Phát triển chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu

Chính sách đồng bộ đảm bảo bền vững chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu.
Chính sách đồng bộ đảm bảo bền vững chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu.

Theo chuyên gia nông nghiệp HOÀNG TRỌNG THỦY, ngành nông nghiệp có năng lực sản xuất dồi dào, khả năng cung ứng lớn nhưng doanh nghiệp xuất khẩu vẫn đối mặt với nhiều thách thức. Điều này đòi hỏi có những chính sách đồng bộ và hiệu quả để phát triển bền vững chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu.

Xuất khẩu nông sản đối mặt 5 thách thức lớn

- Ông đánh giá như thế nào về tốc độ tăng trưởng của ngành nông nghiệp trong thời gian qua?

nv1.jpg
Chuyên gia Nông nghiệp Hoàng Trọng Thủy

- Ngành nông nghiệp nước ta có năng lực sản xuất dồi dào, các sản phẩm phong phú, đa dạng, khả năng cung ứng lớn cho thị trường thế giới với lợi thế cạnh tranh từ 16 Hiệp định thương mại tự do (FTA). Các FTA tạo ra lợi thế cạnh tranh rất lớn cho các mặt hàng nông, lâm, thủy sản chiến lược nhờ cam kết cắt giảm thuế quan.

Theo số liệu của Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 8 tháng năm 2024, tổng kim ngạch xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đạt 40,08 tỷ USD, nhập khẩu 28,28 tỷ USD. Xuất siêu của ngành là 11,8 tỷ USD, tăng 68,4%, chiếm tỷ trọng lớn trong xuất siêu của nền kinh tế. Với kết quả tích cực, xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2024 sẽ đạt 54 - 55 tỷ USD.

Tuy nhiên, nhìn nhận khách quan thì thời gian tới doanh nghiệp xuất khẩu nông sản vẫn đối diện với nhiều khó khăn.

- Cụ thể những thách thức đó là gì, thưa ông?

- Có 5 thách thức lớn mà doanh nghiệp xuất khẩu sẽ gặp phải. Một là, giá nguyên liệu đầu vào tăng cao. Hai là, chi phí vận tải, logistics chưa có dấu hiệu giảm. Ba là, chính sách nhập khẩu của các nước liên tục thay đổi. Bốn là, yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng ngày càng tăng. Năm là, người tiêu dùng nước ngoài có xu hướng thắt chặt chi tiêu do áp lực lạm phát.

Hình thành các cơ sở chế biến quy mô lớn, hiện đại

- Để bảo đảm sự bền vững trong chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu thì cần làm gì, thưa ông?

- Những thách thức trên đòi hỏi phải có những chính sách đồng bộ và hiệu quả để phát triển bền vững chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu; trong đó có hai giải pháp cốt lõi.

Về tổ chức sản xuất, cần hoàn thiện và công bố quy hoạch các vùng nuôi trồng theo từng nhóm hàng đặc trưng trên từng địa bàn. Khuyến khích các hộ sản xuất tham gia các vùng được quy hoạch thông qua hoạt động đầu tư vốn, hỗ trợ thực hiện chuyển đổi giống, kỹ thuật và công nghệ nhằm tăng năng suất, đạt hiệu quả cao; đăng ký chứng nhận sản xuất theo tiêu chuẩn VietGAP. Thực hiện đăng ký chỉ dẫn địa lý, bảo hộ nhãn hiệu tập thể cho từng khu vực sản xuất nhằm hạn chế gian lận về nguồn gốc xuất xứ. Đồng thời, giám sát trong quá trình sản xuất, tiến tới thực hiện các chứng nhận sản phẩm bền vững đạt tiêu chuẩn quốc tế. Phát triển các các mô hình liên kết sản xuất giữa doanh nghiệp và nông dân theo chuỗi giá trị, phát triển vùng nguyên liệu ổn định gắn với cơ sở chế biến và tiêu thụ sản phẩm.

Về quản trị thương mại, khuyến khích và hỗ trợ các cơ sở chế biến hàng nông sản xuất khẩu đầu tư công nghệ mới vào dây chuyền sản xuất chế biến bảo đảm chất lượng và an toàn vệ sinh thực phẩm đáp ứng yêu cầu của nhà nhập khẩu. Các doanh nghiệp chế biến cần đầu tư nâng cao chất lượng, cải tiến mẫu mã, xây dựng các thương hiệu mạnh, có uy tín trên thị trường xuất khẩu.

Cùng với đó, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, tăng cường hệ thống thông tin về thị trường, khoa học công nghệ, tiến bộ kỹ thuật mới cho các hộ nuôi trồng, chế biến và các doanh nghiệp xuất khẩu. Tạo lập và tăng cường liên kết các thành viên trong chuỗi cung ứng sản phẩm nông sản xuất khẩu cùng vận hành và phát triển bền vững.

Đặc biệt, cần chú trọng xây dựng thương hiệu cho nông sản. Các hiệp hội ngành hàng nông sản nên tổ chức giới thiệu sản phẩm của ngành mình cho người tiêu dùng tại các nước mà hàng Việt Nam xuất khẩu tới, nhằm tạo dựng niềm tin của người tiêu dùng đối với các sản phẩm nông sản mang thương hiệu Việt Nam. Có thương hiệu, nông sản mới có thể tham gia bền vững vào chuỗi giá trị toàn cầu.

- Để nâng cao năng lực doanh nghiệp trong chuỗi cung ứng nông sản xuất khẩu, theo ông cần tập trung những vấn đề nào?

- Trước mắt, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu với vai trò là người điều hành chuỗi cần chủ động tiếp cận và ký kết các bản ghi nhớ về liên kết. Sau đó, ký kết hợp đồng bao tiêu sản phẩm với các hộ sản xuất trong vùng nguyên liệu đã quy hoạch nhằm tạo lập niềm tin và khuyến khích họ có trách nhiệm với việc nuôi trồng sản phẩm nông sản xuất khẩu.

Đồng thời, với vai trò là trung tâm chuỗi, các doanh nghiệp chế biến và xuất khẩu cũng cần kết nối chặt chẽ với hệ thống thông tin của các thành viên khác trong chuỗi. Sự chia sẻ và kết nối hiệu quả sẽ góp phần cung cấp thông tin đầy đủ, chính xác và kịp thời cho tất cả thành viên, giúp cân đối tốt hơn công tác thu mua, dự trữ và vận chuyển; hướng tới giảm thiểu lao động về cung cầu trên thị trường; từng bước đáp ứng yêu cầu truy nguyên nguồn gốc xuất xứ sản phẩm nông sản xuất khẩu.

Bên cạnh đó, cần có cơ chế khuyến khích và hỗ trợ phù hợp để tăng cường và mở rộng đầu tư, liên kết, chuyển giao công nghệ theo hướng hình thành các cơ sở chế biến quy mô lớn, công nghệ hiện đại. Qua đó, tăng được công suất chế biến, tăng tỷ lệ chế biến sâu, tạo sản phẩm chất lượng, đáp ứng nhu cầu cao của thị trường thế giới.

- Xin cảm ơn ông!

Kinh tế

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh
Tài chính

Nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức sẽ chính thức được giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh

Thông tư 68/2024/TT-BTC đã bổ sung quy định về giao dịch mua cổ phiếu không yêu cầu có đủ tiền khi đặt lệnh của nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đây là bước tiến rất quan trọng để gỡ “nút thắt” để đáp ứng các tiêu chuẩn nâng hạng thị trường thị trường chứng khoán từ cận biên lên mới nổi thứ cấp theo tiêu chí của FTSE Russell.

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối
Kinh tế

Vimexpo 2024: Cơ hội giao thương - Mở rộng kết nối

Thời gian qua, ngành Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo tại Việt Nam (CNHT và CBCT) đã có những bước phát triển đáng ghi nhận. Trong 6 tháng đầu năm 2024, sản xuất công nghiệp tiếp tục cho thấy sự khởi sắc, đóng góp tích cực vào thành quả chung của cả nền kinh tế.

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28
Thị trường

Bảo Việt Nhân thọ trao giải thưởng ô tô đầu tiên của chương trình tri ân lớn nhất năm nhân dịp sinh nhật lần thứ 28

Vừa qua, tại Bình Phước, trong lễ quay thưởng đợt 1 chương trình “Bảo vệ cả nhà - vi vu thả ga” của Bảo Việt Nhân thọ, giải thưởng ô tô VF5 Plus cùng 48 giải thưởng giá trị khác đã được trao đến các khách hàng may mắn trên toàn quốc. Chương trình nằm trong chuỗi các hoạt động hướng đến 60 năm Bảo Việt và kỷ niệm 28 năm thành lập Bảo Việt Nhân thọ.

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc
Kinh tế

Thiên Long (TLG) điều chỉnh chức danh các Phó Tổng Giám đốc

Để đáp ứng nhu cầu phát triển, Công ty Cổ phần Tập đoàn Thiên Long (TLG) vừa đưa ra quyết định điều chỉnh hệ thống chức danh của các Phó tổng Giám đốc. Việc điều chỉnh chức danh không ảnh hưởng đến quyền hạn, thẩm quyền phê duyệt, trách nhiệm và phạm vi công việc của các Phó tổng Giám đốc này.

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm
Kinh tế

Dùng tài liệu giả trong hồ sơ dự thầu, Công ty từng xây Cầu Thăng Long bị xem xét xử lý vi phạm

Cuối tháng 8 vừa qua, Ban Quản lý Dự án Đầu tư Xây dựng Công trình Giao thông Lào Cai đã có Quyết định số 218/QĐ-BGT huỷ gói thầu số 12: Thi công xây dựng công trình (bao gồm cả đảm bảo giao thông; thuế, phí tài nguyên; xây dựng trạm trộn, di chuyển thiết bị) thuộc Dự án Xây dựng đường Tỉnh lộ 155 đoạn từ cầu Móng Sến đến Sa Pả (Km13+800 - Km20+272).

Toàn cảnh hội thảo
Thị trường

Thúc đẩy nông nghiệp xanh bằng cơ chế thị trường

Ngành nông nghiệp đang đối mặt với thách thức lớn về biến đổi khí hậu, đòi hỏi phải thay đổi tư duy sản xuất theo hướng bền vững và ít phát thải hơn. Để thúc đẩy quá trình này, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam cần xây dựng một cơ chế thị trường linh hoạt, nơi các sản phẩm nông nghiệp xanh được khuyến khích và hỗ trợ phát triển.

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024
Doanh nghiệp

BIDV - “Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam” 2024

Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) vừa được Tạp chí Euromoney vinh danh với giải thưởng “Vietnam’s Best Digital Bank” (Ngân hàng chuyển đổi số tốt nhất Việt Nam). Giải thưởng được trao trong khuôn khổ chương trình “Awards for Excellence 2024” với sự tham gia của các ngân hàng trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương tại Singapore.

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát
Doanh nghiệp

Dấu ấn của doanh nghiệp Việt trên lộ trình phát triển bền vững của ngành nước giải khát

Sự phát triển của ngành nước giải khát luôn song hành cùng sự phát triển kinh tế, đảm bảo an sinh xã hội. Trên hành trình phát triển ấy, các doanh nghiệp Việt cũng đã có những dấu ấn riêng của mình bằng những bứt phá trong hoạt động sản xuất, kinh doanh và được khẳng định bằng những giá trị thiết thực đóng góp vào sự phát triển bền vững của ngành.

Doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phù hợp
Thị trường

Doanh nghiệp cần xây dựng lộ trình phù hợp

Không có lộ trình duy nhất cho tất cả doanh nghiệp để ứng phó hiệu quả với Cơ chế CBAM vận hành từ năm 2026. Thay vào đó, doanh nghiệp cần tùy theo hiện trạng công nghệ, chiến lược kinh doanh, điều kiện tài chính, nguồn lực... để xây dựng lộ trình phù hợp.