Phát triển nhân lực Logistics – Mục tiêu quan trọng

Ngày 24.10, Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội phối hợp Đại sứ quán Australia tại Việt Nam tổ chức Diễn đàn quốc tế về giáo dục nghề nghiệp (GDNN) với chủ đề “Phát triển kỹ năng nhân lực ngành Logistics và thúc đẩy doanh nghiệp tham gia GDNN trong kỷ nguyên số”. Đây là sự kiện đánh dấu 50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam – Australia; 05 năm Việt Nam và Australia chính thức nâng cấp quan hệ lên thành quan hệ Đối tác chiến lược và hưởng ứng Ngày Kỹ năng Lao động Việt Nam (4.10).

Tham dự Diễn đàn có Thứ trưởng Bộ Lao Động, Thương binh và Xã hội Lê Tấn Dũng, Đại sứ Australia tại Việt Nam Andrew Goledzinoski và 200 đại biểu đại diện cho các cơ quan Chính phủ Việt Nam và Australia, các cơ quan Quốc hội, Ban Tuyên giáo Trung ương, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam, Hiệp hội Logistics Việt Nam, các trường cao đẳng, tổ chức xã hội, chuyên gia/nhà nghiên cứu GDNN...

Phát biểu khai mạc, Thứ trưởng Lê Tấn Dũng cho biết, Logistics được xác định là ngành dịch vụ quan trọng của nền kinh tế quốc dân hỗ trợ kết nối và phát triển kinh tế. Với tốc độ tăng trưởng bình quân từ 14-16% và quy mô 40 - 42 tỷ USD/năm, Logistics hiện đang là một trong những ngành tăng trưởng nhanh và ổn định nhất của Việt Nam; được xếp hạng thứ 11 trong nhóm 50 thị trường Logistics mới nổi toàn cầu.

Thứ trưởng nhấn mạnh, mục tiêu của Việt Nam đến năm 2025, tỷ trọng đóng góp của dịch vụ Logistics vào GDP đạt 8-10%; tốc độ tăng trưởng dịch vụ Logistics đạt 15-20%; chi phí Logistics giảm 16-20% GDP. Để đạt được mục tiêu này đòi hỏi lĩnh vực Logistics của Việt Nam cần tiếp tục phát huy mọi khía cạnh của lĩnh vực, trong đó, phát triển nguồn nhân lực là giải pháp quan trọng hàng đầu. “Vì vậy, tôi đánh giá cao sự hợp tác và hỗ trợ của Chính phủ Australia trong việc phát triển nguồn nhân lực với sự tập trung hỗ trợ hoàn thiện chính sách cho lĩnh vực GDNN”- Thứ trưởng Lê Tấn Dũng nói.

Tại Diễn đàn, Đại sứ Andrew Goledzinoski chia sẻ, Chính phủ Australia và Việt Nam cùng nhau hợp tác đảm bảo cho Việt Nam có một hệ thống GDNN hiệu quả, bền vững để đào tạo đội ngũ lao động được trang bị đầy đủ kiến thức, kỹ năng cho tương lai. Australia có một hệ thống GDNN phát triển và việc phát triển kỹ năng lao động ngành logistics rất cần thiết cho những quốc gia có hệ thống cung ứng lớn như Việt Nam. “Vậy nên, chúng tôi tập trung vào ngành logistics và đã giúp Việt Nam đưa các doanh nghiệp, chính phủ và các cơ sở GDNN lại gần nhau để giúp sinh viên phát triển những kỹ năng cần thiết khi tốt nghiệp” – Đại sứ nói.

Dự báo tới năm 2030, Việt Nam sẽ thiếu hơn 200.000 nhân lực. Vì vậy, việc phát triển năng lực lao động và gắn kết doanh nghiệp trong lĩnh vực GDNN là vấn đề bức thiết. Diễn đàn hôm nay là dịp để các cơ quan, tổ chức, chuyên gia đến từ Australia, các nước trong khu vực ASEAN, đối tác quốc tế chia sẻ kinh nghiệm, đưa ra những khuyến nghị, giải pháp nhằm hỗ trợ Việt Nam thực hiện mục tiêu nâng cao kỹ năng cho lực lượng lao động trong ngành Logistics và sẵn sàng thích nghi với kỷ nguyên số, đóng góp cho sự phát triển toàn diện về xã hội, kinh tế của Việt Nam.

Trong phiên thảo luận thứ nhất với chủ đề “Mô hình GDNN do doanh nghiệp dẫn dắt: Tiềm năng cho ngành Logistics và tính hòa nhập”, các chuyên gia đã đưa ra nhiều ý kiến xây dựng, giải quyết các vấn đề được đặt ra trong thực tiễn hiện nay. Tại Phiên thảo luận lần thứ Nhất, Vụ trưởng, Vụ Đào tạo thường xuyên, Tổng cục GDNN Đào Trọng Độ khẳng định vai trò trụ cột của doanh nghiệp đối với nền kinh tế; đồng thời nhấn mạnh, doanh nghiệp phải tham sâu hơn nữa vào quá trình GDNN nhằm tạo ra nguồn nhân lực chất lượng, có kỹ năng. Bên cạnh đó, cần phải đánh giá bài bản các mô hình GDNN gắn với doanh nghiệp đang được áp dụng ở Việt Nam, từ đó tạo ra mô hình phù hợp với thực tế hiện tại.

Đồng quan điểm trên, Thành viên Hội đồng Quản trị Tập đoàn Gemadept, Chủ tịch Hội đồng tư vấn kỹ năng nghề ngành Logistics (LIRC) - Vũ Ninh cũng đã chỉ ra yếu tố thu hút doanh nghiệp tham gia vào GDNN. Theo đó, về triết lý, không thể học một nơi và làm một nơi; về cơ chế, cần có những hướng dẫn để mô hình được lan rộng hơn, trong 10 năm gần đây, tư duy của doanh nghiệp đang thay đổi xuất phát từ những nhu cầu thực tiễn... nhưng mục tiêu cuối cùng là thu nhập cao cho người lao động.

Kết thúc Phiên thảo luận thứ Nhất, ông Paul Walsh, Giám đốc điều hành, Tổ chức Kỹ năng ngành Australia (Industry Skills Australia) cho rằng, cần phải trả lời câu hỏ: Tại sao doanh nghiệp cần tham gia vào quá trình GDNN? Cơ hội để thu hút, doanh nghiệp tham gia...

Ông Paul Walsh cũng cho rằng, cần có mục đích, hợp lực, sự chính danh; có chiến lược rõ ràng cho sự tham gia của doanh nghiệp, cần có định hướng, mục tiêu, ví dụ như nâng cao năng lực cạnh tranh, nâng cao kinh tế đất nước. Hợp lực cần có cơ chế thúc đẩy sự hợp tác giữa cách ngành, phối hợp để bổ trợ từ đó xây dựng kỹ năng chung, tối ưu hóa nguồn lực. Chính danh là cần có mô hình được công nhận chính thức để thúc đẩy lãnh đạo doanh nghiệp cấp cao tham gia, thúc đẩy lợi ích không chỉ cho ngành mà còn là nền kinh tế chung của đất nước.

Xã hội

Nghệ An: Nhiều sai phạm tại Công ty CP Xi măng Sông Lam
Xã hội

Mỏ đá “tra tấn” hàng chục hộ dân tại Nghệ An

Từ khi mỏ đá tiếp tục hoạt động trở lại, hơn 30 hộ dân sống ở thôn Yên Xuân, xã Tân Xuân, huyện Tân Kỳ, tỉnh Nghệ An luôn sống trong nỗi sợ hãi, “tra tấn” bởi khói bụi mịt mù và tiếng nổ mìn làm nứt nẻ nhà cửa từ mỏ đá thuộc khu vực Lèn Bút do Công ty TNHH Khoáng sản Tín Hoằng khai thác.

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục
Đời sống

Số người chết vì tai nạn tăng, Hà Tĩnh tìm giải pháp khắc phục

Để tăng cường công tác bảo đảm trật tự ATGT, hạn chế tai nạn giao thông trên địa bàn, Chủ tịch UBND tỉnh Hà Tĩnh vừa có văn bản yêu cầu các đơn vị liên quan làm rõ nguyên nhân xảy ra tai nạn giao thông làm số người chết tăng cao trên địa bàn, tìm giải pháp khắc phục, xử lý trách nhiệm các tập thể, cá nhân vi phạm nếu có.

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar
Đời sống

Đoàn cứu hộ Việt Nam tìm được nhiều nạn nhân tại Myanmar

Thông tin từ Cục Cảnh sát Phòng cháy chữa cháy và Cứu nạn cứu hộ (C07), Bộ Công an cho biết, sáng 3.4, Đoàn cứu nạn cứu hộ quốc tế của Việt Nam đã có buổi làm việc với Trung tâm quản lý thảm họa, Bộ an ninh giảm nhẹ và tái định cư Myanmar, do Bộ trưởng, tiến sĩ Soe Win chủ trì.

Đại diện Tập đoàn T&T Group và Ngân hàng SHB trao bảng tượng trưng hỗ trợ kinh phí 42 tỷ đồng để xây dựng 700 căn nhà cho các hộ dân khó khăn trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu
Xã hội

T&T Group và Ngân hàng SHB đồng hành cùng Bộ Công an xây dựng 700 căn nhà cho người nghèo tỉnh Bạc Liêu

Nhằm tiếp tục đồng hành cùng Chính phủ và Bộ Công an trong chương trình hỗ trợ xóa nhà tạm, nhà dột nát cho các hộ gia đình khó khăn trên địa bàn cả nước, T&T Group và Ngân hàng SHB đã chung tay hỗ trợ trợ kinh phí xây dựng 700 căn nhà cho các hộ nghèo, cận nghèo trên địa bàn tỉnh Bạc Liêu với tổng số tiền là 42 tỷ đồng.

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương
Địa phương

Đắk Lắk: Tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường về Sở Công Thương

UBND tỉnh Đắk Lắk vừa có quyết định về việc sắp xếp, tổ chức lại cơ cấu tổ chức của Sở Công thương, trong đó tiếp nhận nguyên trạng Cục Quản lý thị trường tỉnh Đắk Lắk (thuộc Bộ Công thương) và tổ chức lại thành Chi cục Quản lý thị trường tỉnh trực thuộc Sở Công thương.

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo
Đời sống

Bài cuối: "Cháy" hết mình với công tác giảm nghèo

Dù lực lượng mỏng, địa bàn rộng và hiểm trở, nhưng cán bộ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh Hà Giang vẫn bám sát cơ sở, nỗ lực đưa nguồn vốn chính sách đến với đồng bào. Với 162 cán bộ, người lao động đang công tác tại 5 phòng chuyên môn cấp tỉnh và 10 phòng giao dịch huyện, NHCSXH Hà Giang đang phục vụ 93.640 hộ vay trên toàn địa bàn. Mỗi cán bộ, mỗi tập thể đều "cháy" hết mình vì nhiệm vụ, góp phần thực hiện mục tiêu giảm nghèo, bảo đảm an sinh xã hội nơi địa đầu Tổ quốc.