TỰ HÀO HÀNG VIỆT NAM” “TINH HOA HÀNG VIỆT NAM

Phát triển các sản phẩm Việt có chất lượng là điều kiện quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội

Nhằm thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19.5.2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, nhiệm kỳ 2024 - 2029, UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh tiếp tục tuyên truyền, phổ biến các chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước về thực hiện Cuộc vận động nhằm đưa sản phẩm Việt đến tay người tiêu dùng trong tỉnh, góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.

Để các thương hiệu Việt ngày càng lan tỏa hơn

Theo đó, Đại hội đại biểu MTTQ Việt Nam tỉnh nhiệm kỳ 2024 - 2029 đã xác định chương trình hành động: Tiếp tục tuyên truyền sâu rộng bằng nhiều hình thức phù hợp, sinh động về Cuộc vận động trong các ngành, các cấp, các tầng lớp nhân dân, cộng đồng doanh nghiệp, nhằm khơi dậy niềm tự hào và tinh thần yêu quê hương, đất nước, ý chí tự lực, tự cường, trách nhiệm, khát vọng vươn lên của con người Trà Vinh trong sản xuất, kinh doanh.

Khuyến khích, động viên người tiêu dùng trong tỉnh ưu tiên sử dụng hàng hóa tỉnh Trà Vinh, hàng hóa Việt Nam; các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong tỉnh ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của Việt Nam và của tỉnh Trà Vinh.

tra-vinh-1-4812.jpg
UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh tiếp tục tuyên truyền, phổ biến nhằm thực hiện hiệu quả Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19.5.2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới. Ảnh: Ngọc Nhung

Phó Chủ tịch UBMTTQ Việt Nam tỉnh Trà Vinh Kiên Banh - Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” tỉnh cho biết, để thực hiện hiệu quả Cuộc vận động, MTTQ Việt Nam tỉnh đề nghị các cấp, các ngành cần tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, triển khai các văn bản của trung ương, của tỉnh về Cuộc vận động trong cán bộ, đảng viên, các cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh và người tiêu dùng, nhất là phát huy tinh thần gương mẫu, tính tiên phong của người đứng đầu, cán bộ, đảng viên trong thực hiện Cuộc vận động, ủng hộ hàng Việt để các thương hiệu Việt đã được xây dựng ngày càng lan tỏa hơn, để người tiêu dùng biết đến thương hiệu Việt ngày càng nhiều hơn và ưu tiên hơn trong mua sắm, sử dụng.

Đồng thời, lồng ghép việc thực hiện Cuộc vận động với các phong trào thi đua yêu nước, các hoạt động cao điểm của các tổ chức chính trị - xã hội. Đẩy mạnh quảng bá, giới thiệu sản phẩm, đưa hàng Việt về nông thôn, giới thiệu sản phẩm đặc trưng, Chương trình Mỗi xã một sản phẩm (OCOP). Xây dựng thương hiệu sản phẩm, hỗ trợ giới thiệu sản phẩm lên sàn thương mại điện tử. Ngành chức năng cũng thực hiện các chính sách bảo vệ thị trường phân phối hàng hóa trong nước; xây dựng và bảo vệ thương hiệu sản phẩm, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; vận động các siêu thị, cửa hàng tiện ích tổ chức các chương trình khuyến mại, tri ân khách hàng để thu hút người tiêu dùng ưu tiên sử dụng hàng hóa nội địa.

Phối hợp với các cơ quan chức năng thực hiện tốt việc giám sát, phát hiện các hành vi vi phạm về chất lượng sản phẩm hàng hóa, dịch vụ để bảo vệ người tiêu dùng.

Phó Chủ tịch Trung ương MTTQ Việt Nam Tô Thị Bích Châu đánh giá, cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”, nhiệm kỳ 2019 - 2024, Mặt trận Tổ quốc tỉnh Trà Vinh đã tổ chức tuyên truyền với nhiều hình thức phong phú; đã tổ chức 3 lần Cuộc thi ảnh “Tôi yêu hàng Việt Nam”; chú trọng phối hợp với các cơ quan, tổ chức, địa phương trong xây dựng và phát triển các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao, nhất là các sản phẩm OCOP, giới thiệu sản phẩm đến người tiêu dùng… Việc phát triển các sản phẩm hàng hóa Việt có chất lượng, đảm bảo tiêu chuẩn là điều kiện rất quan trọng để thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, nâng cao đời sống người dân, nhất là khu vực nông thôn của tỉnh.

Tổ chức các hoạt động, sự kiện kết nối

Giám đốc Sở Công thương tỉnh Trà Vinh Phạm Văn Tám cho biết, thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW, ngày 19.5.2021 của Ban Bí thư “về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới” và Kế hoạch số 45-KH/TU, ngày 31.12.2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về thực hiện Chỉ thị số 03-CT/TW của Ban Bí thư, với vai trò là thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động, thời gian qua, Sở Công Thương đã tổ chức triển khai nhiều hoạt động nhằm đưa hàng Việt đến tay người tiêu dùng.

Cụ thể như tham gia tổ chức 24 cuộc hội chợ, kết nối ngoài tỉnh, có gần 600 lượt doanh nghiệp (DN) tham gia; tổ chức 11 phiên chợ; 1 cuộc hội chợ nước ngoài tại Campuchia. Tổ chức 3 chuyến kết nối với các sàn thương mại điện tử, ký kết 26 biên bản hợp tác, hợp đồng nguyên tắc; tổ chức 14 lớp tập huấn, hội nghị, có hơn 1.000 đại biểu tham dự.

tra-vinh-2-8971.jpg
Khai trương cửa hàng bày và bán các sản phẩm "Made in VietNam" tại Trà Vinh. Ảnh: Ngọc Nhung

Phối hợp tổ chức Hội chợ Thương mại - Festival 100 năm cây Dừa sáp và Tuần lễ Vu lan thắng hội tại huyện Cầu Kè. Tham mưu UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình bình ổn thị trường hàng năm, có 25 DN tham gia sử dụng vốn tự có, vốn vay dự trữ 3 nhóm hàng về lương thực, sữa và chất đốt.

Hỗ trợ DN giới thiệu quảng bá sản phẩm hàng Việt Nam thông qua chương trình “Gian hàng Việt trực tuyến”, đã hỗ trợ 179 DN tham gia các sàn thương mại điện tử, có hơn 500 sản phẩm chào mua, chào bán. Trong đó, có 42 DN trong tỉnh tham gia với 53 sản phẩm được giới thiệu. Hỗ trợ DN tạo 110 tài khoản thành viên để giao dịch chào mua, chào bán; xây dựng kênh thông tin thị trường nông, thủy sản trên thương mại điện tử. Phối hợp Cục Thương mại điện tử kinh tế số xây dựng đề án gian hàng tỉnh trên các Sàn thương mại điện tử.

Thông qua Sở Công Thương các tỉnh, các hoạt động siêu thị và đơn vị vận chuyển trung gian hỗ trợ tiêu thụ, giới thiệu, quảng bá sản phẩm nông sản, thủy sản của tỉnh với 38 tỉnh, thành phố trên cả nước đến tay người tiêu dùng; thực hiện liên kết Sàn thương mại điện tử của tỉnh Trà Vinh với 14 tỉnh, thành trên cả nước.

Đến nay, có 199 DN với 972 sản phẩm tham gia cập nhật lên Sàn thương mại điện tử; hỗ trợ 2 đơn vị lên sàn giao dịch Sàn thương mại điện tử quốc tế và đang tiếp tục hỗ trợ thêm 02 đơn vị.

Tổ chức 3 cuộc lễ phát động các hoạt động hưởng ứng “Ngày quyền của người tiêu dùng Việt Nam”. Chú trọng tuyên truyền, giới thiệu, tôn vinh sản phẩm, hàng hóa Việt Nam chất lượng cao, nhất là các sản phẩm, dịch vụ được bình chọn, công nhận “Hàng Việt Nam được người tiêu dùng yêu thích”.

Xác nhận 93 hồ sơ đăng ký khuyến mại, sửa đổi và có 71.493 chương trình thông báo khuyến mại đã được thực hiện với nhiều hình thức khuyến mại hấp dẫn, hàng hóa khuyến mại đa phần là hàng Việt Nam đáp ứng nhu cầu tiêu dùng của mọi đối tượng khách hàng. Xây dựng 4 cửa hàng OCOP, trưng bày quảng bá các sản phẩm đặc trưng, đặc sản đạt chuẩn OCOP, sản phẩm công nghiệp nông thôn tiêu biểu của tỉnh.

Qua triển khai thực hiện Cuộc vận động, nhận thức, trách nhiệm của các cấp, các ngành, các cơ quan, đơn vị, các doanh nghiệp, các địa phương và các tầng lớp nhân dân trong tỉnh về “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” được nâng lên rõ rệt. Người tiêu dùng từng bước thay đổi hành vi, ưu tiên mua sắm tiêu dùng hàng hóa thương hiệu Việt.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.