Dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi)

Phát triển điện hạt nhân nhằm bảo đảm an ninh năng lượng

PGS.TS. Vương Hữu Tấn - nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Luật Điện lực (sửa đổi) với mục tiêu chủ yếu là bảo đảm an ninh điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điện hạt nhân là một trong các dạng điện năng; vì vậy, trong Luật cần có tuyên bố về chính sách liên quan đến phát triển điện hạt nhân ở khía cạnh bảo đảm an ninh năng lượng là chính.

Phải sử dụng công nghệ hiện đại, có kiểm chứng

Ngày 21.10, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ, Bộ trưởng Bộ Công thương Nguyễn Hồng Diên đã trình bày trước Quốc hội về dự án Luật Điện lực (sửa đổi). Tại dự thảo, điểm đáng chú ý về phát triển điện hạt nhân là Nhà nước sẽ độc quyền trong đầu tư, xây dựng và vận hành các dự án nhà máy điện hạt nhân, nhà máy thủy điện chiến lược đa mục tiêu, lưới điện truyền tải...

Ảnh minh họa

Ảnh minh họa

Trong đó, các chính sách phát triển điện hạt nhân gồm: quy hoạch phát triển điện hạt nhân sẽ đồng bộ với quy hoạch phát triển điện bảo đảm mục tiêu an ninh cung cấp điện. Dự án điện hạt nhân là dự án quan trọng liên quan đến an ninh quốc gia, do Nhà nước đầu tư xây dựng và vận hành.

Việc đầu tư xây dựng, vận hành, chấm dứt hoạt động và bảo đảm an toàn nhà máy điện hạt nhân phải tuân thủ quy định của Luật Năng lượng nguyên tử và các quy định pháp luật khác. Các dự án điện hạt nhân phải sử dụng công nghệ hiện đại, có kiểm chứng để bảo đảm an toàn cao nhất.

Ngoài ra, dự thảo cũng quy định tùy thuộc tình hình kinh tế, xã hội từng thời kỳ và dự án cụ thể, Thủ tướng Chính phủ quy định cơ chế đặc thù.

Công nghệ và an toàn nên quy định trong Luật Năng lượng nguyên tử

Qua nghiên cứu các quy định về chính sách được đề xuất cho phát triển điện hạt nhân trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi), xin có một số ý kiến góp ý như sau.

Thứ nhất, Luật Điện lực với mục tiêu chủ yếu là bảo đảm an ninh điện năng cho phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Điện hạt nhân là một trong các dạng điện năng. Vì vậy, trong Luật Điện lực (sửa đổi) cần có tuyên bố về chính sách liên quan đến phát triển điện hạt nhân ở khía cạnh bảo đảm an ninh năng lượng là chính.

Cụ thể, Việt Nam có xem điện hạt nhân là một dạng điện năng nền bảo đảm an ninh năng lượng và sự ổn định của hệ thống điện quốc gia phục vụ cho phát triển kinh tế - xã hội không? Điện hạt nhân sẽ được phát triển với một tỷ lệ hợp lý như thế nào trong cơ cấu cung ứng điện năng của quốc gia?

Thứ hai, các vấn đề về công nghệ và an toàn điện hạt nhân sẽ được quy định trong Luật Năng lượng nguyên tử sửa đổi (dự kiến trình Quốc hội năm 2026). Đây là luật chuyên ngành điều chỉnh các vấn đề liên quan đến đầu tư, xây dựng, vận hành, bảo dưỡng, sửa chữa, tháo dỡ khi hết hạn sử dụng và các vấn đề quản lý an toàn, an ninh hạt nhân, ứng phó sự cố, thanh sát hạt nhân và bồi thường hạt nhân, quản lý pháp quy hạt nhân... trong sử dụng điện hạt nhân. Do đó, trong dự thảo Luật Điện lực (sửa đổi) không cần thiết phải đề cập đến các nội dung này.

Thứ ba, Nhà nước có nên độc quyền đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân không? Vấn đề này cần có các nghiên cứu kinh nghiệm quốc tế để làm rõ thêm.

Theo kinh nghiệm, trong thời kỳ ban đầu vào thập niên 1950 - 1970, đa số các nước đi vào phát triển điện hạt nhân còn có mục tiêu nâng cao tiềm lực quốc gia về quốc phòng an ninh nên Nhà nước cần phải độc quyền.

Việt Nam đã ký kết các điều ước quốc tế liên quan đến cấm phổ biến vũ khí hạt nhân, cấm thử hạt nhân toàn diện và cũng đã ký Hiệp ước Thanh sát, Nghị định thư bổ sung với Cơ quan Năng lượng Nguyên tử Quốc tế (IAEA). Do đó, Chương trình phát triển điện hạt nhân của nước ta chỉ phục vụ mục đích hòa bình. Vì vậy, công trình nhà máy điện hạt nhân của chúng ta thuần túy chỉ có ý nghĩa về bảo đảm an ninh năng lượng quốc gia, không khác gì các công trình năng lượng khác ngoài các yêu cầu về an toàn, an ninh hạt nhân để bảo đảm an toàn cho con người và môi trường. Nếu Nhà nước độc quyền đầu tư xây dựng và vận hành nhà máy điện hạt nhân thì không thể huy động các nguồn lực trong và ngoài nước đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân, làm tăng gánh nặng đầu tư công khi phát triển điện hạt nhân trong khi nguồn lực của nước ta còn hạn chế.

Kinh nghiệm tại Thổ Nhĩ Kỳ đã chấp nhận hình thức BOO (xây dựng - sở hữu - vận hành) trong đầu tư xây dựng nhà máy điện hạt nhân với Liên bang Nga. Điều này giúp Thổ Nhĩ Kỳ không phải lo về tài chính cũng như quản lý chất thải phóng xạ và nhiên liệu hạt nhân đã qua sử dụng - những vấn đề mà các nước còn đang có nhiều ý kiến tranh cãi khi phát triển điện hạt nhân.

Do đó, rất mong các đại biểu Quốc hội xem xét để đưa các chính sách nào thực sự cần thiết vào trong Luật Điện lực (sửa đổi) về phát triển điện hạt nhân, bảo đảm an ninh năng lượng và sự ổn định của hệ thống lưới điện quốc gia cũng như tháo gỡ khó khăn về đầu tư và thu xếp tài chính cho các dự án điện hạt nhân trong tương lai ở nước ta.

Kinh tế

Bám sát định hướng phát triển bền vững, SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024
Tài chính

Bám sát định hướng phát triển bền vững, SHB lãi hơn 9.048 tỷ đồng trong 9 tháng, đạt 80% kế hoạch năm 2024

Sau 9 tháng, lợi nhuận trước thuế lũy kế của SHB đạt 9.048 tỷ đồng, thực hiện 80% kế hoạch năm 2024. Bên cạnh phát triển hoạt động kinh doanh, Ngân hàng tích cực tham gia các hoạt động an sinh xã hội, ủng hộ người nghèo, xóa nhà tạm theo chủ trương của Chính phủ, thực hiện tốt trách nhiệm cộng đồng, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước.

Toàn cảnh hội nghị Sibos 2024. Ảnh : Agribank
Tài chính

Agribank tham dự Hội nghị Sibos 2024 tại Trung Quốc

Từ ngày 21-24.10, tại Bắc Kinh, Trung Quốc, đoàn công tác của Agribank do Phó Tổng giám đốc Đoàn Ngọc Lưu làm trưởng đoàn đã tham dự Hội nghị Sibos (SWIFT International Banking Operations Seminar) do Hiệp hội viễn thông tài chính liên ngân hàng toàn cầu (SWIFT) tổ chức.

9 tháng 2024, ABBANK ghi nhận kết quả tích cực trong chuyển đổi số, tín dụng tăng trưởng, khung vốn vững chắc
Doanh nghiệp

9 tháng 2024, ABBANK ghi nhận kết quả tích cực trong chuyển đổi số, tín dụng tăng trưởng, khung vốn vững chắc

Tính đến hết ngày 30.9.2024, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) ghi nhận sự bứt phá về số lượng giao dịch trên kênh ngân hàng số và tăng trưởng về dư nợ. Các chỉ số về khung vốn tiếp tục được đảm bảo theo quy định. ABBANK cũng tích cực chung tay trong công tác hỗ trợ khắc phục sau bão Yagi và đồng hành cùng khách hàng phát triển kinh doanh.

TS. Bắc
Kinh tế

Nâng quy mô dự án là mở không gian cho tư duy mới

Theo TS. NGUYỄN PHƯƠNG BẮC, Viện trưởng Viện Nghiên cứu phát triển kinh tế - xã hội Bắc Ninh, dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) có nhiều điểm mới quan trọng. Trong đó, việc nâng quy mô dự án chính là mở không gian cho tư duy mới, để thiết kế các dự án theo cách liên kết với nhau, mang tính tổng thể, tức là những dự án lớn. Điều này phù hợp với bối cảnh mới - bước vào “kỷ nguyên vươn mình của dân tộc”.

 BIC tiếp tục được AM Best định hạng năng lực tài chính aaa.VN, cao nhất tại Việt Nam
Kinh tế

BIC tiếp tục được AM Best định hạng năng lực tài chính aaa.VN, cao nhất tại Việt Nam

Vừa qua, tại Singapore, Tổ chức xếp hạng tín nhiệm tài chính hàng đầu thế giới AM Best đã công bố xếp hạng tín nhiệm năm 2024 của Tổng Công ty Bảo hiểm BIDV (BIC). Theo đó, AM Best tiếp tục khẳng định xếp hạng năng lực tài chính của BIC là B++ (Tốt), xếp hạng năng lực tổ chức phát hành là bbb (Tốt), định hạng tín nhiệm trong phạm vi quốc gia (National Scale Rating - NSR) là aaa.VN (Xuất sắc), cao nhất tại Việt Nam. Triển vọng nâng hạng cho các chỉ tiêu là ổn định.

Thủ tướng Phạm Minh Chính cùng các đại biểu chứng kiến Vietjet - Emirates trao thỏa thuận hợp tác mở rộng kết nối quốc tế
Doanh nghiệp

Vietjet và Emirates hợp tác mở rộng kết nối quốc tế, thúc đẩy thương mại và du lịch

Ngày 29.10, tại Dubai (UAE), Vietjet và Emirates đã ký kết thỏa thuận hợp tác nhằm mở rộng kết nối giữa các thành phố lớn của Việt Nam và Dubai, UAE, cũng như các điểm đến toàn cầu, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính tại Tọa đàm Doanh nghiệp Việt Nam - UAE. Thỏa thuận này sẽ thúc đẩy du lịch và thương mại giữa hai quốc gia, mở ra cơ hội hợp tác kinh tế và giao thương.

Agribank Hậu Giang đồng hành cùng Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao
Kinh tế

Agribank Hậu Giang đồng hành cùng Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao

"Agribank Hậu Giang sẵn sàng cung ứng vốn phục vụ Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao" - đó là khẳng định của Giám đốc Agribank Chi nhánh Hậu Giang Lê Viết Quyền tại Hội thảo “Thúc đẩy liên kết chuỗi giá trị lúa gạo góp phần thực hiện Đề án phát triển bền vững 1 triệu ha lúa chất lượng cao tại Hậu Giang” diễn ra mới đây. 

Hotel Academy Việt Nam khai giảng lớp quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL
Kinh tế

Hotel Academy Việt Nam khai giảng lớp quản trị khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL

Sáng 28.10, Hotel Academy Việt Nam đã tổ chức lễ khai giảng khóa học Quản trị Khách sạn và trao học bổng toàn phần VET by EHL tại Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, trong không khí trang trọng, tràn đầy cảm hứng. Chương trình có sự tham dự của tập thể sư phạm Nhà trường, tân học viên và phụ huynh.

Đề xuất đánh thuế với người sở hữu từ 2 bất động sản trở lên
Kinh tế

Nhiều bài toán cần giải quyết nếu áp thuế bất động sản

Để thực hiện áp thuế bất động sản, chi phí đầu tư hạ tầng kỹ thuật, công cụ tính thuế, đặc biệt là minh bạch và số hóa toàn bộ dữ liệu bất động sản dân cư là rào cản lớn nhất, cần nguồn tài chính lớn, sự quyết liệt tới cùng và công tác phối hợp lâu dài của liên bộ chức năng.