Phát triển bền vững mạng lưới viễn thông thụ động

Giám sát chuyên đề thực trạng, hiệu quả và tính bền vững trong việc xây dựng, phát triển và quản lý hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động trên địa bàn, Thường trực HĐND tỉnh Nam Định đề nghị, các sở, ngành, địa phương tiếp tục hoàn thiện chỉnh trang, thanh thải mạng lưới cáp treo; rà soát hệ thống đường cáp cần chỉnh trang thanh thải bảo đảm an toàn cháy nổ, an toàn giao thông và cảnh quan; thực hiện ngầm hóa hệ thống cáp điện, cáp viễn thông trong khu đô thị, khu dân cư xây dựng mới.

Đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc của người dân

Những năm gần đây, hạ tầng và dịch vụ viễn thông trên địa bàn tỉnh Nam Định phát triển đồng bộ và ở mức khá so với các tỉnh, thành phố trong cả nước, đáp ứng tốt nhu cầu thông tin liên lạc của người dân, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương. Trên địa bàn tỉnh hiện có 4 doanh nghiệp kinh doanh lĩnh vực viễn thông và 6 doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ Internet. Từ tháng 1.2021 đến tháng 8.2024, các doanh nghiệp viễn thông đã phát triển mới 401 trạm thu phát sóng di động (BTS), nâng tổng số trạm BTS trên địa bàn toàn tỉnh lên 1.796 trạm. Việc xây dựng, phát triển mới các trạm BTS bảo đảm các điều kiện về kỹ thuật, an toàn, mỹ quan đô thị.

Đoàn khảo sát Thường trực HĐND tỉnh Nam Định kiểm tra việc thanh thải dây cáp hết giá trị sử dụng trên địa bàn thành phố Nam Định. Ảnh: Văn Trọng

Đoàn khảo sát Thường trực HĐND tỉnh Nam Định kiểm tra việc thanh thải dây cáp hết giá trị sử dụng trên địa bàn thành phố Nam Định. Ảnh: Văn Trọng

Bên cạnh đó, 100% thôn, xóm được cung cấp dịch vụ viễn thông di động, cố định và dịch vụ truy nhập internet băng rộng cố định, di động. Tỉ lệ ngầm hóa cáp viễn thông của các doanh nghiệp chiếm trên 22% toàn mạng cáp. Hệ thống cống, bể cáp trên các tuyến quốc lộ, tỉnh lộ dùng để ngầm hóa mạng cáp viễn thông đạt gần 2.500 km. Mạng cáp ngoại vi được ngầm hóa trên các tuyến đường, phố, khu đô thị mới, khu công nghiệp đạt khoảng 1.468 km, chiếm tỷ lệ 8,2%. Việc sử dụng chung cơ sở hạ tầng kỹ thuật cột ăng-ten thu phát sóng thông tin di động đạt tỷ lệ 38% và dùng chung hạ tầng cột treo cáp viễn thông chiếm tỷ lệ 64%

Theo Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Thanh Long, những kết quả đạt được trong xây dựng, phát triển và quản lý hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động đã góp phần phát triển mạng lưới viễn thông trên địa bàn; đáp ứng nhu cầu của Nhân dân và xây dựng chính quyền điện tử, thúc đẩy chuyển đổi số, xây dựng đô thị thông minh.

Sớm ban hành quy hoạch hạ tầng viễn thông thụ động

Bên cạnh những kết quả đạt được, Thường trực HĐND tỉnh Nam Định chỉ rõ, hệ thống cáp treo viễn thông hiện nay chưa đáp ứng quy chuẩn, cơ bản vẫn treo trên các cột điện lực nhưng còn thiếu sự quản lý chặt chẽ của đơn vị chủ quản, trách nhiệm của các doanh nghiệp viễn thông trong việc dùng chung cột điện chưa cao gây quá tải cho hệ thống cột, tiềm ẩn nguy cơ gãy đổ, chập cháy, mất an toàn giao thông và không bảo đảm mỹ quan.

Thường trực HĐND tỉnh Nam Định giám sát tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Thu Phương

Thường trực HĐND tỉnh Nam Định giám sát tại một số đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh. Ảnh: Thu Phương

Thường trực HĐND tỉnh Nam Định đề nghị, UBND tỉnh chỉ đạo các sở, các ngành, chủ đầu tư các dự án triển khai đồng bộ, kịp thời Luật Viễn thông năm 2023 và các quy định của pháp luật liên quan. Trên cơ sở Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, cần sớm ban hành Quyết định phê duyệt Quy hoạch hạ tầng kỹ thuật viễn thông thụ động, bảo đảm phù hợp với các quy hoạch liên quan để phát triển đồng bộ, bền vững, đáp ứng yêu cầu về môi trường, cảnh quan đô thị, phù hợp với chiến lược phát triển viễn thông quốc gia.

Phó Chủ tịch HĐND tỉnh Mai Thanh Long nhấn mạnh, phải có hạng mục xây dựng công trình hạ tầng kỹ thuật ngầm để sử dụng chung, phục vụ thực hiện ngầm hóa hệ thống cáp viễn thông, điện lực, cấp nước... khi đề xuất chủ trương đầu tư, quyết định đầu tư các dự án hạ tầng giao thông, hạ tầng đô thị, nhất là các dự án khu đô thị, khu dân cư tập trung mới. Cùng với đó, UBND tỉnh cần tăng cường công tác đầu tư, quản lý và sử dụng chung cơ sở hạ tầng viễn thông với các cơ sở hạ tầng kỹ thuật khác tại địa phương, bảo đảm quyền lợi của doanh nghiệp và lợi ích công cộng khi triển khai đầu tư xây dựng các công trình viễn thông.

Hội đồng nhân dân

Quang Châu - Khu công nghiệp lớn và quan trọng hàng đầu của tỉnh Bắc Giang với quy mô 516ha
Diễn đàn

Động lực, tầm nhìn trong kỷ nguyên mới

Việc sáp nhập tỉnh Bắc Ninh và Bắc Giang là bước đi chiến lược nhằm tái thiết không gian phát triển, tăng liên kết vùng và tạo nên một cực tăng trưởng mới ở phía Đông Bắc Thủ đô. Tỉnh Bắc Ninh (mới) - với vị trí đắc địa, quy mô kinh tế top 5 cả nước và tiềm lực công nghiệp mạnh mẽ đang đứng trước thời cơ “vàng” để trở thành trung tâm sản xuất, dịch vụ và trung chuyển của Việt Nam và khu vực. Đây là sự cộng hưởng của động lực, tầm nhìn và khát vọng vươn mình trong kỷ nguyên mới.

Khát vọng kỳ tích sông Cầu
Diễn đàn

Khát vọng kỳ tích sông Cầu

Tại Kỳ họp thứ 27, HĐND tỉnh Bắc Giang đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. Tên gọi Bắc Ninh của tỉnh mới không chỉ thể hiện chiều sâu văn hóa - lịch sử, mang ý nghĩa thiêng liêng, cội nguồn mà còn là thương hiệu mạnh, có tính nhận diện cao. Đặc biệt, việc đặt trung tâm hành chính mới tại thành phố Bắc Giang sẽ tạo dư địa phát triển bứt phá, tầm nhìn dài hạn tạo động lực mạnh mẽ để tỉnh Bắc Ninh (mới) trở thành Thành phố trực thuộc Trung ương trước năm 2030, với khát vọng tạo dấu ấn kỳ tích sông Cầu.

Mở rộng không gian, dư địa phát triển bứt phá
Diễn đàn

Mở rộng không gian, dư địa phát triển bứt phá

Tại Kỳ họp thứ 27 (kỳ họp chuyên đề) vừa được tổ chức sáng 25.4, HĐND tỉnh Bắc Giang đã thông qua nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Bắc Giang năm 2025; Nghị quyết tán thành chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính tỉnh Bắc Ninh và tỉnh Bắc Giang. Đây là 2 nội dung mang tính lịch sử, mở rộng không gian, tạo lợi thế so sánh và dư địa phát triển mới, xây dựng tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả, tạo bứt phá trong phát triển thời gian tới.

Chủ tọa kỳ họp
Hội đồng nhân dân

HĐND TP. Cần Thơ quyết nghị nhiều nội dung về sắp xếp đơn vị hành chính tại Kỳ họp thứ 20

Ngày 25.4, tại Hội trường Thành ủy Cần Thơ, HĐND thành phố Khóa X, nhiệm kỳ 2021-2026 đã tổ chức Kỳ họp thứ 20 (kỳ họp chuyên đề) nhằm xem xét, thảo luận và quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp bách trong công tác điều hành phát triển kinh tế - xã hội, sắp xếp đơn vị hành chính và quản lý ngân sách trên địa bàn thành phố.

 Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long
Chuyển động

Tán thành chủ trương sáp nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long

Sau ½ ngày làm việc với tinh thần nghiêm túc, trách nhiệm cao, Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X đã hoàn thành toàn bộ nội dung, chương trình nghị sự đề ra và thông qua 13 nghị quyết quan trọng. Tại kỳ họp này, HĐND tỉnh đã bày tỏ sự tán thành rất cao đối với chủ trương nhập đơn vị hành chính cấp xã trên địa bàn năm 2025 và nhập 3 tỉnh Bến Tre, Trà Vinh, Vĩnh Long. Qua đó, mở ra một chương mới cho sự phát triển của địa phương cũng như khu vực Đồng bằng sông Cửu Long thời gian tới.

Chủ tọa điều hành Kỳ họp thứ 28 HĐND tỉnh Thanh Hóa Khóa XVIII
Hội đồng nhân dân

Kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững và toàn diện

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Kỳ họp thứ 28, HĐND tỉnh Khóa XVIII, nhiệm kỳ 2021 - 2026. Tại kỳ họp, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết về chủ trương sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã của tỉnh Thanh Hóa năm 2025. Như vậy, chỉ trong vòng 11 ngày kể từ khi Ban chỉ đạo Trung ương ban hành kế hoạch số 47-KH/BCĐ, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành khối lượng công việc đồ sộ hướng tới mục tiêu kiến tạo không gian mới để phát triển bền vững, toàn diện.

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị
Chuyển động

Cao Bằng khắc phục những khó khăn công tác quy hoạch đô thị

Thường trực HĐND tỉnh do Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Phó Chủ tịch Thường trực HĐND tỉnh Nông Thanh Tùng làm trưởng đoàn giám sát vừa có cuộc làm việc với UBND tỉnh về việc thực hiện các quy định của pháp luật trong lập, phê duyệt và tổ chức thực hiện quy hoạch đô thị trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021 - 2025.

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X
Chuyển động

Khai mạc Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X

Sáng 25.4, HĐND tỉnh Vĩnh Long Khóa X, nhiệm kỳ 2021 - 2026 khai mạc trọng thể Kỳ họp chuyên đề lần thứ Bảy xem xét, quyết nghị một số nội dung cấp bách, quan trọng thuộc thẩm quyền, nhiều vấn đề cấp bách phục vụ nhiệm vụ sắp xếp, sáp nhập đơn vị hành chính cấp tỉnh, cấp xã. Bí thư Tỉnh ủy Trần Tiến Dũng dự và phát biểu chỉ đạo tại kỳ họp.

Quang cảnh hội nghị. Ảnh: Vân Anh
Hội đồng nhân dân

Thống nhất phương án sáp nhập HĐND hai tỉnh Bắc Giang, Bắc Ninh

Thường trực HĐND 2 tỉnh Bắc Giang và Bắc Ninh vừa tổ chức hội nghị họp bàn và thống nhất Đề án sáp nhập Đoàn ĐBQH, HĐND, Văn phòng Đoàn ĐBQH và HĐND tỉnh Bắc Giang và tỉnh Bắc Ninh. Việc hợp nhất nhằm tinh gọn bộ máy, nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động, đáp ứng yêu cầu phát triển trong tình hình mới.

Quang cảnh Phiên họp thứ 53 của Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên. Ảnh: Phòng TT - DN
Hội đồng nhân dân

Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên sẽ tổ chức kỳ họp chuyên đề thông qua chủ trương sáp nhập tỉnh

Sáng nay, 22.4, dưới sự chủ trì của Phó Bí thư Thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Phạm Hoàng Sơn, Thường trực HĐND tỉnh Thái Nguyên đã tổ chức Phiên họp thứ 53 xem xét nội dung Kỳ họp thứ 28 (kỳ họp chuyên đề), HĐND tỉnh Khóa XIV và một số nội dung khác thuộc thẩm quyền.

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách
Diễn đàn

Bài 1: Giữ “mạch sống” của cải cách

“Giữ người tài” không còn là một lựa chọn nhân sự, mà là trụ cột sống còn của cải cách bộ máy. Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh: cải cách lần này là một cuộc cách mạng về tổ chức - thay đổi từ gốc, không chỉ sắp xếp đơn vị hành chính, mà cả cách đánh giá và sử dụng con người. Giữ đúng người - không thể đến sau, mà phải bắt đầu từ đầu: từ tư duy, thể chế đến hành lang minh bạch. Khi bộ máy mới được tinh gọn, thì mỗi người được giữ lại là một quyết định chiến lược; giữ đúng người, đúng lúc, đúng cách - là giữ lấy "mạch sống" của cải cách.