Phát huy vai trò của đại biểu HĐND trong xây dựng chính quyền

Chia sẻ với các đại biểu dân cử tại Lớp tập huấn trực tuyến dành cho Đại biểu HĐND cấp huyện, cấp xã do Bộ Nội vụ tổ chức trong chuyên đề: “Chính quyền địa phương và đại biểu HĐND”, TS. Phan Văn Hùng, Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ cho biết, tập huấn không chỉ mang đến cho các học viên những nội dung quan trọng, hữu ích trong hoạt động dân cử mà còn đưa ra các giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt động của đại biểu HĐND trong xây dựng chính quyền.

Buổi học đã giúp các đại biểu nắm rõ về tổ chức chính quyền tại địa phương ở cấp huyện, xã, phường thị trấn cùng với các chức năng nhiệm vụ theo thẩm quyền. Ngoài ra, các đại biểu cũng được cung cấp các kiến thức cơ bản về quy trình vận hành của các tổ chức này theo Luật Tổ chức chính quyền địa phương. Theo đó, tất cả các bộ máy đều hoạt động dưới sự giám sát của nhân dân, HĐND hoạt động theo chế độ hội nghị và quyết định theo đa số....

Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ TS Phan Văn Hùng chia sẻ tại buổi học.
TS. Phan Văn Hùng - Vụ trưởng Vụ Chính quyền địa phương, Bộ Nội vụ chia sẻ tại buổi học

Ngoài ra, các đại biểu đã được nghe các nội dung về đổi mới hoạt động của chính quyền địa phương qua các thời kỳ. Trong xu thế phát triển kinh tế và đô thị hóa, số thành phố sẽ tăng lên, từ huyện có thể lên thị xã và có những huyện lên thành phố như huyện đảo Phú Quốc. Cấp xã và thị trấn cũng sẽ có xu hướng giảm và cấp phường sẽ tăng lên. Trong những năm vừa qua hoạt động đổi mới chính quyền địa phương đã được diễn ra thường xuyên, bảo đảm nguyên tắc tinh gọn, hiệu quả và phù hợp với xu thế phát triển, bảo đảm tối đa hiệu quả của quản lý đô thị.

Nói về các hạn chế, TS. Phan Văn Hùng cho rằng, không ít người chưa phân định được quyền hạn giữa các loại hình đơn vị hành chính giữa thành phố, nông thôn, đô thị, hải đảo... Đây cũng là một tồn tại mà Đảng, nhà nước cần có sự nghiên cứu kỹ càng để đưa ra các quy định phù hợp với xu thế phát triển, không gây vướng mắc cho quy trình quản lý.

TS. Phan Văn Hùng chia sẻ thêm, ở nhiệm kỳ vừa rồi nước ta đã chính thức mở đường cho việc đa dạng hóa tổ chức chính quyền địa phương.  Ví dụ, không tổ chức HĐND ở một số quận, phường thuộc nhiều thành phố (Hồ Chí Minh, Đà Nẵng, Hà Nội) do Quốc hội quy định. Những điều chỉnh này không những giúp tinh gọn bộ máy mà còn thêm các quyền hạn mới cho UBND và HĐND cấp quận và thành phố. TS. Phan Văn Hùng cũng cho rằng, tương lai không xa, Việt Nam sẽ xây dựng và hoàn thiện chính phủ số và bộ máy tinh gọn, hiệu quả sẽ phát huy tối đa hiệu quả trong quản lý và hoạt động.

Về phương thức hoạt động của HĐND cấp huyện, xã, TS. Phan Văn Hùng cho biết, quy trình hoạt động của HĐND sẽ thông qua các hoạt động của các tổ chức thuộc HĐND. Ví dụ như Thường trực HDND sẽ là cơ quan thực hiện những nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền và các quy định khác của pháp luật có liên quan; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND. Thành viên của Thường trực HĐND không thể đồng thời là thành viên của UBND cùng cấp.

Còn Ban của HĐND là cơ quan của HĐND, có nhiệm vụ thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án trước khi trình Hội đồng nhân dân, giám sát, kiến nghị về những vấn đề thuộc lĩnh vực Ban phụ trách; chịu trách nhiệm và báo cáo công tác trước HĐND.

Chia sẻ về chức năng, quyền hạn của đại biểu HĐND,  TS. Phan Văn Hùng chỉ rõ, đại biểu HĐND là người đại diện cho ý chí, nguyện vọng của Nhân dân địa phương, chịu trách nhiệm trước cử tri địa phương và trước HĐND về việc thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn đại biểu của mình.

Đại biểu cũng cần nắm chắc về quyền hạn, trách nhiệm trong hoạt động của HĐND. Đó là, trách nhiệm tham dự kỳ họp HĐND; tiếp xúc cử tri của đại biểu HĐND; trách nhiệm trong việc tiếp công dân, tiếp nhận và xử lý khiếu nại, tố cáo, kiến nghị của công dân; quyền chất vấn của đại biểu HĐND; quyền kiến nghị của đại biểu HĐND; quyền của đại biểu HĐND khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật; quyền của đại biểu HĐND dân trong việc yêu cầu cung cấp thông tin và cuối cùng là quyền miễn trừ của đại biểu HĐND. Ngoài ra, đại biểu HĐND cần bình đẳng trong thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ thuộc quyền hạn của HĐND.

Có thể nói, các quyền hạn này có phạm vi tương đối rộng nhưng được quy định rất rõ ràng trong luật; tạo hành lang pháp lý tương đối tốt, giúp các tổ, các ban của HĐND cấp huyện, cấp xã đi vào hoạt động ngày một hiệu quả.

Các địa phương tham gia lớp học bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến.
Các địa phương tham gia lớp học bồi dưỡng theo hình thức trực tuyến

Tuy nhiên, hoạt động của đại biểu vẫn gặp nhiều khó khăn khi số lượng biên chế ở HĐND tương đối ít trong khi công việc lại nhiều. Chế độ chính sách chưa đầy đủ và chưa rõ ràng đối với các đại biểu. Phụ cấp cho đại biểu không chuyên trách tương đối thấp, quy định về quyền hạn chức năng chưa rõ ràng... là một ví dụ.

Ngoài ra, theo TS. Phan Văn Hùng, các đại biểu HĐND cũng nâng cao năng lực của chính mình để đáp ứng được xu thế phát triển, đặc biệt là sử dụng và nắm được công nghệ số nhằm đáp ứng nhu cầu của thời đại và đặc biệt sẵn sàng cho việc xây dựng chính phủ điện tử giúp nâng cao hiệu quả quản lý tại cấp địa phương.

Ông Hùng cho rằng, Đảng và nhà nước cần tiếp tục sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã sao cho phù hợp với sự phát triển của từng địa phương. Các tổ chức này cần phải được sắp xếp theo tinh thần tinh gọn, chuyên nghiệp, hiện đại, hiệu lực, hiệu quả, phù hợp với thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa. Các tổ chức này cũng cần liêm chính, tận tụy phục vụ nhận dân xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cấp chính quyền để thực hiện phân quyền, phân cấp hợp lý.

Cùng với đó, cần hình thành mô hình tổ chức liên kết vùng để các địa phương hỗ trợ nhau. Đây là vấn đề mới trong công tác đại biểu và hoạt động của HĐND, nếu làm được điều này sẽ giúp lan tỏa các phương pháp hay trong hoạt động của HĐND, giúp lan tỏa các mô hình hay trong quản lý chính quyền và hoạt động của HĐND.

Chuyển động

Nghệ An: Phân bổ 1.147.053 triệu đồng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025
Trên đường phát triển

Nghệ An: Phân bổ 1.147.053 triệu đồng thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025

Tại Kỳ họp thứ 25, HĐND tỉnh Khóa XVIII tỉnh Nghệ An đã thông qua kế hoạch vốn đầu tư phát triển nguồn ngân sách Trung ương để thực hiện 3 Chương trình mục tiêu quốc gia năm 2025 trên địa bàn tỉnh. Theo đó, tổng nguồn vốn đầu tư phát triển năm 2025 được phân bổ cho 3 Chương trình mục tiêu quốc gia là 1.147.053 triệu đồng.

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tăng cường chất vấn, giải trình, đối thoại
Chuyển động

Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai tăng cường chất vấn, giải trình, đối thoại

Các phiên giải trình, chất vấn và trả lời chất vấn giữa 2 kỳ họp sôi động, các nghị tiếp xúc, đối thoại với cán bộ lãnh đạo, quản lý và viên chức ngành giáo dục, lực lượng kiểm lâm và chuyên trách quản lý bảo vệ rừng về những vấn đề bức thiết… những nội dung sôi động này là minh chứng thiết thực cho tinh thần chủ động, trách nhiệm của Thường trực HĐND tỉnh Gia Lai năm 2024.

Nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng
Chuyển động

Nỗ lực thực hiện mục tiêu tăng trưởng

Với tinh thần dân chủ, thẳng thắn, phiên thảo luận tại Kỳ họp thứ 22, HĐND tỉnh Ninh Thuận khóa XI đã diễn ra chất lượng, hiệu quả. Những vấn đề được các đại biểu HĐND tỉnh đặt ra là những nội dung hết sức cấp thiết, được đông đảo cử tri, Nhân dân đặc biệt quan tâm, đòi hỏi chính quyền các cấp cần xem xét tập trung lãnh đạo, chỉ đạo trong thời gian tới nhằm bảo đảm thực hiện hiệu quả các mục tiêu tăng trưởng đã đề ra.

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của các Ban HĐND tỉnh Bình Dương
Chuyển động

Nhiều kiến nghị thiết thực qua giám sát của các Ban HĐND tỉnh Bình Dương

Theo ghi nhận của Thường trực HĐND tỉnh Bình Dương, năm 2024, các Ban HĐND tỉnh đã linh hoạt, chủ động triển khai thực hiện nhiệm vụ. Bên cạnh tham mưu triển khai các hoạt động giám sát chuyên đề của HĐND và Thường trực HĐND tỉnh, trong năm 2024, các Ban HĐND tỉnh đã triển khai hiệu quả nhiều nội dung giám sát chuyên đề với những kiến nghị thiết thực.

Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội khảo sát công tác triển khai nhiệm vụ năm học 2024 - 2025 tại huyện Phú Xuyên
Chuyển động

Lựa chọn vấn đề cử tri quan tâm để tổ chức giải trình, giám sát

Với việc đổi mới mạnh mẽ về công tác chỉ đạo, hoạt động; trong đó, quán triệt chủ đề công tác năm của thành phố là “Kỷ cương, trách nhiệm, hành động, sáng tạo, phát triển", trong năm 2024, Ban Văn hóa - Xã hội HĐND thành phố Hà Nội đã hoàn thành tốt các nhiệm vụ theo kế hoạch đề ra. Đáng chú ý, chất lượng hoạt động giám sát, khảo sát của Ban ngày càng đi vào thực chất, được cử tri và các đại biểu HĐND thành phố ghi nhận, đánh giá cao.

HĐND thành phố đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế Thủ đô từ đầu nhiệm kỳ đến nay
Chuyển động

Quyết liệt, đột phá để hoàn thành các chỉ tiêu nhiệm kỳ

Qua giám sát, HĐND thành phố Hà Nội đánh giá việc thực hiện các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế Thủ đô từ đầu nhiệm kỳ tới nay còn nhiều tồn tại, khó khăn với 12 chỉ tiêu khó hoàn thành. Việc này đòi hỏi thành phố cần có các giải pháp, biện pháp quyết liệt, mang tính đột phá mới có thể hoàn thành các chỉ tiêu ở mức cao nhất.

Các đại biểu bấm nút thông qua nghị quyết tại kỳ họp
Chuyển động

Quyết nghị nhiều nội dung quan trọng tại kỳ họp chuyên đề

Thực hiện quy định của pháp luật và để đáp ứng yêu cầu thực tiễn của Thủ đô, trong năm 2024, HĐND thành phố đã tổ chức 6 kỳ họp (trong đó, có 4 kỳ họp chuyên đề); quyết nghị nhiều nội dung quan trọng, cấp thiết, có tác động sâu rộng đến hiệu lực, hiệu quả của các cấp chính quyền, các cơ chế chính sách, biện pháp bảo đảm thực hiện các nhiệm vụ phát triển của Thủ đô. Qua đó, khẳng định rõ nét vai trò, vị thế của cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương.

Gia Lai: Thêm chính sách hỗ trợ cán bộ dôi dư sau sắp xếp
Hội đồng nhân dân

Gia Lai: Thêm chính sách hỗ trợ cán bộ dôi dư sau sắp xếp

Chính sách đối với cán bộ dôi dư sau sắp xếp là một trong những nội dung quan trọng được xem xét tại Kỳ họp thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai Khóa XII. Trên cơ sở thảo luận kỹ lưỡng, HĐND tỉnh đã thông qua Nghị quyết quy định chính sách hỗ trợ đối với cán bộ, công chức, viên chức và người hoạt động không chuyên trách dôi dư do sắp xếp đơn vị hành chính cấp xã giai đoạn 2023 - 2025 trên địa bàn tỉnh.

HĐND tỉnh thông qua Nghị quyết về việc quyết định kế hoạch đầu tư công năm 2025 nguồn ngân sách địa phương, các Chương trình mục tiêu quốc gia và thông qua phương án phân bổ vốn năm 2025 nguồn ngân sách trung ương. Ảnh minh họa
Hội đồng nhân dân

Quyết định kế hoạch đầu tư công nguồn ngân sách địa phương 2.624.532,36 triệu đồng

Tại Kỳ họp thứ thứ 24, HĐND tỉnh Gia Lai Khóa XII, HĐND tỉnh đã thông qua nhiều nghị quyết quan trọng. Trong đó, HĐND tỉnh đã quyết nghị thông qua Nghị quyết về việc quyết định kế hoạch đầu tư công năm 2025 nguồn ngân sách địa phương, các Chương trình mục tiêu quốc gia và thông qua phương án phân bổ vốn năm 2025 nguồn ngân sách trung ương.

Chủ tịch HĐND thành phố Hà Nội phát biểu bế mạc kỳ họp
Chuyển động

Sắp xếp, hoàn thiện tổ chức, bộ máy tinh gọn, mạnh, hiệu quả

Ngay sau khi kết thúc Kỳ họp thứ 20, HĐND thành phố Hà Nội Khóa XVI, Phó Bí thư Thành ủy, Chủ tịch HĐND thành phố Nguyễn Ngọc Tuấn đề nghị, UBND thành phố, các cấp, ngành, đơn vị, địa phương chủ động tổ chức triển khai đồng bộ, kịp thời để các nghị quyết của HĐND thành phố đi vào cuộc sống, phát huy hiệu quả.

Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh phát biểu tại kỳ họp.
Chuyển động

Hành động quyết liệt để cải thiện môi trường Thủ đô

Phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề đại biểu và cử tri quan tâm, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội Trần Sỹ Thanh nhấn mạnh, trong năm 2025, thành phố quyết tâm cải thiện môi trường với nhiều hành động quyết liệt, cụ thể. Đặc biệt, sẽ có cơ chế phối hợp với doanh nghiệp sản xuất hỗ trợ người dân đổi xe cơ giới chạy bằng xăng sang điện để bảo vệ môi trường.