"Phạt nguội" xe máy là giải pháp quan trọng để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông

Xử phạt nguội xe máy được cho là giải pháp quan trọng để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông, giảm thiểu vi phạm và tai nạn góp phần xây dựng một môi trường giao thông công bằng, minh bạch và an toàn hơn.

Thời gian qua, Nghị định số 168/2024/NĐ-CP quy định xử phạt vi phạm hành chính về trật tự, an toàn giao thông trong lĩnh vực giao thông đường bộ; trừ điểm, phục hồi điểm giấy phép lái xe đã có hiệu lực và đi sâu vào đời sống. Trong đó, việc áp dụng xử phạt nguội đối với ô tô đã mang lại những kết quả tích cực, giúp điều chỉnh hành vi của người tham gia giao thông, giảm thiểu vi phạm và tai nạn.

ha-noi-se-lap-dat-them-camera-tren-nhieu-tuyen-pho-2-pajd.jpg
Xử phạt nguội xe máy được cho là giải pháp quan trọng để nâng cao ý thức chấp hành luật giao thông.

Mặc dù, việc áp dụng xử phạt nguội đối với ô tô đã được triển khai hiệu quả song việc áp dụng hình thức xử phạt này đối với xe máy vẫn chưa thực sự hiệu quả. Bởi lẽ, hiện nay, việc mua bán sang tay xe máy đang diễn ra khá phổ biến và dễ dàng, chỉ cần một giấy tờ viết tay đơn giản là đã có thể mua được một chiếc xe máy cũ mà không phải đăng ký tên của mình.

Trong khi đó, theo thống kê, Việt Nam hiện có tỷ lệ sở hữu xe máy thuộc nhóm cao nhất thế giới, đạt khoảng 600 xe máy/1.000 dân. Đáng chú ý, xe máy cũng là phương tiện liên quan đến 60 - 70% tổng số vụ tai nạn giao thông. Có thể thấy, số lượng các trường hợp vi phạm trật tự an toàn giao thông liên quan đến xe máy chiếm tỷ lệ lớn, tiềm ẩn nguy cơ mất an toàn cao. Vì vậy, nhiều chuyên gia cho rằng, việc xử phạt nguội đối với các xe máy vi phạm sẽ góp phần nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người tham gia giao thông và giảm áp lực cho lực lượng cảnh sát giao thông phải xử lý vi phạm trên đường.

Bởi vậy, cần thiết phải có biện pháp rút ngắn thủ tục sang tên đổi chủ phương tiện để giúp quản lý chính xác thông tin chủ xe, tránh tình trạng xe không chính chủ gây khó khăn cho việc xử phạt. Ngoài ra, các cơ quan chức năng cũng có thể xem xét đề xuất áp dụng kiểm định xe máy tương tự ô tô. Điều này không chỉ giúp kiểm soát chất lượng phương tiện mà còn hỗ trợ trong việc quản lý vi phạm giao thông.

Một trong những yếu tố quan trọng giúp xử phạt nguội đạt hiệu quả là ứng dụng khoa học công nghệ trong quản lý phương tiện và thông tin vi phạm. Việc kết nối dữ liệu giữa ứng dụng định danh điện tử (VNeID) và hệ thống quản lý phương tiện sẽ giúp gửi giấy phạt chính xác, giảm tình trạng vi phạm không bị xử lý. Cùng với đó, hệ thống camera giám sát giao thông cần được đầu tư, nâng cấp với công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) để nhận diện biển số và ghi nhận vi phạm một cách chính xác, minh bạch. Đặc biệt, sự phối hợp giữa các đơn vị, từ ngành công an đến hệ thống đăng kiểm, cũng cần được tối ưu hóa để đảm bảo quá trình xử lý vi phạm diễn ra nhanh chóng và hiệu quả.

Có thể thấy, trong bối cảnh các đô thị ngày càng phát triển theo hướng thông minh thì việc hiện đại hóa công tác quản lý và xử lý vi phạm giao thông là xu hướng tất yếu. Việc triển khai xử phạt nguội không chỉ giúp nâng cao ý thức của người tham gia giao thông mà còn góp phần xây dựng một môi trường giao thông công bằng, minh bạch và an toàn hơn. Đây được xem là giải pháp trọng tâm nhằm nâng cao an toàn cho người tham gia giao thông.

Giao thông

Vietnam Airlines chính thức nối lại đường bay thẳng Hà Nội – Moscow
Giao thông

Vietnam Airlines chính thức nối lại đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Sau ba năm gián đoạn, Hãng hàng không Quốc gia Việt Nam - Vietnam Airlines sẽ chính thức khôi phục đường bay thẳng Hà Nội - Moscow (Nga) từ ngày 8.5.2025. Việc khai thác lại đường bay này không chỉ củng cố vị thế của Vietnam Airlines trên các đường bay quốc tế mà còn hiện thực hóa chiến lược mở rộng mạng bay, nâng cao hiệu quả khai thác của hãng.

Trước Tết, trong và sau Tết, không khí thi công trên các tuyến cao tốc ở miền Tây luôn tất bật, khẩn trương
Xã hội

5 tuyến giao thông trọng điểm ở miền Tây có kịp hoàn thành trong năm 2025?

Tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long có 5 dự án giao thông đường bộ trọng điểm gồm cao tốc đoạn Cần Thơ - Hậu Giang, Hậu Giang - Cà Mau; cao tốc Cao Lãnh - Lộ Tẻ, Lộ Tẻ - Rạch Sỏi, Cao Lãnh - An Hữu. Các tuyến giao thông phải hoàn thành trong năm 2025, tuy nhiên, các dự án đang gặp một số khó khăn, nhất là nguồn cát san lấp.

Bình Dương bỏ dự án chống ùn tắc giao thông trên đường Mỹ Phước – Tân Vạn
Xã hội

Bình Dương bỏ dự án chống ùn tắc giao thông trên đường Mỹ Phước – Tân Vạn

Dự án tạo cảnh quan, chống ùn tắc giao thông trên tuyến đường Mỹ Phước – Tân Vạn, ĐT746, ĐT747B, ĐT743 theo phương thức đối tác công tư với tổng vốn đầu tư dự kiến hơn 9.600 tỷ đồng và đặt 1 trạm thu phí để hoàn vốn trong 30 năm của tỉnh Bình Dương vấp phải nhiều ý kiến trái chiều và vướng một số quy định nên phải huỷ bỏ.

Chủ xe điện thuê pin thích thú với tùy chọn giữ gói thuê hoặc mua pin ưu đãi
Giao thông

Chủ xe điện thuê pin thích thú với tùy chọn giữ gói thuê hoặc mua pin ưu đãi

Chính sách mới của VinFast đang khiến cộng đồng chủ xe điện hào hứng khi cho phép người dùng đang thuê pin tùy chọn giữ nguyên hoặc mua lại pin với giá ưu đãi. Xu hướng chung được ghi nhận, nhiều chủ xe đang thuê pin muốn chuyển sang mua pin bởi chất lượng pin đã được kiểm chứng và giúp chủ xe có gần 3 năm dùng xe với chi phí năng lượng 0 đồng.

Công an tỉnh Đắk Nông cấp đổi giấy phép lái xe diễn ra dễ dàng, nhanh gọn
Giao thông

Công an tỉnh Đắk Nông cấp đổi giấy phép lái xe diễn ra dễ dàng, nhanh gọn

Công an tỉnh Đắk Nông cho biết, đổi giấy phép lái xe (GPLX) được chuyển từ Bộ Giao thông vận tải sang Bộ Công an đã nhận được nhiều sự quan tâm của người dân. Ghi nhận trong những ngày đầu triển khai tại tỉnh Đắk Nông cho thấy mọi hoạt động diễn ra suôn sẻ, thủ tục được thực hiện nhanh gọn.

Gỡ vướng mặt bằng để tái khởi động dự án cầu vượt đường sắt trung tâm Đồng Hới
Giao thông

Gỡ vướng mặt bằng để tái khởi động dự án cầu vượt đường sắt trung tâm Đồng Hới

Kỳ vọng tạo thêm điểm nhấn cho hạ tầng địa phương, nhưng hiện vẫn vướng mắc về giải phóng mặt bằng (GPMB), Dự án đường và cầu vượt đường sắt trung tâm TP. Đồng Hới (Quảng Bình) đang được nỗ lực gỡ khó để tái khởi động, tiếp tục giải ngân vốn đầu tư công.

Muốn đi xa và đi nhanh, vùng đất “chín rồng” không thể thiếu đôi ray sắt làm trụ cột
Chính trị

Nghẽn mạch hiện tại và hướng đi bứt phá

TS. Trần Văn Khải, Ủy viên là đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách tại Ủy ban Khoa học, Công nghệ và Môi trường

Đồng bằng sông Cửu Long - vùng đất hơn 18 triệu dân (chiếm 19% dân số cả nước) với quy mô kinh tế khoảng 970 nghìn tỷ đồng (gần 12% GDP) - hiện không có một km đường sắt nào. Toàn vùng chỉ biết trông cậy vào quốc lộ và hệ thống sông ngòi chằng chịt để vận chuyển, gây áp lực khổng lồ lên hạ tầng hiện hữu.