Phát triển Côn Sơn - Kiếp Bạc thành khu du lịch quốc gia

Với những giá trị về lịch sử, tư tưởng, văn hóa... Di tích quốc gia đặc biệt Côn Sơn - Kiếp Bạc (Hải Dương) đang triển khai các dự án để phát triển thành khu du lịch quốc gia, góp phần bảo tồn và phát huy giá trị hiệu quả nhất.

Triển khai nhiều dự án nhằm tạo đột phá phát triển du lịch

Tháng 8 vừa qua, Đoàn công tác Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch đã có chuyến thực tế một số tỉnh, trong đó có Hải Dương. Tại đây, đoàn đã khảo sát chùa Côn Sơn (Thiên Tư Phúc Tự) và đền Kiếp Bạc, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, phản ánh văn hóa nghệ thuật thời Trần.

Con Sơn.jpg
Côn Sơn - Kiếp Bạc, nơi lưu giữ nhiều hiện vật quý giá, phản ánh văn hóa nghệ thuật thời Trần. Ảnh: HS

So với những năm trước, con đường dẫn vào chùa Côn Sơn và đền Kiếp Bạc đã được trải bê tông, mở rộng, góp phần làm cảnh quan di tích thêm khang trang, sạch đẹp. Theo Phó trưởng Ban Quản lý di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc Lê Duy Mạnh, tại cả 2 di tích Côn Sơn và Kiếp Bạc có nhiều dự án được triển khai nhằm thúc đẩy tiềm năng, phát huy thế mạnh phát triển du lịch.

Một trong số đó là dự án xây dựng bến, chợ sông Thương, sân lễ hội và bến bãi xe phía trước đền Kiếp Bạc, có diện tích 6ha ở phía trước đê tả sông Thương. Dự án được thực hiện sẽ tạo nên cảnh trên bến dưới thuyền nhộn nhịp, đáp ứng nhu cầu du lịch của du khách.

Ngoài ra, dự án cải tạo, tu bổ núi Mâm Xôi; xây dựng nhà Bảo tàng Trần Hưng Đạo; hạng mục Viên Lăng; tu bổ, tôn tạo đền Thanh Hư; phục hồi suối Côn Sơn… đã và đang triển khai đồng loạt.

Dự án sinh thái hồ Thanh Long có quy mô 1.380ha, trải rộng trên diện tích 2/3 tỉnh Hải Dương, 1/3 huyện Lục Nam (Bắc Giang), cũng đang được tỉnh Hải Dương quan tâm và quyết liệt chỉ đạo, triển khai. Dự án sẽ tiến hành trong 8 năm với mức đầu tư 10 nghìn tỷ đồng, khi hoàn thành có thể thu hút 5 - 7 triệu du khách cho địa phương.

“Khu du lịch sinh thái hồ Thanh Long được xây dựng sẽ hình thành một khu du lịch tổng hợp có tầm cỡ quốc gia, quốc tế với các loại hình du lịch đặc trưng là lịch sử, văn hóa, tâm linh, sinh thái kết nối Côn Sơn - Kiếp Bạc và các điểm di tích ở Hải Dương, Bắc Giang, Quảng Ninh… Dự án cũng góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, tạo công ăn việc làm cho nhân dân địa phương, đồng thời giải quyết được các tiêu chí còn thiếu như: cơ sở hạ tầng, lưu trú, vui chơi giải trí, mua sắm… để đưa khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc trở thành khu du lịch quốc gia”, ông Mạnh cho biết.

Được xác định là địa điểm có nhiều tiềm năng phát triển du lịch, Côn Sơn - Kiếp Bạc nằm trong danh mục dự án được UBND tỉnh Hải Dương ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2030. Ngoài ra, nơi đây còn được đầu tư về chuyển đổi số; đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực; bảo tồn, phát huy giá trị tài nguyên, bảo vệ môi trường...

Xây dựng và khai thác các sản phẩm mới

Là khu di tích quốc gia đặc biệt, với thiên nhiên, phong cảnh hữu tình có sông, có núi, song theo ông Mạnh, Côn Sơn - Kiếp Bạc vẫn chỉ đón khách mang tính mùa vụ là lễ hội mùa Xuân và lễ hội mùa Thu. Hàng năm, khu di tích thu hút từ 1 - 1,2 triệu khách với doanh thu 35 - 37 tỷ đồng/năm. Hiện Côn Sơn - Kiếp Bạc mới khai thác và thu hút du lịch từ 2 loại hình là di tích và lễ hội.

"Lễ hội mùa Thu Côn Sơn - Kiếp Bạc là Lễ Hội quân trên sông Lục Đầu (Kiếp Bạc), với sự tham gia của 100 chiến thuyền từ Hải Phòng, Quảng Ninh đến diễn lại tích vua Trần đánh quân trên sông Lục Đầu. Vì vậy, tại đây tháng 8 (âm lịch) có thể đón 5 vạn khách/ngày, nhưng ngày thường chỉ 300 khách/ngày. Tính mùa vụ ảnh hưởng đến việc thu hút đầu tư vào hạ tầng dịch vụ, khách sạn... nên hiện tại khu di tích vẫn thiếu dịch vụ, cơ sở lưu trú, sản phẩm du lịch…", ông Mạnh chia sẻ.

grab5fa9f1135787.jpg
Lễ Hội quân trên sông Lục Đầu - một sản phẩm du lịch lễ hội độc đáo của Hải Dương thu hút đông đảo du khách. Nguồn: Báo HD

Để khai thác thế mạnh của di tích, Ban quản lý Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc xác định xây dựng dự án du lịch trên sông Lục Đầu với mô hình tương tự như Sông Hương (Huế). Theo khảo sát, ven sông Lục Đầu có 60 di tích trên hành trình liên quan đến thờ Đức Thánh Trần. Bên cạnh đó có rất nhiều sản vật địa phương như cá chép lưng gù, tôm Kiếp Bạc, gà đồi Côn Sơn...

"Du khách có thể vừa thưởng thức cảnh quan tươi đẹp, vừa thăm các khu di tích, đền thờ, vừa có thể thưởng thức quan họ, hát chèo... Nếu kết nối với Bắc Giang, Chí Linh có thể đi 2 - 3 ngày, có lưu trú, kết nối tiêu thụ sản phẩm…", ông Mạnh cho hay.

Dự kiến khi được UNESCO ghi danh là di sản thế giới, cùng với Yên Tử (Quảng Ninh), Vĩnh Nghiêm (Bắc Giang), Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc sẽ đón khoảng 4 triệu khách/năm. Điều này đòi hỏi địa phương phải đi trước đón đầu trong đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở lưu trú.

Ban Quản lý Khu di tích Côn Sơn - Kiếp Bạc đang phối hợp với Viện Nghiên cứu phát triển du lịch xây dựng đề án đưa Côn Sơn - Kiếp Bạc thành khu du lịch quốc gia vào giai đoạn 2025 - 2030; đồng thời phối hợp cùng Viện Phát triển du lịch bền vững Việt Nam xây dựng đề án phát triển khu du lịch Côn Sơn - Kiếp Bạc đến năm 2030 định hướng năm 2045.

Văn hóa - Thể thao

Triển lãm tranh lụa "Tằm"
Văn hóa

Triển lãm tranh lụa "Tằm"

"Tằm" là tên gọi triển lãm thứ 2 của Kén Lab, với ý nghĩa là sự nối tiếp cho hành trình học hỏi, phát triển tốt đẹp của nhóm đối với nghệ thuật vẽ tranh lụa truyền thống.

Hà Nội - Những tháng năm...
Văn hóa

Hà Nội - Những tháng năm...

Đêm nhạc "Hà Nội - Những tháng năm..." diễn ra vào 20 giờ ngày 20.9, tại Nhà hát Lớn Hà Nội sẽ đưa khán giả trở về những dấu ấn lịch sử hào hùng và vẻ đẹp lãng mạn của Thủ đô nghìn năm văn hiến.

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch
Văn hóa

Cộng hưởng điện ảnh và du lịch

Điện ảnh truyền tải những hình ảnh đẹp về đất nước, con người, cảnh quan; du lịch giúp khách quốc tế trực tiếp trải nghiệm những gì họ đã thấy trên màn ảnh. Kết nối màn ảnh và điểm đến, Chương trình xúc tiến du lịch - điện ảnh Việt Nam tại Hoa Kỳ hứa hẹn thúc đẩy sự phát triển của hai ngành công nghiệp văn hóa này.

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp
Văn hóa - Thể thao

Quảng bá sơn mài Việt Nam tại Pháp

Tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp đang diễn ra Triển lãm Tranh, sản phẩm sơn mài. Hoạt động do Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch giao Cục Mỹ thuật, Nhiếp ảnh và Triển lãm chủ trì phối hợp với Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Pháp, Đại sứ quán Việt Nam tại Pháp và các đơn vị tổ chức.

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên
Văn hóa

Mang rạp chiếu bóng đến với đồng bào vùng biên

Đều đặn nhiều đêm hè đã hàng chục năm nay, bà con đồng bào nơi biên giới đều háo hức chờ đợi buổi xem phim cùng cả bản làng, được mang đến bởi đội chiếu bóng lưu động của Trung tâm Văn hoá và Điện ảnh tỉnh Quảng Bình sau chặng đường dài ngược lên với đại ngàn.

Vở múa "Nàng Mây"
Văn hóa

Giữ bản sắc trong thế giới nghệ thuật hội nhập

Phản ánh chân thực, sinh động không gian, văn hóa truyền thống của nhiều cộng đồng, dân tộc, cuộc sống nhiều màu sắc tại các vùng miền, biên đạo múa NGUYỄN HẢI TRƯỜNG (Học viện Múa Việt Nam) mong muốn thể hiện đậm nét bản sắc Việt Nam qua góc nhìn của người trẻ.

Trong bão lũ
Văn hóa - Thể thao

Trong bão lũ

Bài thơ "Trong bão lũ" của tác giả Đặng Quốc Vinh, nguyên Phó Chủ tịch Thường trực UBND tỉnh Hà Tĩnh, là tiếng lòng đầy xót xa trước cảnh thiên tai khắc nghiệt do bão Yagi gây ra. Với ngôn từ sâu sắc, tác giả khắc họa nỗi đau mất mát của người dân và tinh thần đoàn kết, sẻ chia của đồng bào cả nước, tạo nên niềm tin vào sự hồi sinh và vững bền của quê hương Việt Nam.

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”
Văn hóa - Thể thao

Miền biên viễn - “nhịp đập trái tim nghệ thuật”

Với họa sĩ Đỗ Đức, miền biên viễn không chỉ là một địa danh, mà còn là “nhịp đập trái tim nghệ thuật”. Dành cả cuộc đời để khám phá và khắc họa vẻ đẹp hoang sơ, hùng vĩ của dải biên thùy vô cùng yêu quý này, qua tác phẩm của mình, ông đã kể những câu chuyện về núi rừng, về con người và cuộc sống nơi đây.