Phiên họp thứ 33 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội

Phát triển tỉnh Nghệ An toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm

Tiếp tục chương trình phiên họp thứ 33, chiều nay, 14.5, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho ý kiến về dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Phát triển tỉnh Nghệ An toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Tạo tiền đề phát triển Nghệ An nhanh, bền vững

Theo Báo cáo dự thảo Nghị quyết, việc xây dựng bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù để thể chế hóa Nghị quyết số 39-NQ/TW ngày 18.7.2023 của Bộ Chính trị nhằm phát huy mọi tiềm năng, lợi thế để phát triển tỉnh Nghệ An nhanh và bền vững, phấn đấu thực hiện mục tiêu của Bộ Chính trị đề ra.

Tiếp thu ý kiến của Đảng đoàn Quốc hội và các Ủy ban của Quốc hội, dự thảo Nghị quyết đã thêm cụm từ “bổ sung” vào tên gọi Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An để phân biệt với Nghị quyết số 36/2021/QH15.

Phát triển tỉnh Nghệ An toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm -0
Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Dự thảo Nghị quyết quy định 4 nhóm lĩnh vực với tổng số 16 chính sách, bao gồm: quản lý tài chính - ngân sách nhà nước (5 chính sách); quản lý đầu tư (7 chính sách); quản lý đô thị, tài nguyên rừng (2 chính sách); tổ chức bộ máy và biên chế (2 chính sách).

Cụ thể, UBND tỉnh Nghệ An có không quá 5 Phó Chủ tịch (khoản 1 điều 6 Dự thảo Nghị quyết). HĐND Thành phố Vinh được thành lập 3 Ban, gồm: Ban Pháp chế, Ban Kinh tế - Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội. HĐND Thành phố Vinh có không quá 2 Phó Chủ tịch và không quá 8 đại biểu hoạt động chuyên trách. UBND Thành phố Vinh có không quá 4 Phó Chủ tịch.

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ về dự thảo Nghị quyết, Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh nêu rõ, căn cứ Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị về xây dựng và phát triển tỉnh Nghệ An đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, Nghị quyết số 45/2024/UBTVQH15 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, qua tổng kết Nghị quyết số 39-NQ/TW của Bộ Chính trị, đánh giá kết quả thực hiện Nghị quyết số 36/2021/QH15 của Quốc hội và theo Báo cáo của Chính phủ cho thấy, các quy định hiện hành chưa đủ động lực để tạo bước đột phá trong phát triển, chưa bao quát hết các vấn đề phát sinh cần có cơ chế đặc thù.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đưa vào Nghị quyết những chính sách đã rõ về căn cứ thực tiễn và nội hàm, tránh tạo xung đột pháp luật không cần thiết
Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính - Ngân sách Lê Quang Mạnh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Để tạo tiền đề cho phát triển tỉnh Nghệ An trong những năm tiếp theo, cần nghiên cứu, sửa đổi, hoàn thiện một bước các cơ chế, chính sách đặc thù. 

Vì vậy, Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách cho rằng, việc Chính phủ trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến để Quốc hội xem xét, quyết định đối với Dự thảo Nghị quyết của Quốc hội về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An là có căn cứ chính trị, căn cứ pháp lý và đúng thẩm quyền.

Hồ sơ Dự thảo Nghị quyết đã cơ bản đủ điều kiện trình Quốc hội tại Kỳ họp thứ Bảy, song để có căn cứ vững chắc cho việc xem xét, quyết định, đề nghị Báo cáo đánh giá tác động cần: cụ thể hơn cả về mặt tích cực và cả những thách thức, nhất là đối với các chính sách tác động đến thu, chi ngân sách nhà nước, đến nguồn lực bảo đảm thực hiện chính sách; chi tiết hơn về kết quả đầu ra.

Về tổ chức bộ máy đối với Thành phố Vinh (khoản 2 Điều 6), Thường trực Ủy ban Tài chính - Ngân sách đề nghị, cân nhắc nội dung này để bảo đảm quy định tăng thêm số lượng bộ máy chính quyền của HĐND cho Thành phố Vinh phải gắn với việc mở rộng địa giới đơn vị hành chính, phù hợp với mục tiêu của Nghị quyết số 37-NQ/TW và Kết luận số 48-KL/TW của Bộ Chính trị về tinh gọn bộ máy, tinh giản biên chế, hoạt động hiệu lực, hiệu quả; cần quy định rõ nội dung, chức năng, nhiệm vụ được phân công tăng thêm, từ đó, làm rõ sự cần thiết phải ban hành chính sách đặc thù này. Việc thay đổi, mở rộng về bộ máy chính quyền, đề nghị cần phải báo cáo Bộ Chính trị theo quy định trước khi thực hiện.

Quy định về phân cấp, giao quyền phải gắn với trình tự, thủ tục

Ủy ban Thường vụ Quốc hội tán thành sự cần thiết và cơ bản thống nhất trình Quốc hội hồ sơ dự thảo Nghị quyết về thí điểm bổ sung một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển tỉnh Nghệ An.

Phát biểu tại phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Khắc Định đánh giá cao dự thảo Nghị quyết trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã được chuẩn bị tương đối tốt, so với bản dự thảo trình Đảng đoàn Quốc hội trước đó, đã tiếp thu nhiều ý kiến và nội dung cơ bản đầy đủ. Phó Chủ tịch Quốc hội cũng thống nhất với tên gọi đây là Nghị quyết bổ sung chính sách và thực hiện thí điểm trong thời hạn 5 năm; cơ bản đồng tình với các nội dung trong dự thảo Nghị quyết.

Liên quan đến khoản 2, Điều 4 về thẩm quyền quyết định lựa chọn áp dụng tiêu chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế kỹ thuật, Phó Chủ tịch Quốc hội cho rằng, từ ngữ thiết kế trong dự thảo Nghị quyết chưa được rõ ràng, phạm vi quá rộng, thiếu cụ thể. Bên cạnh đó, đề nghị rà soát kỹ lưỡng toàn bộ các quy định vì hiện nay trong dự thảo Nghị quyết đang phân cấp và giao quyền cho tỉnh Nghệ An rất nhiều công việc, nhưng phân cấp và giao quyền phải gắn với trình tự, thủ tục nếu không sau này sẽ rất vướng. Những nội dung có thể quy định ngay trong dự thảo Nghị quyết thì cần sớm bổ sung; còn lại có thể giao Chính phủ quy định các thủ tục để thực hiện những điều khoản về phân cấp, giao quyền trong dự thảo Nghị quyết.

Phát triển tỉnh Nghệ An toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm -0
Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh phát biểu. Ảnh: Hồ Long

Bày tỏ đồng tình với các quy định về tổ chức bộ máy, Trưởng Ban Công tác đại biểu Nguyễn Thị Thanh cho biết, Nghệ An là tỉnh có diện tích tự nhiên rộng, dân số đông, địa hình phức tạp. Khi có cơ chế đặc thù thì sẽ có thêm nhiều công việc cần triển khai và thực hiện, do đó, việc tăng thêm 1 Phó Chủ tịch UBND tỉnh là hợp lý.

Đối với chính sách HĐND Thành phố Vinh được thành lập 3 Ban và HĐND Thành phố không quá 8 đại biểu hoạt động chuyên trách Trưởng Ban Công tác đại biểu đề nghị làm rõ hơn việc Thành phố được giao thêm nhiệm vụ, được phân cấp như thế nào để dẫn đến việc tăng cường hoạt động của HĐND và có số lượng đại biểu HĐND hoạt động chuyên trách không quá 8 người.

Hiện nay dự thảo Nghị quyết cũng quy định Thường trực HĐND tỉnh Nghệ An quyết định điều chỉnh chủ trương đầu tư đối với các dự án đầu tư công nhóm B, nhóm C quy định tại Luật Đầu tư công và báo cáo HĐND tỉnh tại kỳ họp gần nhất. Đồng tình với nội dung này, Trưởng Ban Công tác đại biểu cho biết, chính sách tương tự dự thảo Luật Thủ đô (sửa đổi). Mặt khác, cũng nhiều địa phương có ý kiến đề xuất sửa đổi Nghị quyết số 629/2019/UBTVQH14 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội hướng dẫn hoạt động của HĐND theo hướng quy định tăng thêm quyền của Thường trực HĐND.

Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn: Đưa vào Nghị quyết những chính sách đã rõ về căn cứ thực tiễn và nội hàm, tránh tạo xung đột pháp luật không cần thiết
Các đại biểu dự phiên họp. Ảnh: Hồ Long

Kết luận phiên họp, Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải đề nghị Chính phủ nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của Ủy ban Thường vụ Quốc hội, cơ quan thẩm tra để hoàn thiện hồ sơ dự thảo Nghị quyết bảo đảm chất lượng trình Quốc hội.

Trong đó, tiếp tục rà soát, thể chế hóa đầy đủ các chủ trương của Đảng, đặc biệt là Nghị quyết 39 của Bộ Chính trị; hoàn thiện dự thảo Nghị quyết để phát triển Nghệ An toàn diện, có trọng tâm, trọng điểm, kinh tế phát triển nhanh và bền vững, mang đậm đà bản sắc văn hóa xứ Nghệ; đẩy mạnh phát triển kinh tế biển, kinh tế số, kinh tế cửa khẩu, đưa Nghệ An trở thành một trong những động lực phát triển của khu vực Bắc Trung bộ. Đồng thời, có cơ chế chính sách vượt trội để phát triển Thành phố Vinh trở thành trung tâm kinh tế - văn hóa của cả vùng Bắc Trung bộ.

Thời sự Quốc hội

toàn cảnh Phiên họp
Thời sự Quốc hội

Làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm tiến độ giai đoạn 1 dự án cảng hàng không Long Thành

Cho ý kiến về việc điều chỉnh chủ trương đầu tư Dự án Cảng hàng không quốc tế Long Thành tại phiên họp chiều nay, 6.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ làm rõ nguyên nhân, trách nhiệm trong việc chậm tiến độ giai đoạn 1 của dự án, phân kỳ dự án chưa phù hợp, phải điều chỉnh tất cả các công đoạn từ giai đoạn 3 sang giai đoạn 1.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết

Thống nhất cần có chính sách vượt trội, đặc biệt để thực hiện dự án, tuy nhiên để bảo đảm khả thi, tăng tính thuyết phục khi cho ý kiến về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam tại phiên họp chiều nay, 6.11, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị Chính phủ rà soát lại 19 chính sách, thuyết minh cụ thể hơn, đánh giá tác động kỹ lưỡng.

Theo đó, chỉ đưa vào Nghị quyết những chính sách thực sự cần thiết, tác động tiêu cực ít, bảo đảm cơ chế phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực giữa các cơ quan, đơn vị, không để xảy ra thất thoát, lãng phí, tiêu cực.

toàn cảnh phiên họp
Thời sự Quốc hội

Làm rõ cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam

Trình bày Báo cáo thẩm tra sơ bộ chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh lưu ý, về hiệu quả kinh tế - xã hội, tài chính của dự án, có ý kiến đề nghị làm rõ các cơ sở tính toán về dự báo nhu cầu vận tải của dự án, khi thực tế thời gian qua việc dự báo nhu cầu vận tải của nhiều dự án giao thông BOT có sự chênh lệch lớn so với thực tế, dẫn đến thiếu hiệu quả về phương án tài chính phải điều chỉnh hợp đồng dự án.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận tại Hội trường chiều 6.11
Thời sự Quốc hội

Gắn trách nhiệm cụ thể, xử lý vi phạm trong áp dụng thủ tục đầu tư đặc biệt

Thảo luận tại Hội trường về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quy hoạch, Luật Đầu tư, Luật đầu tư theo phương thức đối tác công tư và Luật Đấu thầu, một số đại biểu Quốc hội đề nghị cần bổ sung chế tài gắn trách nhiệm cụ thể, xử lý vi phạm nhằm bảo đảm tính khả thi và hiệu quả trong triển khai thực hiện.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận
Thời sự Quốc hội

Đẩy mạnh phân cấp, phân quyền nhưng phải bảo đảm sự phân công, phối hợp, kiểm soát quyền lực

Cho ý kiến với quy định về phân cấp, thẩm quyền cho UBND các cấp quyết định chủ trương đầu tư dự án nhóm nhóm B, nhóm C do cấp mình quản lý tại Điều 18, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi), nhiều đại biểu Quốc hội đề nghị, khi thay đổi phân cấp, phân quyền cần lưu ý đến tính khả thi, năng lực tổ chức thực hiện của các cơ quan, đơn vị được phân cấp, cũng như bảo đảm có sự phân công, phối hợp kiểm soát quyền lực.

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024
Thời sự Quốc hội

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024

Bản tin Thời sự Quốc hội ngày 5.11.2024 của Báo Đại biểu Nhân dân gồm các nội dung: Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước; về dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Sĩ quan Quân đội nhân dân Việt Nam và một số nội dung còn ý kiến khác nhau của dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản.

Dự án nhỏ cũng phải chờ ý kiến Thủ tướng thì triển khai rất khó khăn
Thời sự Quốc hội

Dự án nhỏ cũng phải chờ ý kiến Thủ tướng thì triển khai rất khó khăn

“Có những công trình nhỏ, như điện, đường, trường, trạm, cống thoát nước, hạ tầng viễn thông... và các công trình cấp bách, nếu phải chờ ý kiến của Thủ tướng mới triển khai sẽ rất khó khăn, kéo dài thời gian không cần thiết”, ĐBQH Nguyễn Hữu Thông (Bình Thuận) góp ý dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản (sửa đổi).

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành phiên thảo luận tại Hội trường
Diễn đàn Quốc hội

Tiếp tục cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững

Nhấn mạnh 2025 là năm cuối nhiệm kỳ, kết quả thực hiện ngân sách, chính sách tài khóa của năm có ý nghĩa quan trọng đối với việc hoàn thành các kế hoạch 5 năm, giai đoạn 2021 - 2025, các đại biểu Quốc hội đề nghị tiếp tục hoàn thiện pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước, cơ cấu lại ngân sách theo hướng bền vững, tăng cường phòng, chống tham nhũng, tiêu cực, lãng phí, nâng cao hiệu quả, hiệu lực quản lý ngân sách nhà nước.

ĐBQH Nguyễn Thị Huế (Bắc Kạn). Ảnh: Hồ Long
Thời sự Quốc hội

Tạo tiền đề đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính trong khai thác khoáng sản

Cho ý kiến về dự thảo Luật Địa chất và khoáng sản chiều nay, 5.11, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần quy định cụ thể về thu hồi khoáng sản tại các khu vực có dự án đầu tư xây dựng công trình đối với các loại khoáng sản đặc thù; xem xét giao thẩm quyền phê duyệt kết quả khoanh định khu vực cấm hoạt động khoáng sản, khu vực tạm thời cấm hoạt động khoáng sản cho HĐND cấp tỉnh sau khi có ý kiến của Bộ Tài nguyên và Môi trường.

Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải điều hành thảo luận
Thời sự Quốc hội

Cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế

Thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025, một số đại biểu Quốc hội đề nghị, cần tăng đầu tư cho giáo dục, y tế và tháo gỡ vướng mắc cho đơn vị sự nghiệp công lập để cung cấp dịch vụ chất lượng tốt, chi phí hợp lý cho người dân, góp phần thực hiện mục tiêu phát triển toàn diện nguồn nhân lực chất lượng cao của nước ta.

Quốc hội thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước, phương án phân bổ chi ngân sách trung ương năm 2025
Thời sự Quốc hội

Quốc hội thảo luận về ngân sách nhà nước

Tiếp tục Kỳ họp thứ Tám, Quốc hội Khóa XV, sáng nay, 5.11, dưới sự điều hành của Phó Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Đức Hải, Quốc hội họp toàn thể tại Hội trường, thảo luận về tình hình thực hiện ngân sách nhà nước năm 2024, dự toán ngân sách nhà nước, phương án phân bổ ngân sách trung ương năm 2025; một số nội dung về điều chỉnh, bổ sung dự toán ngân sách nhà nước.

Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh chủ trì phiên họp
Thời sự Quốc hội

Ủy ban Kinh tế họp phiên toàn thể lần thứ 20

Chiều tối 4.11, tại Nhà Quốc hội, dưới sự chủ trì của Ủy viên Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh, Ủy ban Kinh tế đã tiến hành họp phiên toàn thể lần thứ 20, thẩm tra về chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam.