Phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản

Đây là ý kiến được đưa ra tại Hội thảo "Phát triển kinh tế đêm Sa Pa - thực trạng và giải pháp" do UBND thị xã Sa Pa tổ chức ngày 23.3. Tham dự hội thảo có Tỉnh ủy viên, Bí thư thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa Phan Đăng Toàn; Phó Bí thư thị uỷ, Chủ tịch UBND thị xã Tô Ngọc Liễn cùng các chuyên gia kinh tế, lãnh đạo các doanh nghiệp. 

z6433793155519-162022a7666569632aa8b174f3b9cae1.jpg
Các đại biểu tham dự hội thảo

Phát biểu khai mạc hội thảo, Bí thư Thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa Phan Đăng Toàn đã nhấn mạnh tầm quan trọng của kinh tế đêm trong việc thúc đẩy phát triển du lịch và nâng cao đời sống người dân địa phương. Đồng thời, khẳng định: "Sa Pa không chỉ là điểm đến du lịch hấp dẫn vào ban ngày mà còn có tiềm năng phát triển mạnh mẽ vào ban đêm. Việc xây dựng một mô hình kinh tế đêm bài bản, bền vững sẽ góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của địa phương, tạo thêm công ăn việc làm và thúc đẩy tăng trưởng kinh tế".

z6433853886905-31ae6f098e2e84bddfb5fef5680a0586.jpg
Bí thư thị ủy, Chủ tịch HĐND thị xã Sa Pa Phan Đăng Toàn phát biểu

Tại hội thảo, các đại biểu đã thảo luận về chiến lược phát triển kinh tế đêm tại Sa Pa. Theo đó, với sức hút du lịch mạnh mẽ, Sa Pa được kỳ vọng có thể khai thác tối đa mô hình này để gia tăng lợi ích kinh tế, nâng cao trải nghiệm du khách và tạo thêm cơ hội việc làm cho cộng đồng địa phương.

Phát biểu tại hội thảo, Phó Hiệu trưởng Trường Kinh tế và Quản lý Công, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn nhấn mạnh: "Kinh tế đêm không đơn thuần là kéo dài thời gian kinh doanh, mà còn là một chiến lược phát triển kinh tế hiện đại, gia tăng giá trị cho ngành du lịch và dịch vụ. Các thành phố trên thế giới đã tận dụng tốt mô hình này để nâng cao thu nhập, thúc đẩy đời sống kinh tế và phát triển đô thị bền vững".

z6433793155525-9b5cb26eae227a333f5c878f40c1d97b.jpg
Phó Hiệu trưởng Trường Kinh tế và Quản lý Công, PGS.TS Nguyễn Ngọc Sơn phát biểu.

Tuy nhiên, theo một số đại biểu, mặc dù kinh tế đêm có tiềm năng lớn, nhưng nếu không được quản lý hiệu quả có thể gây ra nhiều hệ lụy như mất an ninh trật tự, ô nhiễm tiếng ồn và quá tải hạ tầng đô thị...

Viện trưởng Viện phát triển bền vững, Đại học Kinh tế Quốc dân, PGS.TS Lê Quang Cảnh cho rằng, Sa Pa cần một chiến lược dài hạn để “Đánh thức đêm - Thắp sáng nền kinh tế” và đưa ra mô hình du lịch 3T với ba hành động ưu tiên, gồm: Xây dựng cơ chế quản lý rõ ràng để bảo đảm an ninh, môi trường và tính bền vững; Khuyến khích đầu tư vào các dịch vụ du lịch mới, đặc biệt là các loại hình giải trí về đêm có giá trị gia tăng cao; Ứng dụng công nghệ và du lịch thông minh để tối ưu hóa hoạt động kinh tế đêm và nâng cao trải nghiệm du khách.

z6433793155540-f2cd0e967a129d5e0edf453e784deff1.jpg
Các đại biểu trao đổi tại hội thảo

Nhìn nhận vấn đề từ góc nhìn của doanh nghiệp Chủ tịch Tập đoàn IGB Vũ Xuân Nguyên chia sẻ rằng công nghệ và số hóa có thể là giải pháp hữu hiệu giúp nâng cao trải nghiệm du khách. "Ứng dụng du lịch thông minh có thể giúp kết nối các hoạt động kinh tế đêm, tối ưu hóa dịch vụ và đảm bảo kiểm soát chất lượng. Tuy nhiên, để triển khai thành công, cần sự đồng bộ giữa hạ tầng số, chính sách và khả năng thích ứng của doanh nghiệp địa phương".

Chia sẻ tại hội thảo, Viện phó Viện Phát triển bền vững, Đại học Kinh tế Quốc dân, PGS.TS Bạch Ngọc Thắng cho rằng, các đô thị thành công trong việc phát triển kinh tế đêm thường có quy hoạch bài bản, kết hợp chặt chẽ giữa chính quyền và doanh nghiệp. Điều này đặt ra thách thức cho Sa Pa, làm sao để vừa khai thác kinh tế đêm, vừa bảo đảm sự bền vững và giữ gìn bản sắc văn hóa địa phương.

z6433825598832-e7d01dbece5ae0fa8f1881ad5fa4c877.jpg
Chủ tịch UBND thị xã Tô Ngọc Liễn phát biểu

Đồng tình với các ý kiến của các đại biểu, Phó Viện trưởng, Viện Nghiên cứu sáng tạo, Trường Đại học Ngoại thương, PGS.TS Trần Thị Ngọc Quyên nhấn mạnh thêm: "kinh tế đêm không chỉ dừng lại ở các hoạt động ẩm thực hay giải trí, mà cần được tiếp cận dưới góc độ công nghiệp văn hóa và kinh tế sáng tạo. Sa Pa có lợi thế lớn về văn hóa bản địa, nhưng đến nay chưa khai thác hiệu quả để tạo ra các sản phẩm du lịch về đêm mang đậm dấu ấn địa phương. Việc phát triển kinh tế đêm cần kết hợp với bảo tồn di sản, xây dựng các không gian văn hóa mở, và phát triển sản phẩm quà tặng đặc trưng để gia tăng giá trị kinh tế". Đồng thời, PGS. TS Trần Thị Ngọc Quyên cũng cho rằng: “Để phát triển kinh tế đêm phải có tư duy liên ngành".

Phát biểu tại hội thảo, Chủ tịch UBND thị xã Sa Pa Tô Ngọc Liễn cho biết, mặc dù việc phát triển kinh tế đêm tại Sa Pa có tiềm năng nhưng vẫn còn nhiều rào cản lớn, như còn hạn chế về quy hoạch đô thị, các hoạt động kinh tế đêm hiện nay tập trung chủ yếu ở khu vực trung tâm, thiếu sự kết nối với các vùng lân cận; Ảnh hưởng tới an ninh trật tự và môi trường, việc phát triển kinh tế đêm có thể kéo theo các vấn đề về quản lý không gian công cộng, tiếng ồn và rác thải...Bên cạnh đó, thiếu sự đa dạng hóa sản phẩm dịch vụ, các hoạt động chủ yếu vẫn là ẩm thực và mua sắm, chưa có nhiều dịch vụ giải trí đặc sắc.

Tại hội thảo, các đại biểu cũng cho rằng, trước những cơ hội và thách thức, nếu không có bước đi chiến lược, Sa Pa có thể bỏ lỡ cơ hội trở thành điểm đến hàng đầu về kinh tế đêm tại Việt Nam.

Trên đường phát triển

Thời gian qua, công tác khám chữa bệnh cho Nhân dân Thủ đô được nâng cao cả chất và lượng.
Trên đường phát triển

Nâng cao phúc lợi, phát triển an sinh xã hội

Sau hơn 4 năm triển khai, Chương trình số 08-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội về phát triển hệ thống an sinh xã hội đã đạt nhiều kết quả ấn tượng, góp phần nâng cao phúc lợi và chất lượng cuộc sống của người dân Thủ đô. Với các chính sách và giải pháp thiết thực, thành phố đã hoàn thành và vượt nhiều chỉ tiêu quan trọng, đặc biệt là trong công tác giảm nghèo, chăm sóc sức khỏe và đầu tư cho giáo dục.

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp
Trên đường phát triển

Tập trung phát triển nhân lực phục vụ khu, cụm công nghiệp

Để thực hiện mục tiêu trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030, ngày 7.6.2022, UBND tỉnh Hải Dương ban hành Quyết định số 1584/QĐ-UBND phê duyệt “Đề án phát triển nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu sản xuất kinh doanh, góp phần xây dựng Hải Dương trở thành tỉnh công nghiệp hiện đại vào năm 2030”. Sau 3 năm triển khai Đề án, chất lượng nguồn nhân lực trên địa bàn đã đạt được một số kết quả nhất định. Đây là nỗ lực được Đoàn giám sát của UBTVQH ghi nhận, đánh giá cao.

Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Nguyễn Văn Phong phát biểu chỉ đạo tại hội nghị. Ảnh: PV
Trên đường phát triển

Phát triển Thủ đô Hà Nội văn minh, hiện đại, kết nối toàn cầu

Chào mừng 95 năm Ngày thành lập Đảng bộ thành phố Hà Nội (17.3.1930 - 17.3.2025), sáng 28.3, tại Bảo tàng Hà Nội, Ban Chỉ đạo Chương trình 06-CTr/TU ngày 17.3.2021 của Thành ủy Hà Nội về “Phát triển văn hóa, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, xây dựng người Hà Nội thanh lịch, văn minh giai đoạn 2021-2025" (Chương trình số 06-CTr/TU) tổng kết chương trình sau hơn 4 năm triển khai.

Nhiều mô hình sản xuất kinh tế ứng dụng công nghệ cao đem lại thu nhập ổn định cho người dân huyện Chương Mỹ
Địa phương

Điểm sáng Thủy Xuân Tiên

Thủy Xuân Tiên là xã nông thôn mới (NTM) kiểu mẫu đầu tiên của huyện Chương Mỹ. Vừa qua, Thủy Xuân Tiên là một trong những “điểm sáng” được UBND thành phố Hà Nội tặng Cờ đơn vị thi đua trong thực hiện phong trào “Toàn dân chung sức xây dựng nông thôn mới” trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021 - 2025. Đây là ghi nhận cho những nỗ lực, quyết tâm, đóng góp của cấp ủy, chính quyền và Nhân dân xã Thủy Xuân Tiên trong hơn 10 năm triển khai Chương trình mục tiêu quốc gia về xây dựng NTM.

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách
Trên đường phát triển

Hà Nội: Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, gấp rút chuẩn bị đầu tư các dự án trọng điểm, cấp bách

Ngày 26.3, Phó Thủ tướng Chính phủ Trần Hồng Hà đã chủ trì buổi làm việc với UBND TP. Hà Nội về đôn đốc thực hiện và giải ngân kế hoạch đầu tư công năm 2025; tình hình bảo đảm trật tự an toàn giao thông và xử lý ô nhiễm môi trường không khí.

Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn ĐBQH tỉnh, Chủ tịch HĐND tỉnh Thanh Hóa Lại Thế Nguyên đi khảo sát thực tế việc thực hiện Chỉ thị 22 tại huyện Thường Xuân
Trên đường phát triển

Bài cuối: Quyết liệt gỡ khó

Từ giữa tháng 3.2025 đến nay, tỉnh Thanh Hóa tổ chức khởi công xây dựng đồng loạt nhà ở cho các hộ nghèo, hộ có hoàn cảnh khó khăn theo Chỉ thị số 22-CT/TU về Cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh (Chỉ thị 22). Lãnh đạo tỉnh đã trực tiếp khảo sát từng địa phương, thôn, bản, hộ gia đình, nắm bắt tình hình thực tiễn, kịp thời ghi nhận khó khăn để có chỉ đạo kịp thời, giúp các địa phương thực hiện thành công Cuộc vận động xóa nhà tạm, nhà dột nát trên phạm vi toàn tỉnh.

Chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam tỉnh Thanh Hóa Phạm Thị Thanh Thủy dự lễ khởi công, trao biển hỗ trợ xây dựng nhà ở cho gia đình ông Lê Văn Phương, thôn Thập Lý, xã Thăng Long, huyện Nông Cống
Xã hội

Bài 1: Những nếp nhà của tình đoàn kết

Hưởng ứng lời kêu gọi của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính “Cả nước chung tay xóa nhà tạm, nhà dột nát bằng mọi nguồn lực, với cách làm mới”, tỉnh Thanh Hóa đang quyết liệt triển khai các giải pháp hiện thực hóa giấc mơ “an cư lạc nghiệp” cho hàng nghìn hộ dân. Tỉnh xác định xóa toàn bộ nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn với tinh thần dù bất cứ địa bàn nào, công tác triển khai khó khăn đến mấy cũng quyết tâm hoàn thành trong năm 2025.

 Sau gần 5 năm triển khai Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy, diện mạo đô thị của Thủ đô có nhiều chuyển biến tích cực và rõ nét.
Trên đường phát triển

Bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị Thủ đô

Phát biểu tại Hội nghị tổng kết Chương trình số 03-CTr/TU của Thành ủy Hà Nội (Khóa XVII) về “Chỉnh trang đô thị, phát triển đô thị và kinh tế đô thị giai đoạn 2021 - 2025”, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đánh giá, sau 4 năm thực hiện bài bản, nghiêm túc, khoa học, có sự tham gia của cả hệ thống chính trị, Chương trình đã tạo ra bước tiến mới trong phát triển, chỉnh trang đô thị và được cử tri, Nhân dân Thủ đô ủng hộ, đánh giá cao.

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu
Trên đường phát triển

Sức hút du lịch từ Cao nguyên Mộc Châu

Từ đầu năm 2025 đến nay, Mộc Châu (Sơn La) đã đón khoảng hơn 1 triệu lượt du khách, doanh thu du lịch ước tính đạt hơn 1.300 tỷ đồng... Hệ sinh thái đa dạng và giá trị văn hóa truyền thống các dân tộc đang là nguồn tài nguyên vô giá, tạo nên sức hút đối với du lịch của cao nguyên Mộc Châu.

Hòa Bình nỗ lực dẫn đầu về chuyển đổi số vùng
Địa phương

Hòa Bình nỗ lực dẫn đầu về chuyển đổi số vùng

Xác định phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số là một trong năm khâu đột phá phát triển kinh tế - xã hội, ngay từ đầu năm, Tỉnh ủy Hòa Bình đã ban hành Chương trình hành động số 33-Ctr/TU nhằm tạo bứt phá về lực lượng sản xuất hiện đại, kinh tế tri thức để nâng cao năng suất, chất lượng và sức cạnh tranh của nền kinh tế. Qua đó, giúp Hòa Bình hoàn thành sớm mục tiêu trở thành tỉnh dẫn đầu về chuyển đổi số vùng trung du và miền núi phía Bắc.