Phát huy vai trò của Bảo hiểm tiền gửi Việt Nam đối với hệ thống quỹ tín dụng nhân dân

Bảo hiểm Tiền gửi Việt Nam (BHTGVN) là một định chế tài chính không thể thiếu trong quá trình phát triển an toàn và bền vững của hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Ngay từ khi thành lập đến nay, BHTGVN đã thể hiện rõ vai trò và sứ mệnh của mình nhằm góp phần tăng cường sự hiểu biết và tin cậy của công chúng đối với các TCTD, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, tạo thuận lợi cho hệ thống các TCTD phát triển lành mạnh và an toàn, tăng nguồn lực cho đầu tư phát triển, góp phần thúc đẩy nền kinh tế đất nước phát triển bền vững.

Đến nay, sau 25 năm xây dựng và phát triển, BHTGVN đang bảo vệ cho hơn 123 triệu lượt người gửi tiền tại 1.278 tổ chức tham gia BHTG (trong đó có 1.177 Quỹ tín dụng nhân dân) thông qua việc triển khai các nghiệp vụ về BHTG như: Giám sát, kiểm tra việc thực hiện các quy định về BHTG; tham gia tái cơ cấu các TCTD yếu kém; tham gia vào quá trình kiểm soát đặc biệt đối với tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam (NHNN); tham gia quản lý, thanh lý tài sản của tổ chức tham gia BHTG theo quy định của Chính phủ; chi trả BHTG cho người tiền theo quy định; quản lý, thu phí BHTG; đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi để nâng cao năng lực tài chính của tổ chức BHTG; tuyên truyền chính sách BHTG để củng cố niềm tin người gửi tiền…

anh-7.jpg
BHTGVN đã thể hiện rõ vai trò và sứ mệnh của mình trong việc bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền. Ảnh: BHTG

Đối với hệ thống Quỹ tín dụng nhân dân (QTDND), BHTGVN đã thực hiện chi trả bảo hiểm tiền gửi kịp thời, đúng quy định cho 1.793 người gửi tiền tại 39 QTDND bị giải thể; qua đó góp phần tạo lập niềm tin của người dân, ổn định trật tự xã hội tại địa phương và ngăn ngừa rủi ro tiềm ẩn lan truyền đến các QTDND hoạt động lành mạnh khác.

Không chỉ bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, BHTGVN và Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam còn tham gia hiệu quả trong quá trình tái cơ cấu các QTDND theo chỉ đạo của NHNN như: Tham gia đề án tái cơ cấu QTDND; cử nhân sự khi được NHNN yêu cầu để đảm nhiệm chức danh Chủ tịch Hội đồng quản trị; Trưởng Ban kiểm soát; Giám đốc, Phó giám đốc và các chức danh tương đương đối với các QTDND được kiểm soát đặc biệt theo đề nghị của một số Ngân hàng Nhà nước Chi nhánh tỉnh, thành phố…

Sau một thời gian, việc tái cơ cấu đã mang lại kết quả tích cực, đã góp phần đưa được một số QTDND yếu kém khắc phục trở lại hoạt động bình thường. Đặc biệt, BHTGVN và Ngân hàng hợp tác xã Việt Nam còn được NHNN Việt Nam giao nhiệm vụ triển khai công tác kiểm tra QTDND theo kế hoạch định kỳ hàng năm của NHNN; qua đó tham mưu, đề xuất NHNN có giải pháp giúp các QTDND hoạt động an toàn và hiệu quả hơn.

Với những quy định hiện nay, BHTG vẫn còn bị hạn chế một số mặt như: (i) Việc thu phí bảo hiểm vẫn được tính đồng hạng trên cơ sở tính phí BHTG là toàn bộ số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG, chưa tính theo mức độ rủi ro của tổ chức tham gia BHTG; (ii) Hiện nay, BHTG mới chỉ thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm khi Ngân hàng Nhà nước có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt mà tổ chức tham gia BHTG vẫn lâm vào tình trạng phá sản… Tuy nhiên, BHTG chưa được thực hiện việc cho vay đặc biệt để hỗ trợ các TCTD khi gặp khó khăn.

Ghi nhận cùng những thành tựu trên, thực tiễn hoạt động hiện nay của các TCTD nói chung và hệ thống QTDND nói riêng cũng đang đặt ra những vấn đề cần được BHTG nhìn nhận với tầm nhìn dài hơn trong bối cảnh kinh tế - xã hội đã không ngừng được nâng cao về mọi mặt; quy mô hoạt động của các TCTD phát triển mạnh mẽ hơn trước rất nhiều, hành trình chuyển số đã phát triển rất mạnh và thâm nhập sâu vào các ngành, các lĩnh vực, đặc biệt là ngành Ngân hàng. Trước yêu cầu phát triển trong tình hình mới, hệ thống QTDND mong đợi sự đổi mới của BHTGVN trên một số nội dung sau:

Một là, về mức chi trả BHTG đối với QTDND: tại Khoản 3 Điều 188 Luật các TCTD năm 2024 đã quy định:

"Ban kiểm soát đặc biệt có trách nhiệm phối hợp với QTDND được kiểm soát đặc biệt, tổ chức BHTG và ngân hàng hợp tác xã xây dựng phương án phá sản QTDND được kiểm soát đặc biệt và đề xuất NHNN trình Thủ tướng Chính phủ quyết định hạn mức chi trả BHTG cho người gửi tiền, tối đa bằng số tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm tại QTDND".

Do vậy, cần nghiên cứu sửa đổi Luật BHTG để BHTGVN có thể đáp ứng được việc chi trả BHTG với hạn mức tối đa bằng số tiền gửi của cá nhân được bảo hiểm tại QTDND trong trường hợp được NHNN trình Thủ tướng Chính phủ quyết định cho phù hợp với quy định tại Khoản 3 Điều 188 Luật Các TCTD năm 2024 đã nêu trên nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền.

Hai là, về thực hiện nghĩa vụ chi trả BHTG: theo quy định tại Điều 22 Luật Bảo hiểm tiền gửi số 06/2012/QH13 thì "Nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm phát sinh kể từ thời điểm NHNN có văn bản chấm dứt kiểm soát đặc biệt… hoặc NHNN có văn bản xác định chi nhánh ngân hàng nước ngoài là tổ chức tham gia BHTG mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền".

Hướng sửa Luật BHTG nên bổ sung thêm các tổ chức tham gia BHTG (trong đó có QTDND) cũng được BHTGVN thực hiện nghĩa vụ trả tiền bảo hiểm khi được NHNN có văn bản xác định là tổ chức tham gia BHTG mất khả năng chi trả tiền gửi cho người gửi tiền.

Ngoài ra, cũng cần bổ sung nội dung về sửa đổi Luật BHTG để BHTG được cho vay đặc biệt đối với ngân hàng thương mại, Ngân hàng hợp tác xã, QTDND, tổ chức tài chính vi mô (như quy định tại Khoản 2 Điều 191 của Luật Các TCTD năm 2024).

Ba là, BHTGVN tham gia tái cơ cấu tổ chức tham gia BHTG yếu kém: Tại Quyết định số 1660/QĐ-TTg ngày 30.12.2022 của Thủ tướng Chính phủ "Về việc phê duyệt Chiến lược phát triển BHTG đến năm 2025, định hướng đến 2030" đã nêu rõ: "Tăng cường vai trò của tổ chức BHTG trong quá trình tham gia tái cơ cấu các tổ chức tham gia BHTG yếu kém gắn với xử lý nợ xấu".

Do vậy, không chỉ tham gia vào đề án tái cơ cấu của TCTD yếu kém, BHTGVN cần nghiên cứu hình thành nguồn vốn cho vay đặc biệt từ việc trích lập một phần từ nguồn thu hoạt động đầu tư nguồn vốn tạm thời nhàn rỗi của BHTG để có nguồn lực tham gia quá trình tái cơ cấu các tổ chức tham gia BHTG yếu kém khi được Chính phủ và NHNN yêu cầu.

Bốn là, về nộp phí BHTG: Về nguyên tắc, mức phí BHTG phải thể hiện rõ được trách nhiệm của tổ chức tham gia BHTG đối với người gửi tiền. Hiện nay, cơ sở tính phí BHTG là toàn bộ số dư tiền gửi bình quân của các loại tiền gửi được bảo hiểm tại tổ chức tham gia BHTG. Điều này chưa bảo đảm tính công bằng giữa các tổ chức tham gia BHTG. Trong khi đó, Quỹ bảo đảm an toàn hệ thống QTDND (Quỹ bảo toàn) đã được thành lập theo quy định của Nhà nước để cho vay QTDND gặp khó khăn về tài chính, khó khăn chi trả nhằm giúp QTDND có thể khắc phục trở lại hoạt động bình thường.

Như vậy, trước khi phải nhờ đến sự hỗ trợ của BHTG, hệ thống QTDND đã có sẵn một hệ thống phòng thủ nhằm ngăn ngừa rủi ro để bảo vệ tiền gửi của thành viên và người dân gửi tiền tại QTDND. Do vậy, BHTGVN cần xem xét áp dụng mức thu phí phù hợp hơn đối với tổ chức tham gia BHTG đã có hệ thống phòng ngừa rủi ro là Quỹ bảo toàn của hệ thống QTDND. Điều này sẽ giúp giảm bớt khó khăn tài chính khi QTDND phải vừa nộp phí BHTG, vừa nộp phí Quỹ bảo toàn. Với chính sách như vậy sẽ tạo cho tổ chức tham gia BHTG có ý thức hơn để tự bảo vệ mình trước những rủi ro có liên quan đến hoạt động.

Năm là, về cảnh báo sớm và nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền: BHTGVN có nhiều thuận lợi trong tiếp nhận thông tin từ cơ quan quản lý Nhà nước, các TCTD tham gia BHTG để phân tích diễn biến thực tế hoạt động ngân hàng và những nguy cơ tiềm ẩn, từ đó thường xuyên có văn bản khuyến nghị, cảnh báo sớm để các tổ chức tham gia BHTG có biện pháp phòng tránh rủi ro kịp thời. Mặt khác, BHTGVN cũng cần nâng cao hiệu quả công tác truyền thông để nâng cao sự hiểu biết về chính sách BHTG đối với người gửi tiền.

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, việc hoàn thiện môi trường pháp lý và đổi mới về mô hình BHTG sẽ thúc đẩy bảo vệ đầy đủ quyền và lợi ích hợp pháp của người gửi tiền, nâng cao hiệu quả hoạt động của BHTGVN; đồng thời, tạo môi trường tích cực cho sự phát triển bền vững của hệ thống các TCTD.

Kinh tế

Ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia - đặc quyền dành riêng cho các cư dân “đảo tỷ phú”
Bất động sản

Ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia - đặc quyền dành riêng cho các cư dân “đảo tỷ phú”

Cuối tuần qua, “đảo tỷ phú” Vũ Yên, Hải Phòng thêm sôi động với sự kiện ra mắt Câu lạc bộ Hoàng Gia. Nhiều đặc quyền dành riêng cho cư dân tiên phong được công bố tiếp tục khẳng định vị thế của Vinhomes Royal Island - chốn sống đẳng cấp hàng đầu dành cho giới tinh hoa.

Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle
Doanh nghiệp

Techcombank nhận giải thưởng Sáng tạo xuất sắc từ Oracle

Vừa qua tại Hà Nội, Ngân hàng TMCP Kỹ thương Việt Nam (Techcombank) đã trở thành ngân hàng duy nhất tại khu vực Đông Nam Á nhận giải thưởng Đổi mới xuất sắc – Innovation Excellence Award dành cho hệ thống AML phòng chống rửa tiền từ Oracle. Đây là giải thưởng thường niên có tính chọn lọc cao của Oracle với các tiêu chí được lựa chọn rất kĩ lưỡng và khắt khe.

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029
Tài chính

BIDV và VRG hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029

Ngày 18.11, tại TP. Hồ Chí Minh, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) và Tập đoàn Công nghiệp Cao su Việt Nam (VRG) tổ chức Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác toàn diện giai đoạn 2024 - 2029, đánh dấu bước phát triển quan trọng trong mối quan hệ giữa 2 đơn vị.

BIDV khẳng định vị thế doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
Tài chính

BIDV khẳng định vị thế doanh nghiệp có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam

Ngày 19.11.2024, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV) đã được vinh danh "Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024" với vị trí top đầu trong bảng xếp hạng. Giải thưởng đã khẳng định vị thế của định chế tài chính lớn nhất, một doanh nghiệp có môi trường làm việc hàng đầu tại Việt Nam.

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan
Thị trường

Kho lạnh NECS chính thức mở rộng dịch vụ kho lạnh ngoại quan

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và sự phát triển mạnh mẽ của thương mại quốc tế, việc tối ưu hóa quy trình xuất nhập khẩu trở thành yếu tố then chốt để nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp. Kho lạnh NECS tự hào công bố việc đưa dịch vụ Kho lạnh ngoại quan chính thức đi vào hoạt động, đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong việc góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động logistics cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tại Việt Nam.

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024
Doanh nghiệp

SeABank dẫn đầu Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (Midcap) tại VLCA 2024

Ngày 16.11.2024, trong khuôn khổ Lễ trao giải “Cuộc bình chọn Doanh nghiệp niêm yết 2024” (VLCA 2024) nhằm tôn vinh các doanh nghiệp niêm yết xuất sắc nhất, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) tự hào được xếp hạng đầu tiên trong Top 10 doanh nghiệp Quản trị công ty tốt nhất (nhóm vốn hóa vừa - Midcap). Cùng với đó, Ngân hàng cũng được vinh danh trong Top 10 Báo cáo thường niên nhóm ngành Tài chính.

Công ty CP đầu tư xây dựng du lịch và thương mại Thẩm Gia cùng liên danh trúng gói thầu hơn 34 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 34 triệu đồng
Doanh nghiệp

Công ty CP đầu tư xây dựng du lịch và thương mại Thẩm Gia cùng liên danh trúng gói thầu hơn 34 tỷ đồng, tiết kiệm cho ngân sách 34 triệu đồng

Từ năm 2019 đến nay, Công ty cổ phần đầu tư xây dựng du lịch và thương mại Thẩm Gia là nhà thầu thường xuyên trúng các gói thầu trên địa bàn huyện Vân Đồn (tỉnh Quảng Ninh). Điều đáng nói, nhiều gói thầu của doanh nghiệp này có kết quả tiết kiệm cho ngân sách nhà nước ở mức thấp.

Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng tại bảng xếp hạng nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024
Doanh nghiệp

Tập đoàn Stavian nhận cú đúp giải thưởng tại bảng xếp hạng nơi làm việc tốt nhất Việt Nam 2024

Tập đoàn Stavian tự hào với thành tích vượt trội trong Bảng xếp hạng Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam, thể hiện sự tăng trưởng và phát triển bền vững khi xếp hạng 07 trong Top 10 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam ngành sản xuất/ chế biến, chế tạo công nghiệp và xếp hạng thứ 29 trong Top 100 Nơi làm việc tốt nhất Việt Nam - Hạng mục Doanh nghiệp vừa năm 2024.

Cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện để thực hiện quy định khấu trừ, nộp thuế thay người bán trên sàn thương mại điện tử
Kinh tế

Cân nhắc kỹ lưỡng các điều kiện để thực hiện quy định khấu trừ, nộp thuế thay người bán trên sàn thương mại điện tử

Góp ý vào Khoản 4, Điều 6 dự thảo Luật Quản lý thuế (sửa đổi) đang được Quốc hội cho ý kiến tại Kỳ họp thứ Tám, Hiệp hội Thương mại điện tử Việt Nam (VECOM) kiến nghị về tính khả thi, các rủi ro pháp lý và tài chính đối với các sàn thương mại điện tử (TMĐT) trong nước, cũng như nguy cơ tạo ra sự bất bình đẳng về cạnh tranh giữa các sàn TMĐT trong nước với các sàn TMĐT xuyên biên giới khiến các hộ, cá nhân kinh doanh trong nước gặp nhiều bất lợi.

Ảnh minh họa.
Kinh tế

Triển khai CCP giúp Việt Nam tiến gần thông lệ quốc tế

Luật Chứng khoán đang được sửa đổi theo hướng bổ sung quy định về triển khai hoạt động bù trừ và thanh toán giao dịch chứng khoán theo cơ chế đối tác bù trừ trung tâm (CCP). Nếu được thông qua, điều này sẽ giúp Việt Nam tiến gần hơn với thông lệ quốc tế.

Ngành dệt may, da giày: Nỗ lực thực hiện xanh hóa sản xuất, đồng thời tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu
Kinh tế

Ngành dệt may, da giày: Nỗ lực thực hiện xanh hóa sản xuất, đồng thời tự chủ nguồn cung nguyên phụ liệu

Theo nhìn nhận, đánh giá của một số chuyên gia chuỗi giá trị dệt may, da giày hiện đã tham gia sâu rộng vào trong chuỗi giá trị toàn cầu. Phần lớn các sản phẩm dệt may Việt Nam đã xuất khẩu đến hơn 100 thị trường và chính là sức ép mà doanh nghiệp đang gặp phải.

Giải bài toán về vốn cho công nghiệp hỗ trợ
Kinh tế

Giải bài toán về vốn cho công nghiệp hỗ trợ

Để đẩy mạnh đầu tư, cải thiện năng lực cạnh tranh và tham gia sâu chuỗi cung ứng, các doanh nghiệp lĩnh vực công nghiệp rất cần nguồn vốn mồi. TP. Hồ Chí Minh đang có chính sách cho các doanh nghiệp công nghiệp trọng yếu, công nghiệp hỗ trợ vay vốn ưu đãi 50% hoặc 100% lãi suất. Số vốn có thể vay cho mỗi dự án lên đến 200 tỉ đồng.