từ thực tiễn sau khi thành lập thành phố trực thuộc Trung ương như Đà Nẵng và Cần Thơ, thì các địa phương đã có sự phát triển vượt bậc, bộ mặt đô thị thay đổi hoàn toàn, tiềm năng phát triển kinh tế phát huy tối đa. Đây cũng là cơ sở để khi TP. Huế trực thuộc Trung ương sẽ có sự thay đổi tích cực trong phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm an ninh - quốc phòng, giữ gìn phát huy các giá trị di sản văn hóa cố đô.

ĐBQH Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) nêu rõ, TP. Huế trực thuộc Trung ương là nguyện vọng, khao khát gần 30 năm nay của nhân dân Huế; có cơ sở chính trị vững chắc, có đủ cơ sở pháp lý và đầy đủ các tiêu chí như quy định để TP. Huế trực thuộc Trung ương, đặc biệt là có cơ sở thực tiễn rất phong phú.

anh-tri.jpg
Đại biểu Quốc hội Nguyễn Anh Trí (Hà Nội) phát biểu. Ảnh: Quang Khánh

Tuy nhiên, khi TP. Huế trực thuộc Trung ương, đại biểu Nguyễn Anh Trí nhấn mạnh phải phát huy cho được giá trị di sản cố đô, đây là nguồn tài sản vô giá về vật chất và tinh thần của cha ông để lại và phải giữ gìn cho được bản sắc văn hóa Huế.

Đại biểu Dương Văn Phước cho rằng, để bảo đảm TP. Huế trực thuộc Trung ương và phát triển bền vững, thì phải làm sao giải quyết được bài toán giữa bảo tồn và phát triển. Theo đó, bảo tồn phải là cốt lõi với đặc thù đô thị di sản là cố đô với nhiều nét đặc trưng riêng có đã làm nên xứ Huế hôm nay.

Việc phát triển kinh tế - xã hội TP. Huế phải đặt trong yêu cầu bảo tồn giá trị di sản, giá trị văn hóa. Nhấn mạnh như vậy, đại biểu đề nghị, nghiên cứu thiết kế trong Nghị quyết của Quốc hội yêu cầu phát triển văn hóa gắn với đặc thù đô thị di sản để quá trình phát triển không phá vỡ không gian di sản.

Một trong những yêu cầu lớn để bảo tồn di sản cố đô Huế là di dân, giãn dân ở đại nội kinh thành Huế. Đây là nhiệm vụ cực kỳ phức tạp, khó khăn, đòi hỏi nguồn lực rất lớn và trải qua nhiều giai đoạn. Huế đã hoàn thành tốt công tác di dân, tái định cư giai đoạn 1 với 5.000 hộ dân, tuy nhiên vẫn còn hơn 700 hộ dân trong giai đoạn 2. Do vậy, đại biểu đề nghị Trung ương có sự hỗ trợ, đồng lòng cùng với Thừa Thiên Huế hoàn thành yêu cầu đặt ra, sớm trả lại nguyên trạng không gian cố đô Huế.

Cùng với việc thành lập TP. Huế trực thuộc Trung ương, đại biểu cũng đề nghị cần có cơ chế đặc thù, vượt trội phù hợp với thực tiễn để TP. Huế phát triển nhanh, mạnh, bền vững trong thời gian tới.

Cả nước vì Huế, Huế vì cả nước

ĐBQH Lê Trường Lưu (Thừa Thiên Huế) cũng nhấn mạnh, với mô hình đô thị lựa chọn là đô thị di sản, sinh thái, cảnh quan thân thiện với môi trường, thông minh, không phát triển dân cư, nhà cửa mật độ cao, giải quyết hài hòa giữa bài toán bảo tồn và phát triển sẽ tạo điều kiện cho Huế giữ gìn, bảo tồn và phát huy di sản đặc sắc của thế giới và cả nước, giữ gìn bản sắc văn hóa.

Trong vai trò Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thừa Thiên Huế, đại biểu Lê Trường Lưu cũng khẳng định: “Chúng tôi sẽ nỗ lực đầu tư nâng chuẩn đô thị đi đôi với bảo tồn và phát huy giá trị di sản, phát triển kinh tế - xã hội, nhất là du lịch, công nghiệp sạch, công nghiệp văn hóa, công nghệ thông tin, phát triển nguồn nhân lực, xây dựng TP. Huế xứng tầm và đáp ứng yêu cầu, sự tin tưởng của các đại biểu Quốc hội cũng như chỉ đạo của Tổng Bí thư Tô Lâm, đó là “cả nước vì Huế, Huế vì cả nước”.

Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã chủ trì hội nghị làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh làm việc với Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam

Chiều 13.12, tại Nhà Quốc hội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh chủ trì Hội nghị làm việc với tập thể lãnh đạo, cán bộ, công chức, viên chức, người lao động của Viện Nghiên cứu lập pháp và Truyền hình Quốc hội Việt Nam.

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị
Thời sự Quốc hội

Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị

Sáng 12.12, tại Nhà Quốc hội, Viện Nghiên cứu lập pháp đã phối hợp với Ban Chủ nhiệm Đề tài khoa học cấp bộ “Tiếp tục hoàn thiện quy trình xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật nhằm định hướng sửa đổi Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật” tổ chức Hội thảo lập Chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, thực trạng và kiến nghị.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh tặng hoa chúc mừng tập thể Liên minh HTX Việt Nam
Thời sự Quốc hội

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã và trao giải thưởng Mai An Tiêm

Tối 11.12, tại Nhà hát Quân đội, Hà Nội, Ủy viên Trung ương Đảng, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Thanh đã tham dự Lễ tôn vinh sản phẩm tiêu biểu của hợp tác xã (HTX) và trao giải thưởng Mai An Tiêm lần thứ nhất năm 2024. Sự kiện do Liên minh Hợp tác xã Việt Nam chủ trì tổ chức.

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”
Chính trị

Hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo”

Ngày 11.12, tại TP. Đà Nẵng, Ban Công tác đại biểu phối hợp cùng Văn phòng Quốc hội và Đại sứ quán Anh tổ chức hội nghị bồi dưỡng “Trí tuệ nhân tạo và việc hoàn thiện chính sách, pháp luật về trí tuệ nhân tạo” cho các đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân.