Sóc Trăng

Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới

Trên cơ sở chủ đề năm học 2024 - 2025 của Bộ Giáo dục và Đào tạo là “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng đã chuẩn bị chu đáo về quy mô, mạng lưới trường, lớp cũng như lực lượng cán bộ quản lý, giáo viên để thực hiện tốt những nhiệm vụ trọng tâm được đề ra cho năm học này.

Để học sinh được thụ hưởng công bằng

Xác định 2024 - 2025 là năm học đánh dấu mốc thời gian đặc biệt: hoàn tất việc triển khai Chương trình giáo dục phổ thông 2018 theo lộ trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo từ lớp 1 đến lớp 12; năm đầu tiên tổ chức thi tốt nghiệp THPT theo Chương trình giáo dục phổ thông mới; năm kết thúc nhiệm kỳ thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh lần thứ XIV, Nghị quyết số 127/NQ-HĐND, ngày 9.12.2020 của HĐND tỉnh, Kế hoạch số 03/KH-UBND ngày 5.1.2021 của UBND tỉnh về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2021 - 2025), trước khi bước vào năm học mới, ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng đã chuẩn bị nhiều mặt để bảo đảm cho năm học mới. Theo đó, rà soát, sắp xếp mạng lưới trường lớp, đầu tư cơ sở vật chất; rà soát biên chế, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý giáo dục; định hướng các nội dung nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm cần thực hiện trong năm học.

Năm học 2024 - 2025, tỉnh Sóc Trăng có 475 trường học, giảm 4 trường so với năm học 2023 - 2024. Các trường học xuống cấp do xây dựng thời gian trước đó đã được nâng cấp, sửa chữa, bổ sung các hạng mục công trình để đáp ứng cơ bản điều kiện dạy học theo Chương trình giáo dục phổ thông 2018. Mặc dù khó đạt chuẩn theo quy định về diện tích và các phòng bộ môn ở tất cả các trường, lớp các cấp học theo quy định mới của Bộ Giáo dục và Đào tạo, nhưng diện mạo trường, lớp đã khang trang hơn rất nhiều. Các thiết bị dạy học sắp xếp, bổ sung đưa vào khai thác sử dụng đáp ứng hiệu quả công tác dạy và học. Mạng lưới trường, lớp từng bước được quan tâm sắp xếp bảo đảm điều kiện đi lại, học tập của học sinh.

Phát triển đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới -0
Đội ngũ giáo viên được chuẩn hóa đáp ứng yêu cầu đổi mới ngành giáo dục đặt ra

Thời gian qua, ngành giáo dục đã sắp xếp xóa dần các điểm lẻ, các phòng học tạm bợ, giảm các điểm trường chưa bảo đảm điều kiện để tập trung học sinh ở những nơi có điều kiện thuận lợi, cơ sở vật chất được nâng cấp, để mọi học sinh được thụ hưởng sự công bằng trong giáo dục.

Riêng đối với cơ sở vật chất, trang thiết bị phục vụ dạy học, giai đoạn 2020 - 2025, tỉnh đã bố trí vốn trung hạn để đầu tư cho các cơ sở giáo dục với tổng vốn là 2.800 tỷ đồng. Ngoài ra, tỉnh còn bố trí 357 tỷ đồng cho đầu tư trang thiết bị phục vụ Chương trình giáo dục phổ thông 2018 ở các khối lớp 3, 4, 5, 7, 8, 9, 10, 11 và 12. Năm 2023 và 2024, ngân sách tỉnh bố trí từ nguồn chi thường xuyên cho giáo dục trên 3.500 tỷ đồng. Đồng thời, quan tâm bố trí ngân sách chi bảo đảm hoạt động giáo dục và thực hiện tốt chính sách đối với học sinh dân tộc thiểu số, chính sách miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh thuộc diện chính sách; phân bổ ngân sách để mua sắm cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học bảo đảm thực hiện Chương trình giáo dục phổ thông 2018.

Tập trung 10 nhiệm vụ trọng tâm

Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Châu Tuấn Hồng cho biết: Trên cơ sở chủ đề năm học Bộ Giáo dục và Đào tạo đã xác định “Kỷ cương trách nhiệm, đổi mới sáng tạo, nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo”, ngành giáo dục tỉnh Sóc Trăng đã đề ra 10 nhiệm vụ trọng tâm. Đó là: tiếp tục nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý nhà nước về giáo dục; bảo đảm công bằng trong tiếp cận giáo dục cho mọi đối tượng, nhất là đối tượng còn khó khăn trong tiếp cận giáo dục; nâng cao chất lượng giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục thường xuyên; phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý cơ sở giáo dục bảo đảm đủ số lượng và nâng cao về chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục và đào tạo; sử dụng hiệu quả ngân sách nhà nước và huy động các nguồn lực đầu tư cho giáo dục; tăng cường giáo dục chính trị, tư tưởng, giáo dục quốc phòng - an ninh và giáo dục thể chất, y tế trường học; đẩy mạnh chuyển đổi số, cải cách hành chính trong giáo dục; tăng cường thanh tra, kiểm tra và xử lý vi phạm trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo; tăng cường truyền thông giáo dục; thực hiện hiệu quả các phong trào thi đua trong toàn ngành.

Để thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm trên, Sở đã đề ra nhiều giải pháp quan trọng, trong đó tập trung bồi dưỡng, phát triển đội ngũ nhà giáo và cán bộ quản lý. Năm học 2024 - 2025, ngành giáo dục có 17.452 cán bộ quản lý, giáo viên và nhân viên. Hiện, tỉnh chỉ còn 7,31% giáo viên chưa đạt chuẩn theo Luật Giáo dục 2019, đội ngũ này cũng được tạo điều kiện bồi dưỡng và đang tích cực học tập để đạt chuẩn theo quy định. Sở cũng đã tranh thủ thời gian trong hè, tổ chức các lớp bồi dưỡng nâng cao năng lực chuyên môn, lý luận chính trị cho các thầy cô; phối hợp với các nhà xuất bản để cán bộ quản lý và giáo viên được hướng dẫn khai thác, sử dụng sách giáo khoa từ các chủ biên của các bộ sách khác nhau; phối hợp với các viện, các trường đại học để thầy cô được nâng cao năng lực chuyên môn từ những giảng viên, chuyên gia có nhiều kinh nghiệm; phối hợp với Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy để bồi dưỡng lý luận chính trị cho cán bộ quản lý, giáo viên.

Trên đường phát triển

Đoàn công tác tỉnh Long An thăm và làm việc với Cựu Tổng thống Lee Myung Bak
Địa phương

Long An xúc tiến đầu tư Hàn Quốc, hướng đến kinh tế xanh, phát triển bền vững

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và xu hướng phát triển bền vững, tỉnh Long An đang nỗ lực hết mình để thu hút đầu tư nước ngoài. Đặc biệt là từ Hàn Quốc - đối tác chiến lược quan trọng của Việt Nam nói chung, tỉnh Long An nói riêng. Chuyến công tác của Đoàn công tác tỉnh Long An đến Hàn Quốc lần này mở ra những cơ hội mới trong kết nối, xúc tiến đầu tư, khẳng định tiềm năng phát triển theo định hướng tăng trưởng xanh của tỉnh.

Chương trình chuyển đổi số đã trở thành phong trào mạnh mẽ lan tỏa khắp các sở, ban ngành trên địa bàn tỉnh Cà Mau
Trên đường phát triển

Những thành tựu bước đầu trong công tác chuyển đổi số ở Cà Mau

Với tinh thần lấy người dân làm trung tâm, chủ thể để đổi mới trong thực hiện chuyển đổi số, cả hệ thống chính trị tỉnh Cà Mau đã và đang vào cuộc "đi từng ngõ, gõ từng nhà" đưa chuyển đổi số đến từng người dân. Việc làm trên đã bước đầu mang lại hiệu quả thiết thực từ nền tảng chuyển đổi số và trở thành phong trào mạnh mẽ. Phó Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Cà Mau Trần Thị Cẩm Hằng đã có cuộc trao đổi với phóng viên Báo Đại biểu Nhân dân về vấn đề này.

Lãnh đạo TP Hạ Long kiểm tra tiến độ Dự án đường nối từ TL342 đến QL279 qua trung tâm xã Sơn Dương.
Trên đường phát triển

Nỗ lực của Hạ Long

Là địa phương bị thiệt hại nặng nề nhất do bão số 3 gây ra, cùng với thần tốc khắc phục hậu quả sau bão, TP. Hạ Long cũng tập trung triển khai các giải pháp quyết tâm, quyết liệt cao độ hơn trong thực hiện các nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, nhất là khôi phục nhanh chuỗi sản xuất - cung ứng, kịp thời gỡ khó cho doanh nghiệp, đẩy nhanh tiến độ các công trình trọng điểm, tăng thu ngân sách, đưa hoạt động tham quan vịnh Hạ Long trở lại…

Du khách Ấn Độ chụp ảnh check-in tại cảng tàu khách trước khi lên tàu tham quan Vịnh Hạ Long.
Trên đường phát triển

Hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu du khách

Quý IV.2024, ngành du lịch tỉnh Quảng Ninh phấn đấu đón 3.361.000 lượt du khách; qua đó, hoàn thành mục tiêu đón 19 triệu lượt khách du lịch (khách quốc tế 3,5 triệu lượt) cả năm. Để thực hiện mục tiêu này, bên cạnh tổ chức các chương trình, sự kiện, khai thác các sản phẩm du lịch mới đã đề ra từ đầu năm, giải pháp trọng tâm được ngành du lịch tỉnh xác định là tập trung triển khai quảng bá, xúc tiến, kết nối để thu hút du khách đến với địa bàn.

Lãnh đạo tỉnh Quảng Ninh thăm, động viên các doanh nghiệp sớm phục hồi sản xuất sau bão số 3
Trên đường phát triển

Đẩy nhanh tiến độ hỗ trợ khắc phục, tái thiết sau thiên tai

Hơn 1 tháng kể từ khi bão số 3 càn quét qua địa bàn, tỉnh Quảng Ninh đã triển khai thực hiện khối lượng công việc rất lớn để khắc phục thiệt hại; đặc biệt, là thống kê, kiểm đếm, lập hồ sơ thiệt hại theo quy định; dọn dẹp, tận thu tài sản; sửa chữa công trình, thiết bị… nhằm ổn định tình hình sản xuất kinh doanh và đời sống người dân.

Đoàn ĐBQH tỉnh làm việc với Công ty CP Khoáng sản và Thương mại Trung Hải.
Trên đường phát triển

Bài cuối: Rõ trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác

Quy định rõ quyền lợi địa phương nơi có khoáng sản được khai thác là cấp huyện và xã; giao trách nhiệm bảo vệ khoáng sản chưa khai thác cho lực lượng công an các cấp chủ trì, cơ quan quản lý nhà nước địa phương là đơn vị phối hợp để bảo đảm hiệu lực, hiệu quả… là những nội dung Đoàn ĐBQH tỉnh Nghệ An ghi nhận qua khảo sát việc thực hiện Luật Khoáng sản năm 2010, gắn với lấy ý kiến dự thảo Luật Địa chất và Khoáng sản trên địa bàn huyện Quỳ Hợp.

Cùng với tăng trưởng GRDP hai con số, tỉnh Quảng Ninh cũng đặt mục tiêu số thu NSNN không thấp hơn 55.600 tỷ đồng trong năm 2024
Trên đường phát triển

Kiên định mục tiêu tăng trưởng kinh tế hai con số

8 tháng năm 2024, về cơ bản, các chỉ tiêu, mục tiêu phát triển của tỉnh Quảng Ninh đã được triển khai, thực hiện đạt kế hoạch, kịch bản đề ra. Tuy nhiên, đầu tháng 9 vừa qua, bão số 3 càn quét qua địa bàn đã để lại những thiệt hại nặng nề, tác động không nhỏ đến tình hình kinh tế - xã hội, đời sống nhân dân. Mặc dù vậy, bằng tinh thần tự lực, tự cường, đoàn kết, thống nhất ý chí và hành động, tỉnh đã và đang triển khai hàng loạt giải pháp quyết liệt, linh hoạt để hoàn thành thắng lợi các nhiệm vụ đề ra của cả năm, trong đó, có mục tiêu giữ vững tăng trưởng hai con số.

Dự án hỗ trợ cho 390 hộ dân khó khăn và 11 trường học trên địa bàn 4 xã thuộc huyện U Minh với số tiền 1,8 tỉ đồng
Trên đường phát triển

Hỗ trợ người dân U Minh trước thiệt hại của hạn hán năm 2024

Trước những thiệt hại do hạn hán năm 2024, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị tỉnh Cà Mau phối hợp cùng Tổ chức Save the Children International - Văn phòng đại diện tại Việt Nam (Tổ chức Cứu trợ Trẻ em) đã triển khai Dự án cứu trợ khẩn cấp bằng tiền mặt cho hộ gia đình khó khăn và trường học bị ảnh hưởng sau hạn hán năm 2024 tại huyện U Minh

Khó khăn giao đất, giao rừng gắn với sinh kế và phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số
Trên đường phát triển

Khó khăn giao đất, giao rừng gắn với sinh kế và phát triển đời sống đồng bào dân tộc thiểu số

Giao đất, giao rừng, bảo vệ và phát triển rừng gắn với việc tạo sinh kế ổn định cho đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước, nhằm nâng cao đời sống cộng đồng và bảo vệ tài nguyên thiên nhiên. Tuy nhiên, quá trình triển khai chính sách này tại huyện Khánh Vĩnh, tỉnh Khánh Hòa, vẫn đang gặp nhiều khó khăn, dẫn đến hiệu quả chưa đạt được như mong đợi.

Nam Định: Triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Xã hội

Nam Định: Triển khai thực hiện hiệu quả Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”

Sau gần 15 năm triển khai Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" của Bộ Chính trị, tỉnh Nam Định đã thực hiện, triển khai sâu rộng cuộc vận động (CVĐ) đến đông đảo tầng lớp nhân dân, từng bước thay đổi nhận thức, văn hoá tiêu dùng, đưa hàng Việt đến gần hơn với người dân.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Đức Thụy
Địa phương

Khai mạc Hội nghị Ban Chấp hành Đảng bộ lần thứ 17

Để đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác 9 tháng đầu năm; xác định nhiệm vụ trọng tâm công tác 3 tháng cuối năm 2024 và giải quyết các công việc thuộc thẩm quyền, sáng nay, 10.10, Ban Thường vụ Tỉnh ủy Gia Lai đã khai mạc Hội nghị lần thứ 17 Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Khóa XVI (mở rộng).

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi
Địa phương

Thanh Hóa: Chăm lo đời sống cho người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi

Khu vực miền núi tỉnh Thanh Hóa gồm 11 huyện, với dân số trên 1 triệu người, trong đó, đồng bào DTTS chiếm hơn 60%. Do đó, trong những năm qua, việc quan tâm, chăm lo đời sống của người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi luôn là nhiệm vụ trọng tâm được Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đặc biệt quan tâm.