Hợp tác thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ

Phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu ngành ô tô

Để tham gia sâu rộng vào chuỗi cung ứng toàn cầu, các doanh nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô cần phải liên kết với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới, đồng thời nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất. 

Nhiều dư địa phát triển

Theo số liệu của Bộ Công Thương, năm 2023 Việt Nam nhập khẩu tổng cộng 2,835 tỷ USD và xuất khẩu 3,09 tỷ USD linh kiện phụ tùng ô tô. Trong lĩnh vực này Việt Nam đang duy trì cán cân xuất siêu.

Có thể thấy, các doanh nghiệp trong nước có thế mạnh trong sản xuất các bộ phận linh kiện về điện của ô tô. Năm 2023 kim ngạch xuất khẩu của nhóm linh kiện về dây điện đạt khoảng 1,17 tỷ USD, chiếm 38% giá trị xuất khẩu linh kiện ô tô và đứng thứ 3 thế giới. Sản phẩm dây điện của doanh nghiệp Việt Nam đã trở thành mắt xích quan trọng trong chuỗi cung ứng vật tư lắp ráp ô tô toàn cầu.

Các doanh nghiệp trong nước có thế mạnh trong sản xuất các bộ phận linh kiện về điện của ô tô. Ảnh: ITN
Các doanh nghiệp trong nước có thế mạnh trong sản xuất các bộ phận linh kiện về điện của ô tô. Ảnh: ITN

Bà Trương Thị Chí Bình, Phó Tổng Thư ký Hiệp hội Công nghiệp Hỗ trợ Việt Nam (VASI) cho biết, có tín hiệu đáng mừng là tỷ lệ tổng giá trị sản phẩm công nghiệp ô tô đã tăng nhanh trong những năm gần đây. Cụ thể là từ 12% vào năm 2018 đã lên 25% vào năm 2023. Đồng thời, xu thế của các doanh nghiệp là gia tăng giá trị sản phẩm. Thay vì tập trung vào linh kiện phụ tùng riêng lẻ, doanh nghiệp đã tập trung sản xuất cụm linh kiện, bắt đầu sản xuất thiết bị gốc (OEM) và hướng tới sản xuất thương hiệu gốc (OBM).

Theo ông Phạm Tuấn Anh, Phó Cục trưởng Cục Công nghiệp (Bộ Công thương), những năm gần đây, nhu cầu về phương tiện giao thông tại Việt Nam đang tăng nhanh và được đánh giá là một thị trường đầy tiềm năng cho các doanh nghiệp ô tô. Cùng với đó, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng đang phát triển. Hiện những chương trình hợp tác quốc tế trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đang được triển khai mạnh mẽ, nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh cho các doanh nghiệp, để tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Kết quả đạt được trong những năm gần đây là nhiều doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ô tô tại Việt Nam như: Thaco, Hyundai Thành Công, VinFast… đang mở rộng đầu tư sản xuất ở quy mô lớn. Nhiều dự án sản xuất sản phẩm công nghiệp hỗ trợ có vốn đầu tư lớn được thực hiện tại Việt Nam để cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Có thể khẳng định, ngành công nghiệp ô tô cũng như công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam còn nhiều dư địa phát triển.

Chuyển đổi toàn diện, đòi hỏi nền tảng công nghiệp lớn 

Trong nhiều năm qua, Đảng, Nhà nước và Chính phủ đã có các chủ trương và chính sách quan trọng để thúc đẩy phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ ô tô. Cụ thể như: Nghị quyết số 23/NQ-TW của Bộ Chính trị có chủ trương ưu tiên phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam trở thành ngành công nghiệp quan trọng; Chiến lược và Quy hoạch phát triển ngành công nghiệp ô tô Việt Nam có tầm nhìn đến năm 2030 được Chính phủ ban hành đặt ra mục tiêu phát triển ngành công nghiệp ô tô đáp ứng tối đa nhu cầu thị trường nội địa về các loại xe ô tô, xe máy và một số loại xe chuyên dùng; phấn đấu trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng và một số cụm chi tiết có giá trị cao trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới, góp phần tăng trưởng kinh tế và thúc đẩy sự phát triển các ngành công nghiệp khác.

Cùng với ngành sản xuất, lắp ráp ô tô, xe máy, lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ cũng được Chính phủ rất quan tâm và chú trọng. Thời gian qua, nhiều chính sách hỗ trợ, ưu đãi nhằm thúc đẩy phát triển công nghiêp hỗ trợ nói chung và công nghiệp hỗ trợ cho ngành sản xuất, lắp ráp ô tô nói riêng đã được Chính phủ ban hành như: Nghị định số 111/2015/NĐ-CP về phát triển công nghiệp hỗ trợ, Nghị quyết số 115/NQ-CP về các giải pháp thúc đẩy phát triển công nghiệp hỗ trợ.

Ông Nguyễn Công Quyết, đại diện Hiệp hội các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA) cho rằng, thị trường ô tô Việt Nam rất có tiềm năng, nhờ quy mô dân số 100 triệu người và thu nhập bình quân ngày càng tăng. Tuy nhiên, ngành công nghiệp hỗ trợ vẫn đang ở giai đoạn 1 (giai đoạn duy trì). Các doanh nghiệp chủ yếu sản xuất ra những linh phụ kiện có giá trị không cao và ít tính cạnh tranh. Một trong những vấn đề chính là do quy mô thị trường ô tô còn nhỏ bé, dẫn đến sản xuất nhỏ, khó phát triển chuỗi cung ứng.

Phó Tổng Thư ký VASI Trương Thị Chí Bình thông tin, sản xuất linh kiện ô tô tại Việt Nam chia làm 2 nhánh: những hoạt động có giá trị cao, được thực hiện bởi các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) và những thương hiệu lớn trong nước; còn các hoạt động có giá trị thấp tập trung bởi những doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, nhiều doanh nghiệp nhỏ và vừa đang rơi vào “bẫy năng suất thấp”. Do đó, cần phải thúc đẩy khu vực này chuyển đổi toàn diện, từ mục đích đến quy trình và con người. Phải đẩy mạnh chuyển đổi số và hướng tới chuyển đổi xanh.

Về phát triển chuỗi cung ứng toàn cầu ngành ô tô trong bối cảnh thích ứng với biến đổi khí hậu, đại diện VAMA cho rằng, để sản xuất, lắp ráp một chiếc xe ô tô hoàn chỉnh sẽ cần khoảng 30.000 sản phẩm linh kiện. Các linh kiện xe ô tô bao gồm: linh kiện kim loại (thân xe, động cơ), linh kiện cao su nhựa (cản xe, trang bị nội thất xe), linh kiện sợi vải (ghế nỉ) và linh kiện điện tử... Do đó, ngành công nghiệp ô tô đòi hỏi một nền tảng công nghiệp lớn.

Để công nghiệp hỗ trợ ô tô phát triển trong thời gian tới, cần phải liên kết với các tập đoàn sản xuất ô tô lớn trên thế giới để ngành công nghiệp ô tô đồng bộ với phát triển hạ tầng giao thông, đáp ứng cơ bản nhu cầu trong nước về các loại xe có lợi thế cạnh tranh, phù hợp với chính sách tiêu dùng và các yêu cầu về bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng. Đồng thời, nâng cao năng lực cạnh tranh để trở thành nhà cung cấp linh kiện, phụ tùng trong chuỗi sản xuất công nghiệp ô tô thế giới, tạo động lực thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế của cả nước theo hướng hiện đại.

Kinh tế

Chương trình ưu đãi “Chi tiêu thả ga, hoàn tiền tối đa” dành cho chủ thẻ tín dụng quốc tế của LPBank đang có mức hoàn tiền lên đến 20%.
Tài chính

Thẻ tín dụng LPBank - "Bí kíp" chi tiêu thông minh cuối năm

Mùa mua sắm cuối năm đang đến gần, kéo theo nhu cầu chi tiêu của người tiêu dùng tăng cao. Trong bối cảnh đó, thẻ tín dụng ngày càng khẳng định vị thế là công cụ thanh toán hiện đại, tiện lợi và mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Nắm bắt xu hướng này, Ngân hàng Lộc Phát Việt Nam (LPBank) mang đến giải pháp tài chính tối ưu với những ưu đãi vượt trội từ thẻ tín dụng quốc tế, giúp khách hàng tận hưởng trọn vẹn niềm vui mua sắm cuối năm mà vẫn kiểm soát tốt ngân sách của mình.

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học
Thị trường

ABBANK khuyến nghị khách hàng sớm hoàn tất cập nhật thông tin sinh trắc học

Tuân thủ Thông tư 17/2024/TT-NHNN và Thông tư 18/2024/TT-NHNN của Ngân hàng Nhà nước, Ngân hàng TMCP An Bình (ABBANK) thông báo đến khách hàng về yêu cầu bắt buộc thực hiện cập nhật thông tin sinh trắc học cho tất cả các giao dịch tài khoản trực tuyến và giao dịch thẻ tại Ngân hàng từ ngày 1.1.2025.

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam
Doanh nghiệp

Động lực mới cho ngành logistics và giao dịch hàng hóa tại Việt Nam

Ngày 22.11.2024, tại Hà Nội, Sở Giao dịch Hàng hóa Việt Nam (MXV) và Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã ký kết biên bản thống nhất hợp tác về logistics trong giao dịch hàng hóa. Đây được xem là bước ngoặt quan trọng, tạo nền tảng thúc đẩy sự phát triển mạnh mẽ của chuỗi cung ứng hàng hoá quốc gia, đồng thời mở ra nhiều cơ hội hợp tác trong bối cảnh hội nhập kinh tế toàn cầu.

Cần đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế
Kinh tế

Cần đánh giá kỹ tác động khi tăng thuế

Dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi) quy định thuế suất theo tỷ lệ và mức thuế tuyệt đối đối với mặt hàng thuốc lá, đồng thời quy định lộ trình tăng mức thuế tuyệt đối đối với các mặt hàng thuốc lá. Nhiều ý kiến cho rằng, hút thuốc lá có hại cho sức khỏe nên thuốc lá là sản phẩm chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là cần thiết. Tuy nhiên, cần đánh giá kỹ tác động về kinh tế - xã hội nhiều chiều để có lộ trình phù hợp khi tăng thuế tiêu thụ đặc biệt đối với sản phẩm này.

Yếu tố xã hội (S) trong ESG ngày càng quan trọng trong lĩnh vực bất động sản
Kinh tế

Giá trị xã hội trong các dự án bất động sản

Yếu tố xã hội (S) đang đóng vai trò ngày càng quan trọng trong lĩnh vực bất động sản. Làm thế nào để các nhà đầu tư tạo ra những dự án không chỉ thân thiện với môi trường mà còn góp phần xây dựng các cộng đồng đa dạng, năng động, và bảo đảm bình đẳng xã hội? Việc này bao gồm cung cấp nhà ở giá cả phải chăng, mở rộng quyền tiếp cận dịch vụ công cộng như y tế, giáo dục và tạo ra nhiều cơ hội việc làm hơn.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Hài hòa lợi ích để đạt mục tiêu kép

Tuần qua, khi thảo luận tổ về dự thảo Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt (sửa đổi), các ĐBQH nhấn mạnh yêu cầu hài hòa lợi ích giữa Nhà nước, doanh nghiệp và người dân. Đây là bài toán khó nhưng phải giải cho được để đạt mục tiêu kép: kiểm soát tiêu dùng và tạo nguồn thu ngân sách mà không làm tổn hại đến doanh nghiệp, người dân, cũng như sự phát triển kinh tế - xã hội.

Chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Chìa khóa phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ

Theo ý kiến của các chuyên gia, để đặt nền tảng vững chắc cho sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ tại Việt Nam; cần triển khai đồng bộ các giải pháp từ hoàn thiện chính sách, xây dựng môi trường đầu tư thuận lợi và chú trọng vào hợp tác quốc tế.

Để "ba nhà" không còn chịu thiệt
Kinh tế

Để "ba nhà" không còn chịu thiệt

Theo các chuyên gia, "ba nhà" ở đây là Nhà nước, nhà nông và doanh nghiệp trong nước đã cùng chịu thiệt suốt 10 năm qua khi phân bón không chịu thuế giá trị gia tăng (GTGT) theo quy định của Luật thuế 71.

Ảnh minh họa
Kinh tế

Cần chuẩn bị bài bản cho tái khởi động dự án điện hạt nhân

PGS. TS. Vương Hữu Tấn - Nguyên Viện trưởng Viện Năng lượng nguyên tử Việt Nam

Để có thể tái khởi động dự án điện hạt nhân Ninh Thuận, công tác chuẩn bị phải được làm một cách bài bản và tuân thủ đầy đủ hướng dẫn của Cơ quan Năng lượng nguyên tử quốc tế (IAEA). Chỉ có như vậy mới tạo được lòng tin của người dân cũng như cộng đồng quốc tế.

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh
Xã hội

UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn VinGroup ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh

Ngày 23.11, nhằm thúc đẩy các kế hoạch phát triển kinh tế và cải thiện chỉ số xanh cấp tỉnh (PGI), UBND tỉnh Vĩnh Phúc và Tập đoàn Vingroup đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác toàn diện về chuyển đổi xanh. Lễ ký kết diễn ra trong khuôn khổ Hội nghị “Chuyển đổi xanh - nhận thức và hành động vì một tương lai Vĩnh Phúc phát triển bền vững”, hướng tới mục tiêu khai thác tối đa thế mạnh mỗi bên để thúc đẩy chuyển đổi xanh và phát triển bền vững tại địa phương, góp phần giảm phát thải ròng về 0 (Net Zero).

Cán bộ Agribank hướng dẫn khách hàng cài đặt sinh trắc học
Doanh nghiệp

Cơ hội rinh iPhone 16 khi thu thập sinh trắc học trên Agribank Plus

Từ 1.1.2025, khách hàng chưa cài đặt sinh trắc học qua CCCD gắn chip sẽ không thực hiện được giao dịch trực tuyến trên tài khoản cũng như rút tiền, thanh toán online từ thẻ. Nhằm hỗ trợ khách hàng chủ động hoàn thành thủ tục này, Agribank mang đến chương trình ưu đãi hấp dẫn dành cho khách hàng hoàn thành cài đặt sinh trắc học.

Ảnh minh họa
Thị trường

Xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến có thể đạt 1,2 tỷ USD

Ông Cao Bá Đăng Khoa, Tổng Thư ký Hiệp hội Dừa Việt Nam cho biết, kim ngạch xuất khẩu dừa và sản phẩm chế biến năm nay có thể đạt 1,2 tỷ USD, tăng 15 - 20% so với năm 2023. Tuy tăng trưởng mạnh nhưng muốn bền vững, cần bảo đảm nguồn cung ổn định, chất lượng tốt và quan tâm xây dựng thương hiệu cho ngành dừa.