Phát triển bền vững thương hiệu “Chè Thái Nguyên”

Chè được xác định là cây trồng chủ lực, thế mạnh của tỉnh Thái Nguyên với giá trị sản xuất năm 2023 chiếm 45% giá trị sản xuất trồng trọt, chiếm trên 22% giá trị sản xuất nông nghiệp. Diện tích chè toàn tỉnh hiện có gần 22.500ha, sản lượng chè búp tươi đạt trên 267,5 nghìn tấn/năm, giá trị sản phẩm trà đạt 12,3 nghìn tỷ đồng.

Ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến chè

Hiện tại, ở Thái Nguyên có bốn vùng trồng chè nổi tiếng là: Tân Cương (TP. Thái Nguyên), La Bằng (Đại Từ), Trại Cài (Đồng Hỷ) và Khe Cốc (Phú Lương) được mệnh danh là "Tứ đại danh trà" đất Thái Nguyên. Đây chính là các vùng nguyên liệu để sản xuất ra những sản phẩm chè đặc sản nổi tiếng và đã được bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ.

Cụ thể theo thống kê của Hội Nông dân tỉnh Thái Nguyên cho thấy, đến hết tháng 1.2024, toàn tỉnh có 194 công ty, hợp tác xã, doanh nghiệp, hộ dân, cơ sở đăng ký và được cấp giấy chứng nhận sử dụng nhãn hiệu tập thể "Chè Thái Nguyên". Hiện nhãn hiệu tập thể "Chè Thái Nguyên" đã chính thức được bảo hộ thành công tại 6 quốc gia, vùng lãnh thổ gồm: Trung Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Mỹ, Nga, Nhật Bản và Hàn Quốc. Đây là một trong những thành công lớn trong việc xây dựng thương hiệu chè Thái Nguyên nổi tiếng không chỉ trong nước và trên toàn thế giới, mở ra cơ hội tiêu thụ sản phẩm cho người trồng chè.

Đại diện Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Thái Nguyên cho biết, bình quân mỗi năm, các địa phương chỉ đạo, hướng dẫn triển khai trồng mới và trồng thay thế trên 500ha chè, tỷ lệ giống mới đạt 18.376ha, chiếm 82,7% diện tích chè toàn tỉnh; cùng với đó, tỉnh cũng chủ trương ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, chế biến chè an toàn VietGap, hữu cơ, nâng cao chất lượng sản phẩm.

Đến nay, tổng diện tích trồng chè áp dụng thực hành nông nghiệp tốt theo tiêu chuẩn VietGAP được cấp chứng nhận đạt 4356,7ha; cấp chứng nhận tiêu chuẩn UTZ Certified 11ha và sản xuất áp dụng tiêu chuẩn hữu cơ đạt 127ha, trong đó có 65ha được cấp chứng nhận hữu cơ (5ha đạt tiêu chuẩn IFOAM và 6ha đạt tiêu chuẩn TCVN 11041-2:2017).

Việc ứng dụng khoa học công nghệ, ứng dụng công nghệ cao cùng với nhãn hiệu tập thể “Chè Thái Nguyên” được bảo hộ thành công là một trong những yếu tố quan trọng nâng cao sức cạnh tranh, chất lượng cả trong và ngoài nước.

Bên cạnh đó, cũng đặt ra nhiều thách thức đối với những người làm chè Thái Nguyên, nhất là trong việc kiểm soát vùng nguyên liệu, số hóa quản lý sản xuất chè, bảo đảm tiêu chuẩn chè xuất khẩu và lựa chọn dòng sản phẩm phù hợp theo nhu cầu của từng thị trường…

Thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chè bền vững

Nhằm thực hiện hiệu quả Quy hoạch vùng trung du và miền núi phía Bắc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 205, trong đó Thái Nguyên được chọn là vùng trọng điểm phát triển một số cây công nghiệp, chủ lực là cây chè gắn với chế biến và tiêu thụ, đưa Thái Nguyên trở thành trung tâm chế biến chè, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên đã đặt ra một số nhiệm vụ cụ thể, trọng tâm.

Trong đó, tham mưu cho UBND tỉnh tiếp tục chỉ đạo triển khai, đẩy mạnh phát triển hợp tác xã (HTX), nhất là liên hiệp các HTX chè để sản xuất theo chuỗi, thống nhất trong áp dụng quy trình sản xuất, chế biến sâu các sản phẩm từ chè, tạo sản phẩm đồng đều về chất lượng, mẫu mã, nhằm nâng cao hiệu quả, giá trị sản phẩm trà. Đồng thời, tiếp tục thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ phát triển chè bền vững; gắn sản xuất chè với giới thiệu, quảng bá xúc tiến tiêu thụ sản phẩm, phát triển du lịch vùng chè.

Cùng với đó, ngành nông nghiệp tỉnh Thái Nguyên tiếp tục tham mưu cho UBND tỉnh chỉ đạo, triển khai các nhiệm vụ, giải pháp phát triển cây chè, hoàn thành mục tiêu các nghị quyết, đề án phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, phấn đấu đến năm 2025, diện tích chè đạt 23.500ha, trong đó diện tích chè giống mới chiếm 85% tổng diện tích chè toàn tỉnh; sản lượng chè búp tươi đạt 273.000 tấn; giá trị sản phẩm trên 1ha đất trồng chè đạt 350 triệu đồng/ha. Trong đó chú trọng các nhiệm vụ trọng tâm: quy hoạch vùng chè, xây dựng thương hiệu chè quốc gia, thống nhất quy trình sản xuất, chế biến chè. Đẩy mạnh ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, chế biến chè. Rà soát vùng sản xuất chè gắn với phát triển du lịch; xây dựng mã số vùng trồng, mở rộng diện tích chè hữu cơ, chè sạch.

Để đẩy mạnh xúc tiến thương mại, quảng bá thương hiệu, nâng cao vị thế "Chè Thái Nguyên" trên thị trường trong nước cũng như xuất khẩu, ông Nguyễn Huy Hoàng, Phó Giám đốc Sở Công thương tỉnh Thái Nguyên cho rằng, các doanh nghiệp chè trên địa bàn tỉnh cần phải bảo đảm tính ổn định và chất lượng. Bởi hiện nay, đa số các doanh nghiệp xuất khẩu trên địa bàn tỉnh chủ yếu là xuất chè thô, mặc dù sản lượng khá lớn nhưng giá trị đạt thấp, đối với một số thị trường khó tính như EU, Mỹ hầu hết các doanh nghiệp khó xâm nhập được hoặc xuất khẩu với số lượng không đáng kể.

Đời sống

Các đại biểu tham dự chương trình. Ảnh: Lăng Dành
Xã hội

Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin nắm bắt tình hình

Trên địa bàn tỉnh Bắc Giang đã thành lập trên 2.100 Tổ Dân vận cộng đồng ở 100% thôn, bản, tổ dân phố, trong đó có vùng đồng bào dân tộc thiểu số để nắm tình hình và đề xuất các cấp ủy Đảng, chính quyền giải quyết những vấn đề liên quan đến người dân vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Các tổ dân vận đã tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin trong nắm bắt tình hình thông qua thành lập các nhóm Zalo “Tổ Dân vận nòng cốt vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi”.

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động
Đời sống

Khắc phục bất cập về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động

Về điều kiện bảo đảm tổ chức, hoạt động của công đoàn, dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) có quy định, cán bộ công đoàn không chuyên trách được bảo đảm thời gian thực hiện nhiệm vụ của công đoàn; tuy nhiên, nhiều ý kiến cho rằng, thời lượng cụ thể dành cho công tác công đoàn còn thiếu thực tế, không khả thi. Do đó, cần nghiên cứu để có những quy định phù hợp, bảo đảm tổ chức công đoàn có vị thế, hoạt động độc lập, không phụ thuộc vào người sử dụng lao động.

Dấu mốc quan trọng
Đời sống

Dấu mốc quan trọng

Trong bối cảnh số lượng doanh nghiệp và người lao động, đoàn viên ngày càng tăng, nhiệm vụ của công đoàn càng thêm nặng nề. Để hoàn thành nhiệm vụ này, hành lang pháp lý về công đoàn cần phải tiếp tục được hoàn thiện. Luật Công đoàn (sửa đổi) nếu được Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ Tám này sẽ là dấu mốc rất quan trọng thể chế hóa chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước, nâng cao vị thế và khẳng định vai trò, hiệu quả hoạt động của tổ chức công đoàn trong bối cảnh hiện nay.

Ổn định phúc lợi cho người lao động
Đời sống

Ổn định phúc lợi cho người lao động

Theo đánh giá của các ĐBQH, việc duy trì kinh phí công đoàn là một yếu tố quan trọng không chỉ giúp tổ chức công đoàn hoạt động hiệu quả mà còn bảo đảm nguồn lực để công đoàn khẳng định được trách nhiệm, vai trò của mình để tiếp tục chăm lo, bảo vệ quyền lợi cho người lao động.

Phát huy quyền chủ động giám sát
Đời sống

Phát huy quyền chủ động giám sát

Một trong những nội dung đáng chú ý trong dự thảo Luật Công đoàn (sửa đổi) đang được Quốc hội thảo luận và xem xét thông qua trong Kỳ họp thứ Tám là quy định giám sát của công đoàn. Quy định này đã nhận được sự đồng tình của nhiều ĐBQH nhằm phát huy quyền chủ động thực hiện giám sát của tổ chức công đoàn, góp phần phát hiện sớm vi phạm tại đơn vị sử dụng lao động để kiến nghị chấn chỉnh hoặc xử lý kịp thời…

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý
Xã hội

Cần lộ trình tăng thuế hợp lý

Mục tiêu chính của thuế tiêu thụ đặc biệt là điều chỉnh hành vi tiêu dùng, không phải tăng thu ngân sách. Đối với thuốc lá, đây là sản phẩm có hại cho sức khỏe, nhưng chính sách thuế cần có lộ trình phù hợp, phải khuyến khích thay đổi hành vi theo hướng lành mạnh hơn, thay vì tạo cơ hội cho việc sử dụng các sản phẩm thay thế không đảm bảo chất lượng, hay buôn lậu.

Đoàn giám sát của Thường trực HĐND tỉnh Điện Biên kiểm tra mô hình hỗ trợ phát triển sản xuất trồng cây quế, sắn tại xã Nà Khoa, huyện Nậm Pồ
Đời sống

Thực hiện thông suốt, đồng bộ và hiệu quả

Chương trình giảm nghèo bền vững là 1 trong 3 chương trình mục tiêu quốc gia phản ánh rõ nét những chủ trương, chính sách lớn của Đảng và Nhà nước. Thời gian qua, tỉnh Điện Biên đã thể hiện sự quan tâm đặc biệt trong lãnh đạo, chỉ đạo và triển khai thực hiện chương trình này một cách hiệu quả, góp phần giảm nghèo và nâng cao đời sống người dân.

Nhiều nguồn lực ủng hộ người dân trên địa bàn tỉnh Cà Mau xóa nhà dột, nhà tạm
Xã hội

Khẳng định vai trò tự quản của cộng đồng dân cư

Với chủ đề: "Xây dựng khu dân cư tự quản, đoàn kết, ấm no, hạnh phúc, lập thành tích chào mừng thành công Ðại hội Mặt trận Tổ quốc (MTTQ) Việt Nam các cấp”, Ngày hội Ðại đoàn kết (ÐÐK) toàn dân tộc năm 2024, đang tác động tích cực nhiều mặt trong đời sống chính trị, xã hội, cũng như cổ vũ, động viên tinh thần của Nhân dân trên địa bàn tỉnh.