Thái Nguyên

Phát huy vai trò người uy tín trong cộng đồng

Thời gian qua, đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên là lực lượng đặc biệt cùng với cấp ủy, chính quyền địa phương tạo ra sự gắn kết trong cộng đồng, bứt phá trong phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) và miền núi. Xác định rõ sứ mệnh quan trọng của đội ngũ người có uy tín, tỉnh Thái Nguyên luôn chăm lo, thực hiện hiệu quả các chính sách hỗ trợ để phát huy vai trò "cánh tay nối dài" đắc lực của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Làm tốt vai trò kết nối, dẫn dắt

Là một trong những người được đồng bào tín nhiệm bầu làm người có uy tín từ năm 2016, ông Trần Văn Hồ, Trưởng xóm Lân Quan (xóm đặc biệt khó khăn của xã Tân Long, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên với 145 hộ đồng bào dân tộc Mông, Dao sinh sống) đã cùng với các thành viên trong Chi ủy tuyên truyền, vận động đồng bào thực hiện tốt chủ trương của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước. Đặc biệt, trong phong trào bảo vệ an ninh Tổ quốc, đấu tranh với các đạo lạ, ông Hồ cùng với các tổ chức đoàn thể đến tận nhà vận động từng hộ không tin, không theo. Hiện, xóm Lân Quan không có gia đình nào theo đạo lạ. Trong phong trào xây dựng nông thôn mới, ông Hồ đã vận động người dân tự nguyện hiến đất làm đường bê tông, xây dựng nhà văn hóa đạt chuẩn. Ông cũng vận động người dân đẩy mạnh áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật vào sản xuất, xây dựng nhiều mô hình phát triển kinh tế. Nhờ vậy, tỷ lệ hộ nghèo, cận nghèo ở Lân Quan ngày càng giảm, đời sống người dân được nâng cao.

Tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm thực hiện các chính sách để người có uy tín phát huy tốt vai trò trong cộng đồng. Ảnh: Ngọc Ánh
Tỉnh Thái Nguyên luôn quan tâm thực hiện các chính sách để người có uy tín phát huy tốt vai trò trong cộng đồng. Ảnh: Ngọc Ánh

Còn ông Lại Văn Kiên ở xóm Nhe (xã Thành Công, thành phố Phổ Yên) được bà con tin yêu bởi ông là một Bí thư Chi bộ mẫu mực, luôn một lòng gìn giữ, bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc; tiên phong vận động người dân xóa bỏ hủ tục, tránh xa tệ nạn xã hội; đặc biệt, ông Kiên còn là tấm gương trong phát triển kinh tế được nhiều người làm theo. Theo Trưởng xóm Nhe Vũ Văn Thái: Ông Kiên đã vận động bà con trong xóm tích cực đưa các giống chè lai, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nhằm nâng cao năng suất, chất lượng. Bên cạnh đó, ông chủ động kết nối, hỗ trợ người dân được tiếp cận các nguồn vốn vay để đầu tư phát triển kinh tế... Cũng theo nhiều người dân xóm Nhe, ông Kiên cùng Ban Quản lý xóm đã hòa giải thành công nhiều vụ mâu thuẫn trong Nhân dân, vận động bà con chung sức, đồng lòng xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sinh hoạt, sản xuất. Nhờ đó, diện mạo xóm Nhe ngày càng khang trang, đổi mới.

Toàn tỉnh Thái Nguyên hiện có trên 1.042 người có uy tín trong cộng đồng dân tộc thiểu số. Theo Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Thái Nguyên Phan Đức Cường, đội ngũ người có uy tín trên địa bàn tỉnh có vị trí, vai trò quan trọng trong xây dựng hệ thống chính trị cơ sở, giữ gìn an ninh trật tự, xây dựng và củng cố nền quốc phòng toàn dân gắn với thế trận an ninh nhân dân, bảo đảm trật tự an toàn xã hội, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới... Người có uy tín đã làm tốt vai trò dẫn dắt, kết nối và trở thành trung tâm của khối đại đoàn kết các dân tộc trong cộng đồng dân cư, góp phần không nhỏ thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn tỉnh.

Quan tâm thực hiện chính sách cho người có uy tín

Để kịp thời động viên,khuyến khích, tạo điều kiện cho người có uy tín phát huy tốt hơn vai trò, vị trí trong cộng đồng, Đảng và Nhà nước đã có nhiều chính sách đối với người có uy tín trong đồng bào DTTS. Đối với tỉnh Thái Nguyên, từ năm 2011 đến nay, tỉnh đã tổ chức phát định kỳ các ấn phẩm báo chí, truyền thông cung cấp thông tin cho người có uy tín. Ngoài ra, người có uy tín còn được tham gia các hội nghị phổ biến, cung cấp thông tin; các lớp tập huấn, bồi dưỡng kiến thức về pháp luật…; tham gia các chuyến tham quan, giao lưu học hỏi kinh nghiệm tại một số tỉnh, thành phố trong cả nước. Mỗi năm, tỉnh Thái Nguyên dành hàng tỷ đồng để thực hiện các chính sách đối với người có uy tín như tổ chức thăm hỏi, tặng quà nhân dịp Tết Nguyên đán; thăm hỏi ốm đau, gia đình gặp khó khăn; biểu dương khen thưởng; cấp phát báo; tổ chức hội nghị cung cấp thông tin và đưa người có uy tín đi tham quan, học tập ở trong, ngoài tỉnh.

Trưởng Ban Dân tộc tỉnh Phan Đức Cường cho biết: Chính sách mà Đảng, Nhà nước dành cho người có uy tín trong đồng bào DTTS đã tạo cơ chế thuận lợi để các cấp ủy Đảng, chính quyền, các ban, ngành, đoàn thể từ tỉnh đến xã, nhất là với những cán bộ trực tiếp làm công tác dân tộc tranh thủ được sự ủng hộ nhiệt tình của người có uy tín ở các thôn, xóm, bản của tỉnh. Đặc biệt, sự quan tâm này đã khích lệ người có uy tín tham gia tích cực vào các hoạt động trong đời sống như phát triển kinh tế, giảm nghèo, xây dựng đời sống văn hóa, bảo vệ môi trường, giữ gìn an ninh trật tự và khối đại đoàn kết dân tộc. Việc Thái Nguyên triển khai hiệu quả chính sách dành cho người có uy tín đã góp phần nâng cao nhận thức của toàn xã hội về vai trò, vị trí của họ. Từ đó, các tổ chức, cá nhân liên quan trên địa bàn tỉnh nêu cao tinh thần trách nhiệm trong quản lý, vận động, phát huy vai trò của người có uy tín trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Mặc dù đã có các chính sách quan tâm hỗ trợ của Nhà nước, nhưng không ít người có uy tín trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên còn gặp khó khăn trong cuộc sống. Một số chi phí cho hoạt động tại cơ sở tác động không nhỏ đến thu nhập của họ, nhưng chưa có cơ chế hỗ trợ, nhất là nhóm người có uy tín không tham gia thiết chế quản lý ở xóm, bản, đơn thuần chỉ là có ảnh hưởng với cộng đồng, được suy tôn làm người có uy tín. Nhóm người này không có phụ cấp, toàn bộ chi phí xăng xe, điện thoại và nhiều chi phí khác họ phải tự bỏ tiền cá nhân. Nếu họ không có lương hưu, hoặc điều kiện gia đình chưa tốt chắc chắn sẽ ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động. Do đó, Đảng, Nhà nước cùng các cấp chính quyền cần có cơ chế hỗ trợ, quan tâm hơn nữa đến những người có uy tín để họ thực hiện tốt sứ mệnh quan trọng trong cộng đồng, trở thành "cánh tay nối dài" đắc lực của cấp ủy, chính quyền địa phương.

Địa phương

Bí Thư Thành ủy TP. Cần Thơ Nguyễn Văn Hiếu thăm và tặng hoa cho các Đảng viên cao tuổi của thành phố
Địa phương

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân

Tăng cường mối quan hệ mật thiết giữa Đảng với nhân dân là nền tảng vững chắc để xây dựng Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh. Quán triệt quan điểm đó, Đảng bộ TP. Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo các cấp ủy, tổ chức đảng MTTQ Việt Nam và các tổ chức chính trị - xã hội triển khai thực hiện có hiệu quả các nghị quyết, chỉ thị của Đảng về công tác dân vận và phong trào thi đua “Dân vận khéo”, góp phần xây dựng thành phố ngày càng phát triển bền vững, văn minh, hiện đại.

Những nỗ lực trong công tác xây dựng Đảng đã tạo chuyển biến mạnh mẽ trong lực lượng cán bộ thành phố
Địa phương

Bước đột phá trong công tác xây dựng Đảng

Từ đầu nhiệm kỳ 2020 - 2025 đến nay, Thành ủy Cần Thơ đã tập trung lãnh đạo quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng, đặc biệt là 3 nhiệm vụ trọng tâm và 3 giải pháp đột phá trong công tác xây dựng Đảng mà Đại hội đã đề ra. Qua đó, nhận thức của các cấp ủy và cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, về công tác xây dựng Đảng được nâng lên, tăng cường sự đoàn kết thống nhất trong toàn Đảng bộ thành phố.

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ra chỉ thị chống né tránh, đùn đẩy trách nhiệm
Địa phương

Chủ tịch tỉnh Lâm Đồng ra chỉ thị chống né tránh, đùn đẩy trách nhiệm

Chủ tịch UBND tỉnh Lâm Đồng Trần Hồng Thái vừa ký ban hành chỉ thị về việc nâng cao vai trò, trách nhiệm, chất lượng, hiệu quả tham mưu, đề xuất giải quyết công việc của đơn vị, địa phương trên địa bàn tỉnh nhằm giải quyết dứt điểm các khó khăn, vướng mắc, nhiệm vụ tồn đọng.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn tổ chức Hội thi tìm hiểu về Luật Hôn nhân gia đình, kiến thức về tảo hôn, hôn nhân cận huyết thống năm 2023 tại Trường PTDTNT Chợ Đồn. ẢNH: N.HÀ
Địa phương

Bài 2: Kịp thời ngăn chặn tảo hôn, hôn nhân cận huyết

Thực hiện một số chính sách vùng đồng bào dân tộc thiểu số (DTTS) giai đoạn 2019 - 2024 trên địa bàn, các cấp ủy Đảng, chính quyền tỉnh Bắc Kạn luôn quan tâm xây dựng, phát huy vai trò người có uy tín; đẩy mạnh thực hiện Đề án “Giảm thiểu tình trạng tảo hôn và hôn nhân cận huyết thống trong vùng DTTS” giúp nhận thức của cán bộ, đảng viên, đồng bào DTTS vùng sâu, vùng xa được nâng lên; kịp thời ngăn chặn các trường hợp tảo hôn, hôn nhân cận huyết có thể xảy ra tại các địa bàn có nguy cơ cao.

Năm 2023, Đồng Nai cung ứng cho thị trường hơn 2 triệu tấn nông sản Ảnh: ITN
Địa phương

Để nông sản rộng đường xuất khẩu

Tỉnh Đồng Nai đã có nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, hợp tác xã, câu lạc bộ đăng ký nhãn hiệu hàng hóa và chỉ dẫn địa lý cho những loại trái cây, nông sản có ưu thế của địa phương. Như vậy sẽ bảo hộ sở hữu trí tuệ cho nông dân và tăng sức cạnh tranh cho nông sản, từ đó rộng đường xuất khẩu.

Nhằm tạo đầu ra ổn định, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã chủ động triển khai đa dạng nhiều kênh phân phối cho nông sản
Địa phương

Đa dạng hóa kênh phân phối nông sản

Nhằm tạo đầu ra ổn định cho nông sản, ngành nông nghiệp Đồng Nai đã chủ động triển khai đa dạng nhiều kênh phân phối như chợ truyền thống, các sàn thương mại điện tử cũng như đẩy mạnh xuất khẩu chính ngạch sang các thị trường khó tính.

Đồng Nai phát triển nhãn hiệu, nâng cao giá trị nông sản Ảnh: ITN
Địa phương

Phát triển nhãn hiệu, nâng cao giá trị nông sản

Nhằm hỗ trợ nông dân xây dựng thương hiệu và uy tín chất lượng nông sản, thời gian qua, Đồng Nai đã triển khai chương trình xây dựng nhãn hiệu hàng hóa cho những sản phẩm nông nghiệp và ứng dụng các đề tài khoa học phục vụ sản xuất.

Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình Bùi Văn Khánh
Địa phương

Mốc son về hạ tầng cho vùng cao Tây Bắc

Lễ khởi công Dự án cao tốc Hòa Bình - Mộc Châu (Km19+000 - Km53+000 đoạn qua tỉnh Hòa Bình) có chiều dài 34km, với tổng vốn đầu tư gần 10.000 tỷ đồng vừa được tổ chức long trọng tại xã Cao Sơn (huyện Đà Bắc, Hòa Bình). Sự kiện này không chỉ đánh dấu mốc son quan trọng trong phát triển hạ tầng của tỉnh Hòa Bình, mà còn được kỳ vọng sẽ tiếp thêm động lực, mở đường cho vùng Tây Bắc phát triển.

Ban Dân tộc tỉnh Bắc Kạn kiểm tra tuyến đường Cổ Linh - Nghiên Loan, huyện Pác Nặm
Địa phương

Bài 1: Tập trung vùng đặc biệt khó khăn, giải quyết vấn đề bức thiết

Với phương châm đầu tư có trọng tâm, trọng điểm, tập trung cho các xã, thôn đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn, giải quyết những vấn đề bức thiết, đến nay, có 4 chỉ tiêu đạt và vượt so với kế hoạch. Đó là: 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã đạt cấp 6 trở lên (đạt 106%); 95% thôn, bản có đường ô tô đến trung tâm được cứng hóa (đạt 118,7%); 92% thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng (đạt 104,5%); số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 98,5% kế hoạch…