Phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp lợi thế, yêu cầu

Với thành quả ấn tượng đạt được trong thực hiện Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP) cả về số lượng, chất lượng, Đồng Nai tiếp tục thực hiện các kế hoạch, giải pháp phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân; phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất, yêu cầu của thị trường.

Tăng nhanh về số lượng, chất lượng được nâng cao

Trong thực hiện Chương trình OCOP, Đồng Nai luôn tự hào là địa phương đứng đầu khu vực Đông Nam Bộ về số lượng sản phẩm OCOP. Sản phẩm OCOP của tỉnh không chỉ tăng nhanh về số lượng sản phẩm, mà nhiều địa phương trong tỉnh còn nỗ lực nâng sao cho các sản phẩm OCOP, trong đó, mục tiêu có các sản phẩm 5 sao cấp quốc gia. Do đó, từ tỉnh đến các địa phương luôn quan tâm xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm OCOP bằng uy tín, chất lượng để khẳng định chỗ đứng trên thị trường.

690732-637946211491008768-16054952.jpg
Các sản phẩm OCOP của tỉnh Đồng Nai được bày bán vào các ngày cuối tuần. Ảnh: Bảo Phong

Năm 2019, UBND tỉnh tổ chức Hội nghị Chương trình OCOP với mục tiêu giai đoạn 2019-2020, toàn tỉnh xây dựng được hơn 10 sản phẩm OCOP. Kết quả, đến năm 2020, toàn tỉnh đã có hàng chục sản phẩm OCOP được công nhận. Trong năm 2024, toàn tỉnh có 53 sản phẩm OCOP của 36 chủ thể lần đầu tham gia thực hiện chương trình OCOP. Các sản phẩm chủ yếu gồm: chế biến từ hạt điều, ca cao, dược liệu, các loại trái cây tươi và nông sản chế biến… Kết quả lũy kế đến nay, cả tỉnh có 248 sản phẩm của 149 chủ thể. Trong đó, có 209 sản phẩm OCOP 3 sao, 39 sản phẩm OCOP 4 sao.

Đặc biệt, điều ấn tượng là các chủ thể đầu tư làm sản phẩm OCOP ngoài các doanh nghiệp, đa số là các hợp tác xã và tổ hợp tác. Qua tham gia Chương trình OCOP, nông dân, tổ hợp tác, các hợp tác xã dần thay đổi nhận thức về xây dựng câu chuyện sản phẩm. Không chỉ chăm chút ở khâu sản xuất, nhiều chủ thể OCOP ngày càng quan tâm đầu tư bao bì, mẫu mã, nhãn hàng, thương hiệu gắn với đẩy mạnh quảng bá, phát triển thị trường cho sản phẩm.

e4f8d864d0079a28457ce13225f12d61-2023-03-1708-24-55.jpg
Sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Nai được người dân tin dùng. Ảnh: Phan Anh

Cùng với tăng nhanh số lượng sản phẩm OCOP qua từng năm, nhiều chủ thể OCOP luôn nỗ lực nâng cấp chất lượng cho sản phẩm OCOP. Danh mục các sản phẩm OCOP tỉnh Đồng Nai ngày càng đa dạng, có chất lượng tốt và truy xuất được nguồn gốc. Không chỉ doanh nghiệp mà nhiều hợp tác xã, hộ sản xuất đã chú trọng ứng dụng khoa học - công nghệ đầu tư để có mẫu mã, bao bì sản phẩm đẹp, tinh xảo, độc đáo, phát huy được lợi thế tài nguyên bản địa, văn hóa truyền thống. Nhờ đó, nhiều sản phẩm OCOP đã tham gia tốt vào thị trường xuất khẩu, được người tiêu dùng ở những thị trường có tiêu chuẩn cao như: châu Âu, Hàn Quốc, Nhật Bản chấp nhận. Điều này khẳng định sản phẩm OCOP trên địa bàn tỉnh không ngừng được đầu tư, nâng cấp.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật, dạy nghề cho các tổ hợp tác

Để hỗ trợ cho các sản phẩm OCOP, năm 2024, Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn đã triển khai nhiều hoạt động kết nối tiêu thụ nông sản, đặc biệt là sản phẩm OCOP trên địa bàn. Từ đầu năm đến nay, Sở đã hỗ trợ cho nhiều chủ thể tham gia trưng bày, bán hàng tại nhiều chương trình xúc tiến thương mại tại Thành phố Hồ Chí Minh. Ngoài ra, hỗ trợ các chủ thể OCOP tham gia các chương trình quảng bá trên nền tảng TikTok, Chợ Công nghệ - thiết bị và thương mại tỉnh Đồng Nai (Techmart DongNai 2024), Hội chợ Sản phẩm làng nghề và nông sản thực phẩm an toàn trên địa bàn thành phố Hà Nội năm 2024…

Cùng với đó, cuối tháng 7 vừa qua, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành kế hoạch thực hiện Chương trình OCOP đến năm 2025, trong đó, mục tiêu sẽ phát triển sản phẩm OCOP nhằm khơi dậy tiềm năng, lợi thế khu vực nông thôn, nâng cao thu nhập cho người dân. Theo kế hoạch, tỉnh đặt mục tiêu đến năm 2025, có 88 sản phẩm OCOP đạt từ 3 sao trở lên, trong đó có 3 sản phẩm OCOP 5 sao; củng cố, nâng cấp ít nhất 20% sản phẩm OCOP đã đánh giá và phân hạng… Cùng với nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu như: tổ chức sản xuất gắn với quy hoạch, phát triển vùng nguyên liệu đặc trưng tại địa phương; tổ chức hoạt động tuyên truyền, hướng dẫn triển khai về Chương trình OCOP; chuẩn hóa quy trình, tiêu chuẩn, phát triển sản phẩm OCOP theo chuỗi giá trị, phù hợp với lợi thế về điều kiện sản xuất, yêu cầu của thị trường.

Cùng với kế hoạch của tỉnh để phát triển sản phẩm OCOP, từ đầu năm đến nay, Liên minh hợp tác xã Đồng Nai và Sở Nông nghiệp và phát triển nông thôn, Hội Nông dân tỉnh đã ký kết Chương trình Phối hợp về thúc đẩy phát triển kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp. Trong đó, có nội dung quan trọng là tập huấn, chuyển giao, ứng dụng khoa học kỹ thuật, công nghệ sinh học, trao đổi kinh nghiệm, tổ chức dạy nghề cho các tổ hợp tác, hợp tác xã nông nghiệp. Xây dựng, triển khai phát triển mô hình hợp tác xã nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp chế biến, dịch vụ thương mại gắn với chuỗi giá trị sản phẩm hàng hóa có quy mô lớn, có sức lan tỏa. Đồng thời, hỗ trợ tham gia các hội chợ, triển lãm, xây dựng nhãn hiệu hàng hóa để tăng giá trị sản phẩm, quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trong và ngoài nước.

Những giải pháp cụ thể đó đã thúc đẩy đầu ra cho các sản phẩm OCOP, hỗ trợ các chủ thể sản phẩm OCOP như hợp tác xã, tổ hợp tác phát triển, nâng cao sản phẩm OCOP của mình cả về số lượng và chất lượng.

Địa phương

Ninh Thuận nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI năm 2024
Địa phương

Ninh Thuận nằm trong top 10 tỉnh dẫn đầu cả nước về thu hút FDI năm 2024

Năm 2024, tỉnh Ninh Thuận đã tổ chức nhiều hoạt động, hội nghị xúc tiến đầu tư trên nhiều lĩnh vực với các tỉnh thành trong nước và quốc tế. Nhờ đó, nhiều mặt hàng nông sản đã được xuất khẩu, các sản phẩm chế biến từ nha đam đã xuất qua 22 quốc gia, với tổng giá trị khoảng 3,5 triệu USD/năm. Đặc biệt thu hút FDI, Ninh Thuận nằm trong nhóm 10 tỉnh dẫn đầu cả nước (tổng vốn trên 1.214 triệu USD).

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh giám sát thực tại thành phố Từ Sơn
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh giám sát thực tại thành phố Từ Sơn

Chiều 28.11, Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh do Uỷ viên Ban Thường vụ Tỉnh uỷ, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Bắc Ninh Trần Thị Hằng làm trưởng đoàn đã có buổi làm việc tại UBND thành phố Từ Sơn về tình hình thực hiện mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội năm 2024; phương hướng, nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm năm 2025.

Công trình xây dựng cụm Tượng đài kỷ niệm Chuyến tàu tập kết ra Bắc năm 1954- một trong những hạng mục chào mừng Đại hội Đảng bộ tỉnh Cà Mau. Ảnh Huỳnh Lâm
Trên đường phát triển

Cà Mau phát động đợt thi đua đặc biệt chào mừng Đại hội Đảng

Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau Nguyễn Minh Luân, UBND tỉnh vừa phát động đợt thi đua đặc biệt lập thành tích chào mừng đại hội Ðảng, đại hội thi đua yêu nước các cấp, tiến tới Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Ðảng, Ðại hội Thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ XI, Ðại hội Ðại biểu Ðảng bộ tỉnh lần thứ XVII và Ðại hội Thi đua yêu nước tỉnh Cà Mau lần thứ VII.

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu
Trên đường phát triển

Phú Yên: Thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu

Nhằm hỗ trợ ngành dệt may và da giày phát triển hiệu quả, bền vững theo mô hình kinh tế tuần hoàn, UBND tỉnh Phú Yên định hướng tiếp tục thu hút đầu tư phát triển ngành dệt may theo hướng phục vụ xuất khẩu; tập trung vào các khâu có giá trị gia tăng cao; kết hợp đáp ứng nhu cầu trong nước với mẫu mã, chất lượng, giá cả phù hợp với sức mua của người tiêu dùng.

Cấp ủy, chính quyền địa phương luôn quan tâm tuyên truyền, vận động người dân xóa bỏ hủ tục lạc hậu
Địa phương

Thanh Hóa phát triển toàn diện, bền vững vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Phát huy những kết quả đạt được, giai đoạn 2024 - 2029, tỉnh Thanh Hóa tập trung huy động và sử dụng có hiệu quả các nguồn lực để phát triển toàn diện, bền vững vùng dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi; khai thác và phát huy hiệu quả tiềm năng, lợi thế trong vùng, tranh thủ tối đa các nguồn lực từ bên ngoài, đẩy mạnh phát triển kinh tế, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống so với miền xuôi; đặc biệt, giảm dần địa bàn đặc biệt khó khăn.

Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc
Địa phương

Tăng cường xây dựng khối đại đoàn kết dân tộc

Ngày 28.11, tại TP. Long Xuyên, UBND tỉnh An Giang tổ chức Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số tỉnh An Giang lần IV – năm 2024, giai đoạn 2024 – 2029 với chủ đề “Các dân tộc đoàn kết, đổi mới sáng tạo, phát huy lợi thế, tiềm năng, hội nhập và phát triển bền vững”.

Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà
Địa phương

Hòa Bình: Phát triển, quảng bá thương hiệu thủy sản sông Đà

Nhằm xây dựng và phát triển thương hiệu thủy sản sông Đà, những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thương hiệu và tăng cường công tác quảng bá. Các sản phẩm cá, tôm sông Đà hiện nổi tiếng khắp các tỉnh thành trong cả nước và tạo nguồn thu lớn cho tỉnh, nâng cao thu nhập cho nhân dân, doanh nghiệp nuôi trồng, khai thác thủy sản.

Nhà khách Quốc hội tại TP. Hồ Chí Minh – Điểm dừng chân lý tưởng cho hành trình của bạn
Địa phương

Nhà khách Quốc hội tại TP. Hồ Chí Minh – Điểm dừng chân lý tưởng cho hành trình của bạn

Nhà khách Quốc hội tại TP. Hồ Chí Minh với 85 phòng ngủ được thiết kế đầy đủ tiện nghi theo tiêu chuẩn khách sạn 3 sao, 2 phòng họp hội nghị lớn, 2 phòng hội thảo với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến; các bữa ăn theo yêu cầu với thực đơn phong phú, đa dạng được thực hiện bởi đầu bếp chuyên nghiệp... sẽ là điểm dừng chân lý tưởng cho hành trình của bạn.

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau
Trên đường phát triển

Bài cuối: Không để ai bị bỏ lại phía sau

Tính đến cuối năm 2024, một số mục tiêu của Chương trình giảm nghèo bền vững tỉnh Thái Nguyên đã đạt và vượt xa so với chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Với phong trào thi đua “Thái Nguyên chung tay vì người nghèo - Không để ai bị bỏ lại phía sau”, MTTQ và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trên địa bàn tỉnh đã hỗ trợ hàng chục nghìn hộ dân giảm nghèo, thoát nghèo, có cuộc sống ấm no.

Kết nối du lịch thành chuỗi liên kết vùng
Trên đường phát triển

Kết nối du lịch thành chuỗi liên kết vùng

Sở Du lịch tỉnh Khánh Hòa chú trọng phối hợp xây dựng, khai thác và phát triển các sản phẩm du lịch liên kết giữa 3 địa phương Phú Yên, Khánh Hòa, Ninh Thuận phù hợp với thị trường khách quốc tế và khách du lịch nội địa. Đặc biệt, cần nghiên cứu xây dựng kết nối du lịch giữa các tỉnh trong khu vực như: Khánh Hòa - Phú Yên - Đắk Lắk; Khánh Hòa - Ninh Thuận - Lâm Đồng tạo thành chuỗi liên kết vùng, nhằm phát huy hiệu quả liên kết vùng theo định hướng chỉ đạo của Chính phủ; Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch; UBND các tỉnh.

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công
Trên đường phát triển

Đẩy nhanh giải ngân vốn đầu tư công

Quảng Ngãi yêu cầu các chủ đầu tư thường xuyên kiểm tra hiện trường để đẩy nhanh tiến độ thi công các công trình, không được để xảy ra tình trạng nhũng nhiễu, gây khó khăn cho nhà thầu trong quá trình lập hồ sơ tạm ứng, hồ sơ thanh toán.

Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch
Địa phương

Bắc Giang: 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch

Năm 2024, tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) cả năm của tỉnh Bắc Giang ước đạt 13,87% (gấp gần 2 lần bình quân chung cả nước), nằm trong nhóm dẫn đầu cả nước. Có 15/18 chỉ tiêu chủ yếu hoàn thành và hoàn thành vượt kế hoạch. Quy mô GRDP không ngừng mở rộng, đạt 209,15 nghìn tỷ đồng, vượt 0,2% kế hoạch (đứng đầu khu vực Trung du miền núi phía Bắc); GRDP bình quân đầu người đạt 4.400 USD, tăng 11,4%, bằng 98% kế hoạch.

Chủ tịch MTTQ xã Cẩm Thành (huyện Cẩm Thủy) Hà Thị Hường phát biểu tham luận
Địa phương

Nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho đồng bào dân tộc thiểu số

Tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức thành công Đại hội đại biểu các dân tộc thiểu số (DTTS) tỉnh Thanh Hóa lần thứ IV năm 2024. Tại Đại hội, các đại biểu đã chia sẻ nhiều kinh nghiệm thực tiễn trong thực hiện các phong trào, nhiệm vụ trong xây dựng nông thôn mới, giảm nghèo bền vững, xóa bỏ hủ tục... góp phần nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của đồng bào DTTS và miền núi.

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Công ty cổ phần xây dựng An Dương thường xuyên "trúng thầu sát giá" có tiềm lực ra sao?
Địa phương

TP. Uông Bí (Quảng Ninh): Công ty cổ phần xây dựng An Dương thường xuyên "trúng thầu sát giá" có tiềm lực ra sao?

Nhiều năm qua, Công ty cổ phần xây dựng An Dương là nhà thầu “quen mặt” thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn TP. Uông Bí (tỉnh Quảng Ninh). Trong đó, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.