Phát triển nguồn nhân lực để giữ lửa làng nghề

Cùng với việc lưu giữ và phát huy nét đẹp văn hóa lâu đời ở vùng nông thôn, sự phát triển của các làng nghề tại nhiều địa phương đã góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn theo hướng tích cực. Tuy nhiên, nhiều làng nghề truyền thống đang đứng trước nguy cơ mai một do nguồn nhân lực trong tình trạng già hóa, thiếu hụt lao động, vắng bóng đội ngũ kế cận có tay nghề.

Nhiều làng nghề nguy cơ thất truyền

Vào thời kỳ thịnh vượng cách đây chục năm, làng nghề mây tre đan Triệu Đề, xã Triệu Đề, huyện Lập Thạch (Vĩnh Phúc) có gần 1.000 hộ sản xuất tấp nập với các mặt hàng đan lát từ mây, tre phục vụ đời sống hàng ngày và sản xuất nông nghiệp. Tuy nhiên đến nay, làng nghề chỉ còn hơn 300 hộ làm nghề không thường xuyên mà tranh thủ thời gian nông nhàn. Thu nhập bình quân khoảng 2 - 3 triệu đồng/người/tháng.

anh-4-1-compressed.jpg
Sự già hóa nguồn nhân lực làm nhiều làng nghề có nguy cơ mai một. Ảnh: Tùng Dương

Cùng với đó, làng nghề thiếu thợ giỏi, người có tay nghề cao, nên sản phẩm làm ra chưa được cải tiến, giá thành thấp, thị trường tiêu thụ lại bấp bênh khiến việc giữ chân các lao động ở làng nghề đan lát Triệu Đề gặp khó khăn. Theo nhiều thợ lâu năm trong làng, đã gắn bó với nghề mây tre đan tới vài chục năm thì nghề này đòi hỏi sự tỉ mỉ, chịu khó. Có khi làm cả ngày chỉ được 3 - 5 sản phẩm, tiền công 50.000 - 70.000 đồng, khó thu hút lao động trẻ.

Ông Phạm Huy Hoạt, Chủ tịch UBND xã Triệu Đề cho biết, hiện nay, số người trong xã còn gắn bó với nghề chủ yếu là người già, người trung niên và phụ nữ lúc nông nhàn. Đầu ra không ổn định, thu nhập thấp nên lớp trẻ không có ai theo nghề cha ông mà chuyển hướng sang các ngành nghề khác có thu nhập cao và ổn định hơn.

Cũng giống như làng nghề Triệu Đề, Năm 2005 là khoảng thời gian "hoàng kim” của làng nghề đan lát Ba Đông (xã Hoàng Xá, huyện Thanh Thủy, tỉnh Phú Thọ) khi có tới hơn 300 hộ sản xuất các mặt hàng đan lát từ tre, nứa phục vụ nông nghiệp, đánh bắt thủy sản.

Tuy nhiên, đến nay, làng nghề chỉ còn hơn 40 hộ với trên 80 lao động nhưng cũng không làm nghề thường xuyên mà tranh thủ thời gian nông nhàn, thu nhập bình quân khoảng 2,8 triệu đồng/người/tháng.

Do thiếu thợ giỏi, người có tay nghề cao nên sản phẩm làm ra chưa được cải tiến, giá thành thấp, thị trường tiêu thụ lại bấp bênh khiến việc giữ chân lao động ở làng nghề đan lát Ba Đông khó khăn hơn bao giờ hết.

Chủ tịch UBND xã Hoàng Xá Đào Công Thọ cho biết, số người gắn bó với nghề trong xã hiện nay chủ yếu là người già từ 60 tuổi trở lên, còn thế hệ trẻ và những người trong độ tuổi lao động đi làm tại các doanh nghiệp trong Cụm công nghiệp Hoàng Xá hoặc các ngành nghề khác vì có thu nhập cao và ổn định hơn.

Thiếu hụt lao động và lớp trẻ kế cận khiến làng nghề sản xuất ủ ấm bình nước Sơn Vi (xã Sơn Vi, huyện Lâm Thao, tỉnh Phú Thọ) đứng trước nguy cơ mai một. Thời kỳ thịnh vượng cách đây vài chục năm, làng nghề có cả trăm hộ sản xuất.

Cần có định hướng phát triển nhân lực

Sự phát triển của các làng nghề đã góp phần tạo việc làm, tăng thêm thu nhập cho lao động nông thôn. Ngành nghề nông thôn tạo việc làm cho khoảng 3,69 triệu lao động, thu nhập bình quân 5 triệu đồng/người/tháng; xuất khẩu sản phẩm và nguyên liệu đạt 3,3 tỷ USD.

Tuy nhiên, trên thực tế, nguồn nhân lực tại không ít làng nghề đang lâm vào tình trạng già hóa, thiếu hụt lao động, vắng bóng đội ngũ kế cận. Nguyên nhân chủ yếu của thực trạng này xuất phát từ việc lao động trẻ, lao động có tay nghề chuyển dịch sang làm việc ở các lĩnh vực khác hoặc thoát ly khỏi địa phương để tìm kiếm mức thu nhập và chế độ hấp dẫn hơn.

Trong khi đó, nhiều nghề truyền thống đòi hỏi sự tỉ mỉ và tính kiên nhẫn nhưng điều kiện làm việc khó khăn, thiếu thốn do quy mô sản xuất nhỏ lẻ, manh mún; nguồn vốn ít, thu nhập hạn chế, không ổn định; các chế độ về bảo hộ lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động làng nghề chưa được quan tâm đúng mức...

Tỷ lệ lao động qua đào tạo trong các làng nghề còn thấp, chủ yếu là lao động phổ thông hoặc theo hình thức truyền nghề. Công tác dạy nghề truyền thống chưa phát huy hiệu quả tại các làng nghề; các mô hình đào tạo nghề vẫn chưa thu hút được lao động nông thôn tham gia, chất lượng đào tạo còn hạn chế và thiếu bền vững.

Năm 2021, Chính phủ đã phê duyệt "Chương trình Bảo tồn và phát triển làng nghề Việt Nam giai đoạn 2021 - 2030", nhằm bảo tồn và phát triển nghề, làng nghề, gìn giữ và phát huy những giá trị bản sắc văn hóa truyền thống của làng nghề Việt Nam.

Cụ thể, đến năm 2025, khôi phục và bảo tồn được ít nhất 56 nghề truyền thống và 85 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; công nhận mới 116 nghề và 40 làng nghề truyền thống, phát triển 181 làng nghề gắn với du lịch; trên 70% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động hiệu quả.

Bên cạnh đó, 80% người lao động trong làng nghề được đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề, an toàn lao động và kiến thức công nghệ thông tin cơ bản; ít nhất 50% làng nghề truyền thống có sản phẩm được phân hạng theo Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP).

Đến năm 2030, khôi phục và bảo tồn ít nhất 129 nghề truyền thống và 208 làng nghề truyền thống có nguy cơ mai một, thất truyền; công nhận mới 213 nghề và 96 làng nghề truyền thống, phát triển khoảng 301 làng nghề gắn với du lịch.

Trên 80% làng nghề, làng nghề truyền thống hoạt động hiệu quả; 100% người lao động trong làng nghề được đào tạo, nâng cao kỹ năng nghề, 100% cơ sở, hộ gia đình sản xuất đáp ứng các quy định về bảo vệ môi trường.

Đời sống

Tham gia giải chạy “Toàn dân tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất năm 2025
Đời sống

Hưởng ứng phong trào tiết kiệm năng lượng hưởng ứng Giờ Trái đất

Công ty Điện lực Bắc Giang (PC Bắc Giang) đã và đang triển khai nhiều chương trình ý nghĩa, thiết thực nhằm tuyên truyền, vận động cộng đồng cùng chung tay tiết kiệm năng lượng và hưởng ứng giờ trái đất năm 2025. Đặc biệt, cán bộ, nhân viên công ty luôn tiên phong, làm gương trong hành trình hướng tới lối sống xanh.

Hàng trăm ha mía đến thời vụ nhưng vẫn chưa được thu hoạch
Đời sống

UBND huyện Tân Kỳ (Nghệ An) chỉ đạo đẩy nhanh tiến độ vụ nhà máy chậm thu mua mía cho người dân

"Để đảm bảo năng suất, chất lượng, hiệu quả kinh tế trên diện tích mía hiện tại cũng như diện tích mía lưu gốc cho năm sau, UBND hyện đề nghị Công ty cổ phần mía đường Sông Con cần đẩy nhanh tiến độ thu mua mía nguyên liệu cho người dân trên địa bàn", văn bản UBND huyện Tân Kỳ (tỉnh Nghệ An) nêu rõ.

Lực lượng chức năng kiểm tra các sản phẩm thực phẩm chức năng nhập lậu
Đời sống

Hậu kiểm chặt chẽ để bảo vệ sức khỏe người tiêu dùng

Thị trường thực phẩm chức năng ở nước ta ngày càng phát triển mạnh cả về số lượng, chủng loại mặt hàng và phát sinh hình thức kinh doanh mới trên các sàn thương mại điện tử, nền tảng mạng xã hội. Để nâng cao hiệu quả công tác quản lý an toàn thực phẩm (ATTP), Bộ Y tế đang đề xuất bổ sung quy định về tăng cường hậu kiểm để kiểm soát toàn diện chất lượng thực phẩm chức năng vì mục tiêu bảo đảm sức khỏe người tiêu dùng.

Giám đốc BHXH Khu vực I (Hà Nội) Nguyễn Ngọc Huyến phát biểu tại hội nghị.
Xã hội

Công bố Quyết định công tác cán bộ Bảo hiểm xã hội Khu vực I

Mới đây, Bảo hiểm xã hội (BHXH) Khu vực I (Hà Nội) đã tổ chức Hội nghị công bố quyết định của BHXH Việt Nam về công tác cán bộ. Theo đó, BHXH Khu vực I địa bàn quản lý thành phố Hà Nội, trụ sở chính tại thành phố Hà Nội; cơ cấu tổ chức của BHXH Khu vực I được tổ chức 9 phòng tham mưu, có 23 BHXH cấp huyện trực thuộc, BHXH liên huyện không tổ chức bộ máy bên trong.

Nguyên Tổng Giám đốc BHXH Việt Nam Nguyễn Thế Mạnh chúc mừng Lãnh đạo BHXH Việt Nam bổ nhiệm theo cơ cấu, tổ chức mới.
Xã hội

Giảm 723 đầu mối, nâng cao hiệu quả quản lý sau tinh gọn

Sau khi thực hiện sắp xếp bộ máy và chuyển đổi mô hình tổ chức từ ngày 1.3, số lượng đầu mối trong toàn ngành bảo hiểm xã hội (BHXH) Việt Nam đã giảm từ 1.470 xuống còn 747 đầu mối đơn vị (giảm 723 đơn vị, tương ứng 49,2%). Cuộc cải tổ tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả quản lý toàn ngành.

Từ ý tưởng tới hiện thực
Xã hội

Từ ý tưởng tới hiện thực

Mới đây, Cục Phổ biến, giáo dục pháp luật (PBGDPL) và trợ giúp pháp lý (Bộ Tư pháp) đã có buổi làm việc với Công ty CP Truyền thông quốc tế INCOM để thảo luận về việc ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) trong công tác PBGDPL. Cuộc họp đánh dấu bước đi quan trọng trong quá trình chuyển đổi số lĩnh vực pháp lý, mở ra cơ hội mới giúp nâng cao hiệu quả tiếp cận pháp luật cho người dân.

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip
Xã hội

Lan tỏa dấu ấn 50 năm ngành Điện miền Nam qua 3 cuộc thi viết, chụp ảnh và video clip

Hướng tới kỷ niệm 50 năm Ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước và 50 năm xây dựng, phát triển ngành Điện miền Nam, Tổng công ty Điện lực miền Nam (EVNSPC) đã tổ chức ba cuộc thi sáng tác gồm viết, chụp ảnh, video clip. Đây là dịp để ghi nhận, lan tỏa những nỗ lực, đóng góp của ngành Điện miền Nam đối với sự phát triển kinh tế - xã hội và đời sống Nhân dân trong suốt nửa thế kỷ qua.

Cán bộ Agribank tích cực hưởng ứng tham gia trồng cây tại sự kiện
Đời sống

“Agribank - Thêm cây, thêm sự sống”, lan tỏa hành trình “Vì tương lai xanh” tại Mê Linh

Với thông điệp “Agribank - Vì một tương lai xanh - Thêm cây, thêm sự sống”, ngày 14.3.2025, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam (Agribank) phối hợp với UBND huyện Mê Linh đã tổ chức chương trình trồng cây xanh. Sự kiện một lần nữa khẳng định sự chung tay, đồng lòng của Agribank với các địa phương nói chung, Mê Linh nói riêng trong hoạt động bảo vệ môi trường, phát triển bền vững và cải thiện môi trường sống cho người dân.

Bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử
Xã hội

Bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử

Ngày 14.3, tại Hà Nội, Cục Quản lý và Phát triển thị trường trong nước (Bộ Công Thương) phối hợp với Hiệp hội chống hàng giả Cooperatieve Vereniging SNB - React U.A (REACT - Tổ chức quốc tế về chống hàng giả) tổ chức Hội thảo về chống gian lận thương mại, hàng giả nhằm bảo vệ người tiêu dùng trên môi trường thương mại điện tử. Hội thảo là một trong những hoạt động nhằm hưởng ứng Ngày Quyền của Người tiêu dùng Việt Nam 15.3.

 Nữ công nhân viên NPCETC lập hồ sơ công tác sáng kiến, cải tiến kỹ thuật. Ảnh: NPC
Đời sống

NPCETC: Xây dựng môi trường làm việc bình đẳng, phát triển

Hướng tới ngày Quốc tế hạnh phúc gắn với các thông thông điệp của Liên Hiệp Quốc về bình đẳng giới, Công ty TNHH MTV Thí nghiệm điện miền Bắc (NPCETC) luôn quan tâm, tạo điều kiện cho tất cả cán bộ công nhân viên, bất kể giới tính, đều có cơ hội phát triển bình đẳng.