Phát triển văn hóa đọc, xây dựng xã hội học tập

Vụ trưởng Vụ Thư viện (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) KIỀU THÚY NGA cho biết, năm 2024, nhiều hoạt động hưởng ứng phong trào đọc sách trong cộng đồng đã được triển khai, điển hình là cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc. Cuộc thi đã góp phần khơi dậy đam mê đọc sách và phong trào đọc sách, xây dựng xã hội học tập ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Khơi dậy đam mê đọc sách trong giới trẻ

- Thời gian qua, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc đã tạo được sức lan tỏa và ý nghĩa thực tiễn ra sao, thưa bà?

ktn.jpg
Vụ trưởng Vụ Thư viện Kiều Thúy Nga

- Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc là một trong những hoạt động tiêu biểu triển khai Quyết định số 329/QĐ-TTg 15.3.2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án "Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng đến năm 2020, định hướng đến năm 2030". Được triển khai từ năm 2019, qua 4 lần tổ chức (2019 - 2022), cuộc thi đã thu hút hơn 3,5 triệu lượt thí sinh tham dự. Số lượng thí sinh tăng mạnh theo mỗi kỳ tổ chức đã phần nào khẳng định sức lan tỏa của cuộc thi.

Năm 2023, thực hiện chỉ đạo của lãnh đạo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, Hội nghị tổng kết, đánh giá kết quả triển khai thực hiện cuộc thi đã được tổ chức. Nhìn chung, các thư viện và trung tâm thông tin - thư viện trong toàn quốc mong muốn tổ chức cuộc thi này để thu hút sự tham gia của người đọc, đặc biệt là học sinh, sinh viên, người trẻ, qua đó khơi dậy đam mê cũng như phong trào đọc sách, xây dựng xã hội học tập ở các cơ quan, đơn vị, địa phương.

Bằng sự sáng tạo, trí tưởng tượng, người dự thi đã chia sẻ kinh nghiệm đọc sách hiệu quả và biện pháp khuyến đọc cụ thể, phù hợp với từng độ tuổi và có ý nghĩa thực tiễn cao.

nhat.jpg
Ban tổ chức trao giải Nhất cho các tác giả tại Cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024

- Tinh thần này được tiếp nối trong cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 như thế nào?

- Theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về tiếp tục thực hiện Đề án Phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng giai đoạn 2021 - 2025, cuộc thi Đại sứ Văn hóa đọc năm 2024 chú trọng đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số, phát huy tính sáng tạo, đa dạng hóa hình thức đọc sách, đổi mới phương thức tuyên truyền, truyền thông về văn hóa đọc.

Với tinh thần đó, chúng tôi mong muốn thông qua việc giới thiệu các cuốn sách thúc đẩy lối sống tích cực, trách nhiệm với bản thân, gia đình, cộng đồng và xã hội; lan tỏa tình yêu với sách, phát triển văn hóa đọc, kỹ năng đọc sách và xây dựng xã hội học tập, từ đó khơi dậy khát vọng cống hiến, phát triển đất nước.

Khẳng định thương hiệu của thư viện và ngành văn hóa

- Bước sang năm thứ 5, cuộc thi ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ các trường học, gia đình, tổ chức xã hội… cho thấy những thay đổi trong nhận thức của cộng đồng yêu sách về sự cần thiết phát triển văn hóa đọc. Bà có thể chia sẻ khái quát quá trình này?

- Khởi động từ tháng 3, cuộc thi được tổ chức theo hai vòng. Vòng Sơ khảo tại Bộ Quốc phòng, các tỉnh/thành phố, Hội Người mù Việt Nam, các trường đại học/học viện, từ tháng 4 - 30.6. Vòng Chung kết do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức từ 1.7 - 31.10. Có 515/1.686.865 bài dự thi đã được lựa chọn vào vòng Chung kết. Bài viết, video, các cuốn sách được giới thiệu đều mang tính thời sự và có giá trị cao trong công tác tuyên truyền, giới thiệu sách gắn với chủ đề cuộc thi năm nay.

So với năm 2022, số lượng bài dự thi, số lượng cơ sở giáo dục có học sinh tham gia tăng lên. Hầu hết bài dự thi ở cả hai hình thức đều thực hiện tốt yêu cầu, thể lệ cuộc thi. Các cuốn sách được giới thiệu là những cuốn sách gần gũi, quen thuộc, nhiều cuốn mới xuất bản, tỷ lệ sách Việt Nam cao.

vhd.jpg
Trao 4 Danh hiệu Đại sứ Văn hóa đọc tiêu biểu năm 2024

Cuộc thi cũng nhận được sự quan tâm từ các bậc phụ huynh học sinh và các thầy, cô giáo. Nhiều nhà trường, gia đình đã đầu tư bài dự thi công phu, bảo đảm về nội dung và kĩ thuật, có tác dụng giáo dục lớn và tạo hiệu ứng tốt đối với người xem. Đặc biệt, tại nhiều trường, các thầy, cô giáo đã hướng dẫn để học sinh, sinh viên xây dựng kế hoạch và biện pháp phát triển văn hóa đọc cụ thể, có tính khả thi.

Nhiều bài dự thi chất lượng với những câu chuyện cảm động; các tác phẩm có giá trị khoa học và nghệ thuật được thí sinh chuyển tải đến bạn bè và cộng đồng. Các em đã thể hiện niềm say mê, tâm huyết để thực hiện bài dự thi một cách công phu, trang trọng và đẹp mắt. Một số bài thi sử dụng ngôn ngữ ký hiệu khiến khả năng lan tỏa lớn hơn. Các sáng kiến, kinh nghiệm phát triển văn hóa đọc phù hợp với lứa tuổi các em, nhiều sáng kiến thiết thực và khả thi.

- Bà đánh giá thế nào về tác động tích cực và giá trị mà cuộc thi mang lại cho cộng đồng?

- Qua các bài dự thi có thể nhận thấy, văn hóa đọc đã có tác động lớn đến việc hình thành trí tuệ, nhận thức, nhân cách của học sinh, sinh viên. Lòng nhân ái, vị tha, biết quan tâm đến người khác đã được hình thành và nuôi dưỡng từ việc đọc sách. Một số học sinh, sinh viên đã âm thầm trở thành những đại sứ văn hóa đọc đem sách và tình yêu sách đến với những hoàn cảnh khó khăn trong cộng đồng.

Giá trị lớn nhất mà cuộc thi mang lại là góp phần phát triển văn hóa đọc trong nhà trường, cộng đồng một cách sâu và rộng. Cuộc thi không chỉ là sân chơi cho học sinh, sinh viên trên toàn quốc mà hơn hết mang lại ý nghĩa tích cực cho xã hội, thực sự là thương hiệu của thư viện và ngành văn hóa. Hy vọng những năm sau, cuộc thi nhận được sự tham gia đông đảo hơn của người yêu sách và kỳ vọng sẽ có những bài viết, video hay hơn, chất lượng hơn.

- Xin cảm ơn bà!

Văn hóa - Thể thao

Du khách tham quan Bảo vật Quốc gia bia Vĩnh Lăng
Văn hóa - Thể thao

Cố đô Lam Kinh - Điểm đến hấp dẫn

Khu di tích Quốc gia đặc biệt Lam Kinh, cố đô của triều Hậu Lê, hiện là một điểm đến hấp dẫn của tỉnh Thanh Hóa. Dự tính năm 2024, di tích này đón khoảng 320.000 lượt khách, trong đó có hơn 2.500 khách quốc tế, vượt 14,2% kế hoạch.

Toàn cảnh gặp mặt báo chí sáng 2.12. Ảnh: Phú Sơn
Văn hóa - Thể thao

Trao 35 giải cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15

Cuộc thi viết “Những tấm gương bình dị mà cao quý” lần thứ 15 (năm 2023 - 2024) với chủ đề “Dấu ấn bộ đội thời bình” do Báo Quân đội nhân dân, Vụ Báo chí - Xuất bản/Ban Tuyên giáo Trung ương, NXB Quân đội nhân dân và Ngân hàng TMCP Bắc Á phối hợp tổ chức sẽ trao giải thưởng cho 35 tác phẩm xuất sắc.

Phối cảnh sân khấu Lễ kỷ niệm 60 năm chiến thắng Bình Giã
Văn hóa - Thể thao

60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã

Vào 19h ngày 2.12, tại Tượng đài Chiến thắng Bình Giã, thị trấn Ngãi Giao, huyện Châu Đức (Bà Rịa - Vũng Tàu) sẽ diễn ra chương trình nghệ thuật "60 năm Bản hùng ca chiến thắng Bình Giã". Sự kiện nằm trong khuôn khổ Lễ kỷ niệm 60 năm Chiến thắng Bình Giã (2.12.1964 - 2.12.2024). 

Trải qua 20 mùa tham dự giải vô địch quốc gia của bóng chuyền nữ Việt Nam, VTV Bình Điền Long An có 5 lần lên ngôi vô địch quốc gia. Ảnh: ITN
Văn hóa - Thể thao

Đội bóng chuyền nữ VTV Bình Điền Long An và hành trình “20 năm Vững bước - Hướng tương lai”

Vừa qua, nhà đương kim vô địch Bóng chuyền nữ Việt Nam VTV Bình Điền Long An tổ chức Lễ kỷ niệm 20 năm thành lập. Đây là sự kiện để những người làm bóng chuyền VTV Bình Điền Long An ôn lại chặng đường 20 năm về sự trưởng thành của đội trong làng bóng chuyền và thể thao Việt Nam nói chung.

Cần tạo điều kiện cho người trẻ có trình độ, có thực tiễn, đam mê sáng tạo
Văn hóa - Thể thao

Nuôi dưỡng "những viên ngọc trong đá"

Theo nhà nghiên cứu, lý luận âm nhạc NGUYỄN QUANG LONG, nếu như nghệ nhân lớn tuổi giàu kinh nghiệm được ví như “báu vật sống” thì những người trẻ giống viên ngọc còn ẩn mình trong đá. Để tỏa sáng, họ cần thời gian, sự kiên trì và sáng tạo.

“Phiên chợ vùng cao - Chào năm mới 2025” tái hiện không gian văn hóa đậm sắc màu các dân tộc vùng cao. Nguồn: LVH
Văn hóa

Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025

Từ ngày 1.12.2024 - 1.1.2025, tại Làng Văn hóa - Du lịch các dân tộc Việt Nam sẽ diễn ra các hoạt động với chủ đề “Chợ phiên vùng cao - Chào năm mới 2025”, giới thiệu nét văn hóa đầu xuân với các nghi lễ, lễ hội, phong tục tập quán các dân tộc.

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai
Văn hóa - Thể thao

Văn hóa ẩm thực Hà Nội - Di sản và tương lai

Ẩm thực Hà Nội xưa và nay đã có nhiều thay đổi. Sự giao thoa văn hóa, biến chuyển xã hội đã mang đến những hương vị mới. Vừa giữ gìn bản sắc, vừa đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng hiện đại là câu hỏi được đặt ra khi đẩy mạnh khai thác giá trị ẩm thực trong công nghiệp văn hóa.

Toàn cảnh hội thảo. Nguồn: CLB Nhà báo Thành Nam
Văn hóa

Hội thảo khoa học về Huyền Trân công chúa

Với mục đích làm sáng tỏ cuộc đời và những đóng góp của Huyền Trân công chúa với đất nước, với Phật giáo Việt Nam, hội thảo khoa học "Huyền Trân Công chúa: Cuộc đời và giai thoại" đã được tổ chức ngày 30.11 tại TP. Nam Định.

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới
Văn hóa

Vun đắp giá trị gia đình Việt Nam thời kỳ mới

Thời kỳ hội nhập và toàn cầu hóa, xã hội Việt Nam trải qua nhiều thay đổi về mọi mặt, từ kinh tế, văn hóa, đến lối sống... Việc xây dựng, vun đắp và duy trì các giá trị gia đình trở nên vô cùng quan trọng, không chỉ với cá nhân mà còn là nền tảng của sự phát triển đất nước bền vững.