Phát triển kinh tế tư nhân thực sự là lực lượng nòng cốt trong quá trình phát triển đất nước

Sáng 15.3, Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân (Ban Chỉ đạo) đã họp phiên thứ nhất để lên khung chương trình, xác định các nhiệm vụ, quan điểm, mục tiêu, định hướng chính xây dựng Đề án phát triển kinh tế tư nhân trình Bộ Chính trị.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Chỉ đạo chủ trì phiên họp. Dự phiên họp có lãnh đạo các bộ, ngành, cơ quan Trung ương; lãnh đạo các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là thành viên Ban Chỉ đạo.

Triển khai nhiệm vụ Trung ương giao, ngày 6.3.2025, Thủ tướng Chính phủ có Quyết định số 526/QĐ-TTg về việc thành lập Ban Chỉ đạo xây dựng Đề án Phát triển kinh tế tư nhân do Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban; Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng là Phó trưởng Ban Thường trực; Bộ trưởng Bộ Tài chính Nguyễn Văn Thắng là Phó trưởng Ban phụ trách.

Tại phiên họp thứ nhất, Ban Chỉ đạo đã thảo luận về cơ sở pháp lý, cơ sở thực tiễn của việc xây dựng Đề án; xây dựng kết cấu Đề án; các nội dung chính của Đề án. Trong đó các đại biểu tập trung nêu bật vị trí, vai trò, đóng góp của kinh tế tư nhân đối với quá trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, đặc biệt trong giai đoạn hiện nay và thời gian tới, khi đất nước bước vào thời kỳ vươn mình phát triển giàu mạnh, hùng cường, thịnh vượng.

Ban Chỉ đạo đánh giá các cơ chế, chính sách phát triển kinh tế tư nhân; đánh giá tình hình phát triển kinh tế tư nhân; kinh nghiệm quốc tế về phát triển kinh tế tư nhân và bài học kinh nghiệm; quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế tư nhân trong thời gian tới.

Theo Ban Chỉ đạo, kinh tế tư nhân được chính thức thừa nhận trong Văn kiện Đại hội lần thứ VI của Đảng (năm 1986) và tiếp tục được khẳng định trong các Nghị quyết sau này. Đặc biệt, Nghị quyết số 10-NQ/TW, khóa XII xác định phát triển kinh tế tư nhân trở thành một động lực quan trọng của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Thời gian qua, kinh tế tư nhân không ngừng phát triển, đóng góp ngày càng lớn hơn vào sự nghiệp đổi mới và phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Hiện nay, khu vực kinh tế tư nhân có hơn 6,1 triệu cơ sở kinh doanh, trong đó có khoảng 940.000 doanh nghiệp đang hoạt động và hơn 5,2 triệu hộ kinh doanh. Kinh tế tư nhân liên tục duy trì tốc độ tăng trưởng khá, tiếp tục là khu vực có đóng góp lớn nhất trong nền kinh tế, chiếm tỷ trọng khoảng 50% GDP; đóng góp hơn 56% trong tổng vốn đầu tư toàn xã hội, khoảng 82% tổng số lao động của nền kinh tế, khoảng 30% tổng thu ngân sách nhà nước, hơn 30% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu.

Đội ngũ doanh nhân ngày càng lớn mạnh, có khát vọng vươn lên làm giàu chính đáng, không ngừng nâng cao năng lực kinh doanh và quản trị doanh nghiệp. Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp, đạo đức, văn hóa kinh doanh của doanh nhân dần được nâng lên. Tuy nhiên, kinh tế tư nhân chưa đáp ứng được vai trò là một động lực quan trọng của nền kinh tế.

Ban Chỉ đạo cho rằng, đất nước ta đang chuẩn bị bước vào kỷ nguyên mới - kỷ nguyên thịnh vượng, giàu mạnh và phát triển, với khát vọng xây dựng thành công nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, dân giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh, sánh vai với các cường quốc năm châu. Trong bối cảnh đó, cần có sự đánh giá, nhìn nhận một cách đúng đắn, khách quan về vị trí, vai trò của kinh tế tư nhân và phát triển kinh tế tư nhân thực sự trở thành động lực quan trọng nhất của nền kinh tế.

Trong đó, Đề án phát triển kinh tế tư nhân phải khơi thông các điểm nghẽn, tháo gỡ rào cản thể chế; tạo ra môi trường thuận lợi, an toàn, minh bạch để kích hoạt, huy động tối đa nguồn lực trong dân, khai thác tiềm năng, trí tuệ và tinh thần kinh doanh; thúc đẩy đổi mới sáng tạo và nâng cao sức cạnh tranh của kinh tế tư nhân trong kỷ nguyên mới.

Đặc biệt, phải đề xuất được những nhiệm vụ, giải pháp, cơ chế, chính sách mang tính đột phá, vượt trội để thúc đẩy kinh tế tư nhân phát triển mạnh mẽ, bền vững, là lực lượng nòng cốt trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, góp phần quan trọng để hiện thực hóa mục tiêu đến năm 2045 trở thành nước phát triển, thu nhập cao.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN
Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng chủ trì phiên họp. Ảnh: Dương Giang/TTXVN

Kết luận phiên họp, Phó Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Chí Dũng, Phó trưởng Ban Chỉ đạo ghi nhận, đánh giá cao sự phối hợp, đóng góp của các cơ quan, đơn vị trong việc chuẩn bị tài liệu, xây dựng dự thảo Đề án; đặc biệt là các ý kiến phát biểu thẳng thắn, tâm huyết, trách nhiệm, sâu sắc, sát thực tiễn của các thành viên Ban Chỉ đạo; giao Văn phòng Chính phủ phối hợp với Bộ Tài chính tiếp thu ý kiến, sớm hoàn thiện, trình Thủ tướng Chính phủ ra văn bản Kết luận Phiên họp thứ I của Ban Chỉ đạo.

Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu xây dựng Đề án với các chính sách đủ mạnh, mang tính đột phá; có tính khả thi cao, đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thời kỳ mới; với sản phẩm cuối cùng là Dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị.

Trong đó, phải nêu bật được vai trò, vị trí của kinh tế tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, dẫn chứng bằng các con số cụ thể, đánh giá toàn diện, bao trùm; bám sát các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, Nhà nước, các Nghị quyết, nhất là các chỉ đạo mới đây của Tổng Bí thư Tô Lâm và Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính; mục tiêu phấn đấu đến năm 2030 có 2 triệu doanh nghiệp tư nhân và 1.000 doanh nghiệp lớn có vai trò dẫn dắt, tiên phong trong các lĩnh vực.

Các nhóm chính sách phải rõ theo từng loại hình, lĩnh vực, vấn đề; đồng bộ, liên thông các chính sách về tài chính, khoa học công nghệ, đất đai, thuế, phí, lệ phí, đào tạo nguồn nhân lực. Các giải pháp phải có căn cứ pháp lý, căn cứ thực tiễn, kinh nghiệm quốc tế; có tính hành động cao; phân tích tác động của giải pháp đối với kinh tế tư nhân để các giải pháp thực sự đi vào cuộc sống.

Phó Thủ tướng yêu cầu xây dựng Đề án với nội dung cụ thể, rõ ràng, bảo đảm ngắn gọn, súc tích, có trọng tâm, trọng điểm, có giải pháp đột phá tháo gỡ điểm nghẽn nổi cộm cản trở sự phát triển của kinh tế tư nhân. Cùng với từng bước hoàn thiện Đề án, tiếp tục tổ chức các hội thảo, hội nghị, lấy ý kiến của các bộ, ngành, cơ quan, địa phương, các chuyên gia, nhà kinh tế, nhà khoa học, đặc biệt là ý kiến của các đối tượng mà chính sách tác động như: các hiệp hội, ngành hàng, doanh nghiệp, người dân.

Nhấn mạnh Đề án phát triển kinh tế tư nhân là Đề án có vai trò hết sức quan trọng, Phó Thủ tướng Nguyễn Chí Dũng yêu cầu khẩn trương, tập trung thời gian, trí tuệ tiếp tục rà soát, hoàn thiện, bổ sung Đề án và dự thảo Nghị quyết của Bộ Chính trị, trình Bộ Chính trị đảm bảo tiến độ, chất lượng.

Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn dự Hội nghị toàn quốc về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Chặng đường vẻ vang, tầm nhìn đổi mới

50 năm kể từ ngày non sông liền một dải, Quốc hội Việt Nam luôn đồng hành cùng dân tộc, quy tụ ý chí và nguyện vọng của toàn dân. Chính tại diễn đàn Quốc hội, những quyết sách mang tầm chiến lược đã được thông qua, tạo nền tảng vững chắc để đưa một nước Việt Nam sau chiến tranh vươn mình trở thành quốc gia đang phát triển năng động, tự tin tiến bước trong kỷ nguyên mới.

Tổng Bí thư Tô Lâm, Chủ tịch nước Lương Cường, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn cùng các đại biểu dự Hội nghị toàn quốc quán triệt, triển khai thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ 11 Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa XIII
Chính trị

Sửa đổi, bổ sung Hiến pháp - quyết sách lớn cho kỷ nguyên phát triển mới

Hòa chung không khí thiêng liêng của những ngày tháng Tư lịch sử, khi cả nước một lòng hướng tới kỷ niệm 50 năm ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, Quốc hội đang khẩn trương hoàn tất những khâu cuối cùng cho khai mạc Kỳ họp thứ Chín - Kỳ họp đặc biệt, có ý nghĩa lịch sử đối với sự phát triển của đất nước trong kỷ nguyên mới. Và, một trong những nhiệm vụ hệ trọng nhất dự kiến sẽ được trình Quốc hội xem xét ngay ngày làm việc đầu tiên của Kỳ họp chính là sửa đổi, bổ sung một số điều của Hiến pháp năm 2013, nhằm đặt nền tảng pháp lý vững chắc, mở ra cục diện mới phát triển đất nước với tầm nhìn chiến lược, lâu dài.

Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế
Chính trị

Việt Nam trân trọng ghi nhớ và tri ân sự ủng hộ, giúp đỡ của bạn bè quốc tế

Chiều 30.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã tiếp đoàn đại biểu quốc tế là người đã ủng hộ, có nhiều đóng góp cho Việt Nam trong thời kỳ đấu tranh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đang trong chuyến thăm Việt Nam, dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Lãnh đạo chính đảng, các nước gửi thư, điện chúc mừng Việt Nam nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước
Chính trị

Lãnh đạo chính đảng, các nước gửi thư, điện chúc mừng Việt Nam nhân kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước

Nhân dịp Lễ Kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025), cùng với đoàn đại biểu các đảng, các nước sang dự Lễ Kỷ niệm, nhiều lãnh đạo các chính đảng các nước đã gửi thư, điện chúc mừng tới Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam cùng các cấp lãnh đạo của Việt Nam.

Biểu tượng sinh động, quật cường của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Biểu tượng sinh động, quật cường của khát vọng độc lập, tự do và thống nhất đất nước

Cách đây đúng tròn 50 năm, ngày 30.4.1975, cuộc kháng chiến thần thánh giành độc lập dân tộc, thống nhất đất nước đã đi đến thắng lợi hoàn toàn. Nửa thế kỷ đã trôi qua, nhưng dư âm về tinh thần bất khuất, ý chí quật cường, không chịu khuất phục trước bất cứ kẻ thù nào của dân tộc và nhân dân Việt Nam chắc chắn vẫn còn mãi mãi. Đóng góp vào thắng lợi vĩ đại đó có tuyến vận tải chiến lược huyền thoại: Trường Sơn - Đường Hồ Chí Minh, một quyết định lịch sử mang tầm thời đại của Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh.

Củng cố và thúc đẩy quan hệ truyền thống Việt Nam - Algeria
Chính trị

Củng cố và thúc đẩy quan hệ truyền thống Việt Nam - Algeria

Ngày 30.4, tại Dinh Thống nhất, TP. Hồ Chí Minh, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Đỗ Văn Chiến đã tiếp Đoàn Đảng Mặt trận Giải phóng Dân tộc (FLN) Algeria do Ủy viên Bộ Chính trị FLN Bensalem Mohamed dẫn đầu nhân dịp tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Thắt chặt hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cánh tả Mỹ Latinh
Chính trị

Thắt chặt hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam với các đảng cánh tả Mỹ Latinh

Chiều 30.4, tại TP. Hồ Chí Minh, Bí thư Trung ương Đảng, Chánh Văn phòng Trung ương Đảng Lê Hoài Trung đã tiếp Phó Chủ tịch Đảng Xã hội Chủ nghĩa thống nhất Venezuela cầm quyền (PSUV) Jesús Faria dẫn đầu Đoàn đại biểu cấp cao Đảng PSUV và Chính phủ Venezuela tham dự Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình
Chính trị

Truyền thông quốc tế ca ngợi thông điệp của Việt Nam về việc cùng xây dựng một tương lai hòa bình

Ngày 30.4, các hãng truyền thông lớn trên thế giới, cùng nhiều trang tin điện tử của các nước như tờ Bưu điện Hoa Nam (South China Morning Post) của Trung Quốc, channelnewsasia.com của Singapore, abc.net.au của Australia đã đồng loạt đăng tải nhiều bài viết và hình ảnh nổi bật về Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước tại TP. Hồ Chí Minh.

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm gia đình, tri ân cố Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ
Chính trị

Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn thăm gia đình, tri ân cố Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ

Sáng nay, 30.4, tại TP. Hồ Chí Minh, ngay sau khi dự Lễ kỷ niệm 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975- 30.4.2025), Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Trần Thanh Mẫn đã tới thăm gia đình, thắp hương, tưởng nhớ tri ân cố Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Hữu Thọ.
Cùng đi có Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Lê Quang Tùng.

Tổng Bí thư Tô Lâm đọc Diễn văn tại lễ kỷ niệm
Sự kiện nổi bật

Với bản lĩnh, trí tuệ, sức mạnh Việt Nam, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại, lập nên kỳ tích trong kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc

Lời Toà soạn: Sáng 30.4, tại Thành phố Hồ Chí Minh rực rỡ tên vàng, Ban Chấp hành Trung ương Đảng, Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và UBND TP. Hồ Chí Minh đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30.4.1975 - 30.4.2025).

Tổng Bí thư Tô Lâm đọc Diễn văn Lễ kỷ niệm. Báo Đại biểu Nhân dân trân trọng giới thiệu Diễn văn:

Tổng Bí thư Tô Lâm: Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cùng ra sức phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hạnh phúc, giàu mạnh và phát triển
Chính trị

Tổng Bí thư Tô Lâm: Toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta cùng ra sức phấn đấu xây dựng một nước Việt Nam hòa bình, thống nhất, hạnh phúc, giàu mạnh và phát triển

“Với bản lĩnh, trí tuệ và sức mạnh Việt Nam, chúng ta đã làm nên Đại thắng mùa Xuân 1975, nhất định chúng ta sẽ tiếp tục giành được nhiều thành tựu vĩ đại hơn nữa, lập nên những kỳ tích trong kỷ nguyên mới, kỷ nguyên giàu mạnh, văn minh, thịnh vượng, vươn mình của dân tộc, xây dựng đất nước ta ngày càng “đàng hoàng hơn, to đẹp hơn”, Tổng Bí thư Tô Lâm khẳng định tại Lễ kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia với kỷ nguyên phát triển phú cường
Việt Nam với kỷ nguyên mới

Độc lập dân tộc và thống nhất quốc gia với kỷ nguyên phát triển phú cường

Lịch sử Việt Nam sinh ra cùng với lịch sử chiến tranh vệ quốc vĩ đại nhằm bảo vệ đất nước, thống nhất giang san đồng thời với lịch sử trường kỳ xây dựng đất nước độc lập, có chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Tổ quốc. Trong 2025 năm, Việt Nam có bao nhiêu năm hòa bình xây dựng đất nước? Chỉ có hơn 700 năm. Vì dân tộc Việt Nam phải đối mặt và trải qua hơn 1.300 năm chiến tranh và khởi nghĩa chống ngoại xâm trong đại cuộc giữ nước.